Về tập sách "Thừa Thiên Huế trong cơn Đại hồng thủy 1999"

09:59 15/03/2010
THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.

Thoạt đầu, những người làm báo, với thiên chức nghề nghiệp, họ đã xông xáo, đã "đồng hành" với cơn lũ để ghi lại những gì tai nghe mắt thấy. Dù kịp thời, dù sinh động nhưng những cảm xúc "tươi sống" về cơn lũ qua kênh báo chí cũng chỉ mang tính thời sự và nhất thời giống như con thuyền đi qua sông không để lại dấu vết. Bởi vậy, tiếp đó, lại đến lượt cần những người làm sách, làm sử ra tay "truy cập" phần cốt lõi của vấn đề vào bộ nhớ thời gian. Việc làm sách thời buổi nhiều "nhạy cảm" này cũng thật nhiêu khê, nhiễu sự. Người vô tư, kẻ cơ hội đều có thể nhảy ra "lái sách" theo theo mục đích, ý đồ của mình...

Song, dù sao thì cuối cùng, cái gì hợp lý sẽ tồn tại và cuốn sách "Thừa Thiên Huế - Cơn đại hồng thủy 1999" do tạp chí Sông Hương và Sở Văn hóa Thông tin phối hợp biên soạn đã ra đời. Đây là một công trình có chiều kích, có qui mô đáng kể về hình thức lẫn nội dung. Với sự tham gia của trên 100 tác giả gồm các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh từ Trung ương đến địa phương, tập sách đã phản ánh được một phần không khí và những diễn biến về cơn lũ. Gần 60 bài bút ký, ghi chép, trên 50 bức ảnh và mảng sáng tác gồm 12 bài thơ cùng với 4 ca khúc đã nâng độ dày tập sách lên trên 350 trang in khổ 16 x 24. Kết cấu tập sách cũng phân ra từng mảng như hiện trạng cơn lũ, tình người trong cơn lũ, khắc phục hậu quả sau lũ...

Điều đáng tiếc là tập sách đã không làm được những điêù như tiêu chí của nó được nêu ra từ đầu. Tiêu chí ấy là gì? Khi ý tưởng làm sách tư liệu về cơn lũ giữa tạp chí Sông Hương và Sở Văn hóa Thông tin vừa gặp nhau thì cũng là lúc tạp chí Huế Xưa và nay "dâng sớ" lên tỉnh xin xuất bản một ấn phẩm tương tự. Ở đây, điều này cũng đúng như người đời từng kháo là những tư tưởng vĩ đại gặp nhau! Song, không tiện và không nên cùng một lúc, lại là lúc khó khăn hoạn nạn, nhà nước và nhân dân lại phải bỏ tiền ra in 2 cuốn sách trùng lặp nhau về những thông tin nguội. Vậy nên tỉnh đã kịp thời chỉ đạo cuốn sách do tạp chí Sông Hương và Sở văn hóa Thông tin hợp tác phải là cuốn sách sáng tác mang đặc trưng ngôn ngữ văn học, ngôn ngư hình tượng. Cũng có nghĩa là những gì thuộc về sự kiện, ngôn ngữ sự kiện thì để cho tạp chí Huế xưa và nay làm. Về tiền bạc, tỉnh cũng đã đầu tư cho cuốn sách sáng tác gấp rưởi cuốn sách sưu tầm. Vậy là "lãnh địa" và tiêu chí của mỗi quyển sách đều rõ ràng. Nhưng do điều kiện thời gian eo hẹp, gấp gáp nên rốt cục, cuốn sách do Tạp chí Sông Hương và Sở văn hóa thông tin cùng đứng tên xuất bản đã không làm được như nói. Đứng về quan niệm làm sách mà xét thì cả tập sách chỉ được một số ít bài phù hợp, viết nghiêm túc, công phu, mang dáng dấp cấu trúc tác phẩm. Còn lại phần lớn là "mì ăn liền", viết rời rạc, dễ dãi. Trên 90% bài vở được dùng lại từ những bài báo đã in rải rác đây đó. Nếu nói về giá trị tư liệu thì cuốn sách này còn thiếu mà nói nói về giá trị nghệ thuật thì cuốn sách lại chưa đạt.

Tuy không được như mong muốn nhưng dù sao thì trong điều kiện cụ thể này, có vẫn hơn không và cuốn sách cũng đã được "trình làng". Tùy cơ duyên, tùy mức độ, nó vẫn có thể có ích cho một ai đó, một lúc nào đó.`

T.T
(133/03-2000)



 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Trong số các nhà thơ, nhà văn quê hương Quảng Trị, Vĩnh Mai không phải là một tên tuổi lớn như Chế Lan Viên hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông vẫn là một tác giả đáng ghi nhận, một nhân cách đáng kính, một người trí thức đầy lòng tự trọng, một người yêu nước chân chính.

