Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.
CôngThương - Làng chài An Cư nằm ở phía Nam đầm Lập An, khi người Pháp đến chọn làm chỗ nghỉ dưỡng đọc “L’Anco” thành "Lăng Cô". Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được dân địa phương đọc lại là Lăng Cô. Tương truyền vua Khải Định trong chuyến du ngoạn đến Lăng Cô đã phải thốt lên rằng: “Quả là chốn bồng lai tiên cảnh!”. Tại thôn An Cư Đông hiện nay vẫn còn một bia đá khắc bài văn ca tụng cảnh sắc Lăng Cô của vua Khải Định. Năm 2009, Lăng Cô được vinh dự nhận danh hiệu “Lăng Cô – vịnh đẹp thế giới” do Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn.
Nằm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, Lăng Cô được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho bãi cát dài trắng thoai thoải tuyệt đẹp chìm dần vào làn nước biếc màu ngọc lam khiến cho du khách có cảm giác chìm sâu vào vẻ đẹp huyền bí của biển xanh. Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, khi những vùng xung quanh đang chịu ảnh hưởng của cái nắng nóng rát của gió phơn Tây Nam, thì nơi này ngập tràn bầu không khí dịu mát trong lành với nhiệt độ trung bình 25OC, 158 giờ có nắng mỗi tháng. Vào những ngày cuối thu, Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo, chiều chiều, từng đàn cò trắng phau bay rợp trời về vùng đầm Lập An tìm chỗ ngủ tạo nên một khung cảnh làng quê vùng đầm phá – ven biển đặc trưng của miền Trung Việt Nam.
Vịnh Lăng Cô hội đủ các điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng biển, lặn biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao, leo núi, sân golf, thám hiểm rừng nhiệt đới... Nằm gần khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã, Lăng Cô đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách khi kết hợp được không hoang sơ bí ẩn, yên tĩnh của rừng núi và sự đặc trưng, phóng khoáng của vùng biển. Khách du lịch đến với Lăng Cô vừa sảng khoái với các thú vui như câu cá, lặn biển và leo núi, xuyên rừng, vừa thưởng thức món ăn đặc biệt do người dân bản địa chế biến như: ghẹ luộc, tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, hàu… Mặt khác, Lăng Cô nằm giữa 3 trung tâm di sản văn hóa thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn với bán kính 70km, nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú sẽ tạo ra một thương hiệu du lịch biển đầy triển vọng cùng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn làm hài lòng nhu cầu du ngoạn của khách thập phương. Nằm trên Con đường di sản miền Trung, Lăng Cô là một trong những trọng điểm đã được xác định trong kế hoạch tổng thể của du lịch Việt Nam, đạt được những tiêu chuẩn phát triển du lịch hiện đại, có quy mô và tầm vóc quốc tế.
Hiện nay, hoạt động du lịch, dịch vụ ở Lăng Cô khá nhộn nhịp, một số khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động có hiệu quả như Khu nghỉ mát Lăng Cô Hương Giang, Khu du lịch Lăng Cô - Cố Đô, Thanh Tâm, Nirvana Spa & Resort… với 6 khu du lịch tổng hợp, 40 khách sạn, nhà nghỉ hoạt động với khoảng 850 phòng cùng hàng chục nhà hàng ăn uống phục vụ du khách. Từ khi Lăng Cô được công nhận là Vịnh đẹp thế giới, lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm 25%, doanh thu tăng bình quân 12%/năm. Nhiều dự án du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp đã được đầu tư tại đây, trong đó khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tư hơn 875 triệu USD đã mang lại diện mạo của một trung tâm du lịch mang tầm quốc tế, ngoài ra còn có 20 dự án du lịch được cấp phép với vốn đăng ký hơn 10 ngàn tỷ đồng.
Nguồn Báo Công thương
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.
Chiều ngày 07/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng".
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.