Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.
CôngThương - Làng chài An Cư nằm ở phía Nam đầm Lập An, khi người Pháp đến chọn làm chỗ nghỉ dưỡng đọc “L’Anco” thành "Lăng Cô". Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được dân địa phương đọc lại là Lăng Cô. Tương truyền vua Khải Định trong chuyến du ngoạn đến Lăng Cô đã phải thốt lên rằng: “Quả là chốn bồng lai tiên cảnh!”. Tại thôn An Cư Đông hiện nay vẫn còn một bia đá khắc bài văn ca tụng cảnh sắc Lăng Cô của vua Khải Định. Năm 2009, Lăng Cô được vinh dự nhận danh hiệu “Lăng Cô – vịnh đẹp thế giới” do Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn.
Nằm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, Lăng Cô được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho bãi cát dài trắng thoai thoải tuyệt đẹp chìm dần vào làn nước biếc màu ngọc lam khiến cho du khách có cảm giác chìm sâu vào vẻ đẹp huyền bí của biển xanh. Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, khi những vùng xung quanh đang chịu ảnh hưởng của cái nắng nóng rát của gió phơn Tây Nam, thì nơi này ngập tràn bầu không khí dịu mát trong lành với nhiệt độ trung bình 25OC, 158 giờ có nắng mỗi tháng. Vào những ngày cuối thu, Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo, chiều chiều, từng đàn cò trắng phau bay rợp trời về vùng đầm Lập An tìm chỗ ngủ tạo nên một khung cảnh làng quê vùng đầm phá – ven biển đặc trưng của miền Trung Việt Nam.
Vịnh Lăng Cô hội đủ các điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng biển, lặn biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao, leo núi, sân golf, thám hiểm rừng nhiệt đới... Nằm gần khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã, Lăng Cô đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách khi kết hợp được không hoang sơ bí ẩn, yên tĩnh của rừng núi và sự đặc trưng, phóng khoáng của vùng biển. Khách du lịch đến với Lăng Cô vừa sảng khoái với các thú vui như câu cá, lặn biển và leo núi, xuyên rừng, vừa thưởng thức món ăn đặc biệt do người dân bản địa chế biến như: ghẹ luộc, tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, hàu… Mặt khác, Lăng Cô nằm giữa 3 trung tâm di sản văn hóa thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn với bán kính 70km, nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú sẽ tạo ra một thương hiệu du lịch biển đầy triển vọng cùng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn làm hài lòng nhu cầu du ngoạn của khách thập phương. Nằm trên Con đường di sản miền Trung, Lăng Cô là một trong những trọng điểm đã được xác định trong kế hoạch tổng thể của du lịch Việt Nam, đạt được những tiêu chuẩn phát triển du lịch hiện đại, có quy mô và tầm vóc quốc tế.
Hiện nay, hoạt động du lịch, dịch vụ ở Lăng Cô khá nhộn nhịp, một số khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động có hiệu quả như Khu nghỉ mát Lăng Cô Hương Giang, Khu du lịch Lăng Cô - Cố Đô, Thanh Tâm, Nirvana Spa & Resort… với 6 khu du lịch tổng hợp, 40 khách sạn, nhà nghỉ hoạt động với khoảng 850 phòng cùng hàng chục nhà hàng ăn uống phục vụ du khách. Từ khi Lăng Cô được công nhận là Vịnh đẹp thế giới, lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm 25%, doanh thu tăng bình quân 12%/năm. Nhiều dự án du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp đã được đầu tư tại đây, trong đó khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tư hơn 875 triệu USD đã mang lại diện mạo của một trung tâm du lịch mang tầm quốc tế, ngoài ra còn có 20 dự án du lịch được cấp phép với vốn đăng ký hơn 10 ngàn tỷ đồng.
Nguồn Báo Công thương
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.