Với Anne Quesemand

09:10 15/04/2021

HÀ KHÁNH LINH

Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.

Vợ chồng Anne Quesemand và Laurent Berman trong cuộc phỏng vấn ở Nhà hát Bretelles dịp Festival Avignon 2017 - Ảnh: internet

Một phụ nữ Pháp xuất hiện, và tôi chợt linh cảm đấy là Anne Quesemand tác giả kịch bản văn học "Cuộc đời của André Colin" đã đăng trên Sông Hương số 38.

Kịch bản văn học "Cuộc đời của André Colin" - Ảnh: theatreabretelles.fr

Anne Quesemand - thạc sĩ văn học cổ điển, nhà soạn kịch, tác giả của nhiều kịch bản phim ngắn, vừa là diễn viên. Laurent Berman là bạn diễn ăn ý nhất của Anne Quesemand đồng thời là người bạn đời thân quý nhất của chị. Họ có một con trai nhỏ, và trong Festival, "Gặp gỡ tại Huế 92" cả gia đình họ diễn kịch tại nhà Hữu Vu trong Đại Nội.

Chưa một lần gặp nhau trước đó mà nay chợt trông thấy tôi đã khẳng định đấy là Anne Quesemand. Cái gì đã làm nên điều đó? Há chẳng phải "Văn" đã làm cho con người ta nhận diện ra "Người" đó sao? Điều này tôi đã nói với Anne Quesemand ngày hôm sau - trong lúc dùng cơm trưa với vợ chồng chị. Chị nói chị rất thú vị khi thưởng thức các loại hình nghệ thuật của Việt Nam nói chung, và của Huế nói riêng trong Festival, đặc biệt là những tiết mục kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa cổ truyền và hiện đại. Chị quan tâm nhiều đến đời thường của dân chúng. Anne Quesemand nói chị thấy phố phường Việt Nam nay đầy ắp hàng hóa, dân tình vui vẻ hơn cách đây ba năm chị đến. Và đặc biệt những người bạn Việt Nam đã tự do mời vợ chồng chị về nhà riêng chơi...

Chị hỏi về những đề tài mà các nhà văn Việt Nam đang quan tâm, về đời sống văn học tại Huế... Anne Quesemand ngạc nhiên và thú vị khi biết rằng phần lớn con trai Huế làm thơ và con gái Huế viết văn xuôi - cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Chị muốn biết giữa các trí thức của miền Nam Việt Nam trước 1975 và những trí thức kháng chiến có khoảng cách nào không? Tôi trả lời rằng nói trí thức tức là nói đến văn nghệ sĩ và những nhà khoa học. Những người mang nặng thành kiến và đố kỵ thì không bao giờ làm khoa học được - vì khoa học là tài sản của loài người. Còn văn học nghệ thuật thì không có biên giới. Những người cầm bút của hai miền Nam-Bắc, của các giai đoạn lịch sử của đất nước đã tự tìm đến nhau, và chưa bao giờ họ sực nhớ ra giữa họ có một khoảng cách nào cả. Chúng tôi đã sống với nhau như thế (...).

H.K.L
(TCSH49/05&6-1992)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ THỊ Ý NHI

    Ở Huế, có những buổi sáng cứ thích nằm nghe tiếng con nít rủ nhau đến trường ríu rít như chim. Bình yên đến lạ! Thành phố nhỏ bé, nhịp sống không vội vàng, những con đường hiền lành, êm ả trẻ con dễ dàng đi bộ.

  • Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)

    PHẠM THUẬN THÀNH

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).

  • BÙI KIM CHI   

    Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái tên nghe là lạ Ngọ Phạn Điếm. Càng lạ và đặc biệt hơn nữa, Ngọ Phạn Điếm chỉ đón khách vào ăn một bữa trưa (demi-pension) trong ngày là học sinh của Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế mà thôi.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG 
                       Bút ký 

    KỶ NIỆM 20 NĂM CƠN LŨ LỊCH SỬ 1999

  • NGUYỄN DƯ  

    Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm!
    Nghe đồn như vậy. Ít ra cũng được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy bái tổ.

  • PHI TÂN  

    Hồi trước, khi làng xã tôi còn đoàn đội tập thể hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì đàn trâu ở làng cũng của hợp tác luôn. Trâu được các hộ xã viên nhận về nuôi để ăn chia công điểm. Nhà mô có nuôi trâu thì con cháu trong nhà phải nghỉ học sớm để chăn trâu hàng ngày.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY   

    Ngày thơ ấu tôi đã bao lần ngủ ngon giấc trong lời ầu ơ của mẹ:

  • Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm Ngày mất của Người (02/09)

    HỒ NGỌC DIỆP

  • Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019) 

    PHẠM HỮU THU

  • DƯƠNG PHƯỚC THU    

    Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Hội An, nơi xưa kia thường gọi là Faifô (vì làng này ở gần cửa Đại An nên quen gọi Hải Phố mà ra thế) nay Hội An đã lên cấp là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam; quê nội Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

    Dáng thế của đồi Hà Khê như một con linh thú vừa tách khỏi đất mẹ, rời tổ uống mấy ngụm nước bên bờ dòng Linh Giang. Quay đầu hướng về quê mẹ, đất tổ Trường Sơn như một lời từ biệt, lòng rộn buồn vui. Một nhát gươm chí mạng của thuật sĩ Cao Biền, thân thú mang nặng vết thương vẫn còn hằn sâu ở chân đồi.


  • ELENA PUCILLO TRUONG  

    (Viết cho những người bạn cầm phấn)

  • Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6  

    NGUYỄN XUÂN HẢI

  • ĐÔNG HÀ

    33 năm đổi mới trong Văn học Thừa Thiên Huế

  • NGUYỄN ĐỨC HÙNG   

    Một chiều cuối năm 2018, tôi nhận được tấm thiệp mời nhân dịp Lễ mừng tuổi chín mươi của nhà giáo Trần Thân Mỹ và kỷ niệm 65 năm ngày cưới của ông bà Trần Thân Mỹ và Dương Thị Kim Lan. Nếu tính từ mốc tôi được ông đặt bút ký vào hồ sơ chuyển ngành từ Quân đội về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) thành phố Huế là tròn 35 năm, trong đó có 7 năm (1983 - 1990) tôi được làm việc trực tiếp với ông trước khi ông nghỉ hưu. Ông là vị thủ trưởng khả kính đầu tiên của tôi, là người đã giáo dục, đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi.

  • VŨ SỰ

    Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện  thường  tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.