Tác phẩm Xuôi dòng của Nguyễn Văn Dũng
Mới đầu chỉ là chụp “chơi” cho đám cưới, đám giỗ quanh vùng quê anh. Cứ vậy, hơn 5 năm làm phó nháy dịch vụ, anh tích luỹ không ít “mánh” nghệ thuật. Chơi với những tay nghề đi trước như Võ Đông Bảy, Phạm Văn Tý (cùng là những đồng nghiệp sư phạm), anh say dần. Lạng lẽ “chơi cho vui”, anh tìm đọc sách vở để biết cách nhận ra cái lõi của vẻ đẹp cuộc sống. Năm 1984, thử tay nghề nghệ thuật bằng cuộc thi do Hội Phu nữ TP.HCM tổ chức, anh được giải “dự bị khuyến khích”. Liền những năm sau đó, đều đạn tham gia các cuộc thi thường thường bậc trung của Tỉnh, Khu vực, Quận 5 TP.HCM… vẫn chỉ ở mức chọn treo, nhưng cũng đủ điểm kết nạp vào Hội viên Phân hội Nhiếp ảnh BTT (cũ). Vẫn chỉ để “chơi cho vui”, nhưng máu nghệ thuật đã lấn át “niêu cơm dịch vụ”. Những cuốn phim tiếp tục bị “đốt” sau các cuộc “chơi”!. Thu nhập của dịch vụ cứ bị teo. Nửa kia cuộc đời của anh ca thán. Thiếu đi chỗ dựa ở “hậu phương lớn”, nghị lực lắm anh mới cân bằng được trách nhiệm gia đình và lòng say mê. Anh bảo, cuộc đời khắc nghiệt vậy thì người vợ nào cũng phải vậy thôi. (nguồn: TCSH số 156 - 02 - 2002)
|
HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ (1945 - 2015)
NGUYỄN KHOA QUẢ
Tôi xin viết ra đây cảm nghĩ của mình sau 40 năm làm nghệ thuật với hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế từ năm 1975 đến nay.
(SHO).Đã hơn 20 năm đứng trên bục giảng là một nhà giáo hết mực yêu thương học trò và tâm huyết với nghề. Người thầy ấy còn là một Nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn cần mẫn và tinh tế ghi lại những khoảnh khắc bất chợt của cuộc sống, những con người chỉ vô tình bắt gặp trong cõi nhân gian. Bằng tình yêu, sự đam mê và lòng nhiệt huyết với nghệ thuật nhiếp ảnh, đến nay, thầy giáo Nguyễn Xuân Hữu Tâm đã là chủ nhân của hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - Những góc nhìn mới” do Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức vừa qua một lần nữa cho thấy đề tài về Huế là cảm nguồn bất tận. Mục đích cuộc thi là tìm kiếm, phát hiện ra những góc nhìn nghệ thuật mới về Huế, tạo nên một hình ảnh Huế đẹp, mới lạ so với những tác phẩm đã thành danh trước đây. Đồng thời, cuộc thi cũng góp phần quảng bá hình ảnh cố đô Huế qua ống kính nhiếp ảnh hướng đến Năm Du lịch 2012.
NHỤY NGUYÊN
Trong số 12 nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam được phong tước hiệu FIAP năm 2010, Phạm Bá Thịnh được xếp đầu với tước hiệu Nghệ sĩ xuất sắc hạng Bạc (E.FIAP/s).
ĐỒNG MINH ĐỐNG (Nhân kỷ niệm 140 năm khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường)Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, một số nhà nhiếp ảnh ở Huế đã tìm đến với nhau, lập ra một nhóm chơi ảnh nghệ thuật. Lúc bấy giờ tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, người chơi ảnh còn hạn chế nên người chụp ảnh cũng không nhiều.
NGUYỄN THANH TÚTôi tình cờ quen Phạm Văn Tý vào những năm đầu của thập kỷ 90. Dạo ấy Bình Trị Thiên chia tỉnh, đáng lẽ tôi phải theo cơ quan ra Quảng Bình (quê tôi) công tác. Nhưng do hoàn cảnh gia đình và đặc biệt tôi đang theo học đại học ở Huế nên đành phải ở lại, chấp nhận thất nghiệp không có việc làm!
Hôm nay, cùng với bà con thân quyến nghệ sĩ lão thành Nguyễn Khoa Lợi, các nghệ sĩ nhiếp ảnh và những người hoạt động Văn học Nghệ thuật ở Thừa Thiên-Huế họp mặt tại căn nhà phố Hàn Thuyên - nơi từng in dấu chân nhiều thế hệ nhiếp ảnh Huế, để tiễn đưa nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Khoa Lợi (NSNANKL) đến nơi an nghỉ cuối cùng với lòng tiếc thương vô hạn.