Vịnh Lăng Cô: Viên ngọc miền Trung

16:07 03/04/2014

Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.

CôngThương - Làng chài An Cư  nằm ở phía Nam đầm Lập An, khi người Pháp đến chọn làm chỗ nghỉ dưỡng đọc “L’Anco”  thành "Lăng Cô". Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được dân địa phương đọc lại là Lăng Cô. Tương truyền vua Khải Định trong chuyến du ngoạn đến Lăng Cô đã phải thốt lên rằng: “Quả là chốn bồng lai tiên cảnh!”. Tại thôn An Cư Đông hiện nay vẫn còn một bia đá khắc bài văn ca tụng cảnh sắc Lăng Cô của vua Khải Định. Năm 2009, Lăng Cô được vinh dự nhận danh hiệu “Lăng Cô – vịnh đẹp thế giới” do Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn.

Nằm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, Lăng Cô được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho bãi cát dài trắng thoai thoải tuyệt đẹp chìm dần vào làn nước biếc màu ngọc lam khiến cho du khách có cảm giác chìm sâu vào vẻ đẹp huyền bí của biển xanh. Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, khi những vùng xung quanh đang chịu ảnh hưởng của cái nắng nóng rát của gió phơn Tây Nam, thì nơi này ngập tràn bầu không khí dịu mát trong lành với nhiệt độ trung bình 25OC, 158 giờ có nắng mỗi tháng. Vào những ngày cuối thu, Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo, chiều chiều, từng đàn cò trắng phau bay rợp trời về vùng đầm Lập An tìm chỗ ngủ tạo nên một khung cảnh làng quê vùng đầm phá – ven biển đặc trưng của miền Trung Việt Nam.

Vịnh Lăng Cô hội đủ các điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng biển, lặn biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao, leo núi, sân golf, thám hiểm rừng nhiệt đới... Nằm gần khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã, Lăng Cô đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách khi kết hợp được không hoang sơ bí ẩn, yên tĩnh của rừng núi và sự đặc trưng, phóng khoáng của vùng biển. Khách du lịch đến với Lăng Cô vừa sảng khoái với các thú vui như câu cá, lặn biển và leo núi, xuyên rừng, vừa thưởng thức món ăn đặc biệt do người dân bản địa chế biến như: ghẹ luộc, tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, hàu… Mặt khác, Lăng Cô nằm giữa 3 trung tâm di sản văn hóa thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn với bán kính 70km, nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú sẽ tạo ra một thương hiệu du lịch biển đầy triển vọng cùng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn làm hài lòng nhu cầu du ngoạn của khách thập phương. Nằm trên Con đường di sản miền Trung, Lăng Cô là một trong những trọng điểm đã được xác định trong kế hoạch tổng thể của du lịch Việt Nam, đạt được những tiêu chuẩn phát triển du lịch hiện đại, có quy mô và tầm vóc quốc tế.

Hiện nay, hoạt động du lịch, dịch vụ ở Lăng Cô khá nhộn nhịp, một số khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động có hiệu quả như Khu nghỉ mát Lăng Cô Hương Giang, Khu du lịch Lăng Cô - Cố Đô, Thanh Tâm, Nirvana Spa & Resort… với 6 khu du lịch tổng hợp, 40 khách sạn, nhà nghỉ hoạt động với khoảng 850 phòng cùng hàng chục nhà hàng ăn uống phục vụ du khách. Từ khi Lăng Cô được công nhận là Vịnh đẹp thế giới, lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm 25%, doanh thu tăng bình quân 12%/năm. Nhiều dự án du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp đã được đầu tư tại đây, trong đó khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tư hơn 875 triệu USD đã mang lại diện mạo của một trung tâm du lịch mang tầm quốc tế, ngoài ra còn có 20 dự án du lịch được cấp phép với vốn đăng ký hơn 10 ngàn tỷ đồng.

 

Nguồn Báo Công thương

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 18-7, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Văn nghệ dân gian đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

  • Chiều 16/7/2010, tại trụ sở Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh đã tổ chức Đại hội toàn thể lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015.

  • Chiều ngày 14/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Thành phố Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp cùng với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm "Hành trình tới tương lai - Mỹ thuật Thế hệ mới Nhật Bản".

  • Sáng 7/7, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh đã có chuyến viếng thăm Đại sứ quán nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam để chào xã giao và trao đổi một số hoạt động hợp tác giữa hai bên.

  • Chiều ngày 4/7, tại đàn Âm hồn, phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 125 năm (23/5 Ất Dậu- 5/7/1885).Nên chăng tái thiết đàn âm hồn và tổ chức lễ tế âm hồn 23.5 ở quy mô thành phố?

  • Ngày 1/7, Vòng sơ khảo khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt 2010 đã được tổ chức tại cố đô Huế, khởi đầu chuỗi sự kiện sơ khảo khu vực trong nước.

  • Tối ngày 20/6, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội nhà báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ III năm 2010.

  • Chiều ngày 22/5, NXB Trẻ và Công ty Truyền thông Sơn Ca đã tổ chức lễ ra mắt hai ấn phẩm: “Thơ tình xứ Huế” và “Buffet truyện ngắn miền Trung” tại Trung tâm Dịch vụ Festival, 11 Lê Lợi, Huế.

  • Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), sáng nay 18-5-2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ Dâng hoa báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ phát thưởng các tác phẩm tiêu biểu viết về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và khai mạc triển lãm chuyên đề “Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”.

  • Sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán Huế, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Tuần văn hóa Phật giáo, hưởng ứng Ðại lễ Phật đản - Phật lịch 2554, hướng đến Fetival Huế 2010 và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

  • Chiều ngày 13/5, tại Phủ Tùng Thiện Vương, số 91 Phan Đình Phùng, Huế, Hội đồng gia tộc Phủ Tùng Thiện Vương phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày mất của một nhà thơ tài hoa Tùng Thiện Vương - Nguyễn Phúc Miên Thẩm (1870-2010). 

  • Sáng ngày 1/5, tại tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, UBND huyện Quảng Điền đã tổ chức lễ hội Sóng nước Tam Giang lần đầu tiên, diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010.

  • Ngày 28/4, Hội Đô thành hiếu cổ tại Pháp (AAVH) phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế và Nhà tri thức TP Huế đã tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Nghi lễ hoàng cung và lễ hội ở Huế vào đầu thế kỷ XX”, được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế.

  • Đó là chủ đề đêm thơ được Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Phòng VHTT huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức, diễn ra vào tối ngày 27/4, tại Trung tâm Văn hóa huyện. Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ hội Sóng Nước Tam Giang lần đầu tiên  được tổ chức tại Quảng Điền vào ngày 1-2/5 sắp đến và hướng đến Festival Huế 2010.

  • Sáng ngày 24/2, tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp du lịch và lữ hành, ông Ngô Hòa- Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival đã công bố địa điểm và chính sách giá vé cho khách trong nước và quốc tế khi vào xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2010.

  • Đó là chuyến hành trình do Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức vào ngày 12/4 vừa qua theo lời mời của Hội VHNT Phú Thọ, đây là hoạt động nằm trong chương trình hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).

  • Tối ngày 8/4 (ngày 24/2 năm Canh Dần), tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, Lễ tế được thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống.

  • Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.

  • Chiều ngày 30/3, tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý I/2010.

  • Sáng ngày 26/3, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (26/3/1975- 26/3/2010).