DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bác Hồ ở Pác Bó, Cao Bằng (Ảnh tư liệu, năm 1945)
Năm 1925, Võ Giáp thi đậu Trường Quốc Học Huế, là một học sinh xuất sắc từng đạt được phần thưởng của nhà trường. Vừa học văn hóa, Võ Giáp vừa viết báo. Trong hai năm 1929 và 1930, Võ Giáp đã có trên 20 bài đăng trên báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng gây xôn xao dư luận. Những năm đầu thập niên ba mươi, Võ Giáp đã nổi tiếng với những báo bài “có xu hướng mới về chính trị”, ông được mời cộng tác cho nhiều tờ báo tiến bộ lúc bấy giờ. Từ năm 1936, ông hoạt động trong các báo của Đảng, như “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo” “Tin tức”, và tham gia phong trào Đông Dương và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ. Đầu năm 1937, ông cùng Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Hải Thanh… dự Hội nghị báo chí Trung Kỳ tại Huế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Quân ủy hội, trở thành nhà quân sự xuất sắc. Với chức vụ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ, ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-SL “nay thụ cấp Đại tướng”, khi thành lập Đảng ủy Quân sự Trung ương, ông được phân công làm Bí thư, và được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao quyền làm Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Kể từ lúc Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến nay, ông là vị tướng duy nhất được giao trọng trách này. Và dù bận trăm công ngàn việc ông vẫn viết báo và viết ngày càng hay hơn.
Có thể nói, nếu không vì việc cầm quân vệ quốc có lẽ Võ Nguyên Giáp sẽ là ngọn cờ đầu xuất sắc của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ngày 4/10/2013, ông qua đời tại Hà Nội, để lại sự thương tiếc vô hạn trong lòng người dân cả nước, đặc biệt là những người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Để hệ thống lại số lượng tác phẩm, công trình của ông, năm 2015, Thư viện Quốc gia (bước đầu) đã thống kê được, riêng về báo chí đã hơn 600 bài của Đại tướng (chưa kể các cuốn sách và hồi ký) dưới các bút danh: Trác Anh, Hải Thanh, Vân Đình, Hồng Nam, Chính Nghĩa, Hoài Vân, Chí Công, Hồng Thao, Hồng Diệm, Lê Quang Hoa, Chính Yên, Bút chì đỏ, và dĩ nhiên là có nhiều bài ghi tên thật Võ Nguyên Giáp. Đấy là chưa kể những mệnh lệnh của Đại tướng được ký tắt dưới cái tên ngắn gọn: Văn!
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì các bài báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ yếu viết dưới thể loại chính luận, nghị luận hay bình luận thật sự sắc sảo có tầm khát quát cao của một chính trị gia, một nhà quân sự tài ba tầm thế giới. Có nhiều bài được ông viết lúc mới 17, 18 tuổi, ngày nay đọc lại vẫn thấy có nhiều cái mới - mới như là một sự dự báo của một tài năng về nhiều lĩnh vực ở tầm cao trí tuệ.
Xin điểm lại một số bài dưới đây qua các bút danh: Vũ trụ tấn hóa, bút danh Hải Thanh, in trên Tiếng Dân, số ra ngày 28/9/1929; Sự nghiệp của quốc tế liên minh, bút danh Vân Đình, in trên Tiếng Dân, số ra ngày 6/3/1930; Vài ý nghĩa về Hiến pháp Việt Nam, bút danh Chính Nghĩa, in trên Sự thật, số 61 năm 1946; Tiến hay lùi tìm sáng kiến trong 2/9/1946, bút danh Bút chì đỏ, in trên báo Dân chủ, số ra ngày 28/8/1946; Hiểu rõ địch để chiến thắng, bút danh Hồng Nam, in trên Nhân dân số ra ngày 25/10/1951; Nhân dân vệ Quốc quân Việt Nam 9 tuổi, bút danh Chí Công, in trên Nhân dân miền Nam, số 32 ra năm 1952…
Năm 1927, lúc mới 16 tuổi, Võ Giáp đang học lớp Đệ nhị niên Trường Quốc Học Huế, vì bất bình trước sự nhục mạ của một số giáo viên người Pháp, trong đó có cả ngài hiệu trưởng Burốt về văn hóa dân tộc và học sinh bản xứ, Võ Giáp đã bãi khóa và tham gia phong trào bãi khóa của Trường Quốc Học với các trường khác ở Huế. Để lên án chế độ hà khắc trong nhà trường ở xứ bảo hộ, Võ Giáp đã viết một bài báo phê phán lối cai trị thực dân của ngài Hiệu trưởng Trường Quốc Học. Ngay lập tức bài báo đã gây được tiếng vang trong nước và có tác dụng đến giới cai trị thực dân. Bài báo của Võ Giáp được nhiều người cùng thời biết. Nhưng tiếc là đã bị thất lạc. Bài báo này được xem như một “viên đại bác” bắn vào nền giáo dục thống trị lỗi thời của Pháp ở Đông Dương, chính vì thế mà ngài Hiệu trưởng Burốt quyết đuổi Võ Giáp khỏi Trường Quốc Học.