  • THẢO LINH 

    Đà Lạt thành phố của ngàn hoa với những con đường trập trùng quanh phố núi với ảo diệu sương mù. Đà Lạt với cảnh sắc hữu tình và thơ mộng đã đi vào thi ca, nhạc họa từ bao đời nay và còn tiếp tục làm say lòng bao người đến kẻ đi.

  • TRẦN TRIỀU LINH

    (Đọc Đi ngược đám đông - Thơ Đông Hà, Nxb. Thuận Hóa, 2014)

  • UYÊN PHƯƠNG 

    Bạn đang sống ở Thủ đô Hà Nội ngàn năm cổ kính hay giữa Sài Gòn hoa lệ vàng rực ánh nắng hoặc giả có thể ở bất cứ thành phố náo nhiệt nào trên đất nước Việt Nam? Bạn đang hòa mình vào nhịp sống đô thị với đầy ắp sự văn minh, hiện đại nhưng cũng khá ồn ào và bụi bặm, thậm chí có lúc bạn cảm thấy chán nản muốn rời xa sự xô bồ và ngột ngạt của chúng?... Vào lúc ấy, chắc hẳn bạn sẽ rất vui nếu được đi đâu đó vài ngày… Cảm giác khi tạm rời xa nơi thành phố cũng rất tuyệt”.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” là công trình Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào tháng 6 năm 2014.

  • Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - gọi thân mật là Nguyên “đầu bạc” (vì mái đầu bạc trắng từ lúc còn trẻ) - một người xứ Nghệ “thuần chủng” cha ở Nghệ An, mẹ ở Hà Tĩnh, nhưng đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Có thể nói cuốn “An lạc mùa chay - Món chay dâng Mẹ” của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh (Nxb. Phụ Nữ, 2014) vừa được Nhà sách Phương Nam ấn hành trong tháng tám vừa qua, là cuốn sách thực hành về sự an lạc.

  • Tiếp sau Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh..., đến lượt Phan Khôi được mở hội thảo khoa học tại quê hương Quảng Nam hôm qua 6.10, đúng 127 năm ngày sinh của ông, để vinh danh một con người đa tài.

  • (Phỏng vấn đối thoại với các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và nhà thơ Trần Dần)

  • Hữu Loan [1916-2010 là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca Việt Nam đương đại từ non 70 năm nay. Ông làm thơ hay, hiện đại, tân kỳ, nhưng tên tuổi thường xuất hiện theo thời sự.

  • Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.

  • (Vài cảm nhận khi đọc “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA” tiểu thuyết của nhà văn TRƯƠNG VĂN DÂN
    (cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • “Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước”. Câu nói đó của Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những cống hiến của Lan Khai đối với cách mạng và nền văn học nước nhà. Từ thành tựu sáng tác cho đến nhận định của các nhà văn, nhà báo tiền bối (Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan...) về Lan Khai, chúng ta càng thấy tự hào về một con người, một nhà văn đáng kính đã làm trọn thiên chức của mình đối với dân tộc...

  • “Những năm chiến tranh, miền Trung là túi bom túi đạn, và nguồn lực đất nước cũng dồn về đây. Nhiều nhà văn nhà thơ, nhiều tác phẩm VHNT nổi tiếng cũng xuất hiện từ vùng đất này. Còn hiện nay, dù đội ngũ tác giả ở miền Trung có thưa hơn, nhưng những con người miền Trung dù đi đâu cũng vẫn mang theo truyền thống sáng tạo độc đáo, giàu khí chất của miền đất này. Đó là một cuộc mở mang và bồi đắp tâm hồn trên dọc dài đất nước…”

  • Khi cầm bộ sách này trong tay thì hình ảnh nhà nho yêu nước Phạm Phú Thứ không còn bị khuất lấp trong lớp sương mù thời gian mà hiện ra rờ rỡ, rõ ràng trước mắt chúng ta với một tâm thế mới.

  • “Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? ​Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.

  • NGÔ MINH

    Trong các tập thơ xuất bản ở Huế trong mấy năm lại đây, "Ngọn gió đi tìm" là một trong số rất ít tập được đọc giả mến mộ, có thể nói được rằng: đó là một tập thơ hay! Tập thơ tạo được sự cuốn hút, sự nhập cuộc của người đọc.

  • “Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.

  • Sự nát tan của các giá trị tinh thần trong đời sống hiện đại được Trần Nhã Thụy đưa vào tiểu thuyết mới bằng văn phong hài hước, chua chát.

  • Cuốn sách "Trăm năm trong cõi" của giáo sư Phong Lê viết về 23 tác giả khai mở và hoàn thiện diện mạo văn học hiện đại Việt Nam.