Nhiều năm qua, giới nghiên cứu báo chí bỏ công tìm kiếm bài báo này của Võ Giáp nhưng chỉ là mò kim đáy bể. Và thật may, “châu về hợp phố” đầu năm 2015, chị Lady Borton, một nhà văn người Mỹ đã có nhiều công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cũng là người bạn thân thiết của Việt Nam đến Hà Nội, đã tìm và tặng Đại tá, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan, một người con làng Nguyệt Biều của xứ Huế đang ở Thủ đô, một tờ báo phô tô bài viết có nhan đề “Huế, chế độ lạ kỳ gì thế trong một trường Quốc học” bằng tiếng Pháp. Người viết ký tên Trác Anh. Chị Lady nói: “Đây là một bài viết đăng trên báo L’Annam, tiếng Pháp “Cơ quan tuyên truyền dân chủ” ra ngày 24/3/19271. Chị lại đưa thêm cho Tiến sĩ Khoan một bản phô tô trang 1 của số báo này. Chị chỉ vào một cột chữ mờ, trắng và nói tiếp: “Đây là vị trí của bài viết, phô tô cả tờ không thể đọc được, nên tôi phải phô tô riêng”.
Chị Lady cho biết chị sưu tầm được tài liệu này từ kho lưu trữ của Trường Đại học Washington (Hoa Kỳ), ký hiệu A.117.21, Micro phim về tờ L’Annam2, các số ra từ ngày 6/5/1926 đến tháng 2/1928.
Chị nói: “Trác Anh là bút danh của Võ Nguyên Giáp, viết lúc 16 tuổi. Ông Khoan đọc đi sẽ hiểu”.
Tiến sĩ Khoan đã đọc và (như ông nói) với vốn tiếng Pháp hạn chế, ông đã cố gắng “chuyển ngữ” để trước mắt phục vụ kịp thời bạn đọc. Ông mong rằng, sau này cơ quan có trách nhiệm sẽ có bản dịch chính thống.
Với tình cảm của mình, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan đã dành tài liệu đặc biệt này cho Huế, để bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về một thiên tài quân sự, về một nhà báo lớn của nền báo chí cách mạng Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng.
Chúng tôi mạn phép Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan xin được công bố lại trên Tạp chí Sông Hương về một bài báo đầu tiên của Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp bấy lâu thất lạc.
D.P.T
HUẾ
CHẾ ĐỘ LẠ KỲ GÌ THẾ TRONG MỘT TRƯỜNG QUỐC HỌC?
Từ khi những cuộc bãi khóa xảy ra trong các trường học của chúng tôi, tiếp theo là những hành động ức hiếp của nhà cầm quyền, ông Burốt (Bourotte)3 Hiệu trưởng Trường Quốc Học Huế, lo lắng thấy phong trào bãi khóa ảnh hưởng đến thanh niên Huế, nên đã can thiệp đúng lúc bằng cách siết chặt lại chiếc ốc vít. Từ đấy, ông ra sức làm khổ người khác, theo người ta nói - là duy trì trong Trường Quốc Học một chế độ tai tiếng nhiều hơn.
Chuyện là, ông Burốt, người trước đây vài năm, bây giờ là giáo sư, đã khuyên nhủ học sinh nhiều lần là phải đọc báo, đọc sách để theo sát được các biến cố giúp ích cho việc học sử ký và địa dư; chính ông ấy, rất nhiều lần đã nói với học sinh bằng một giọng trách móc đáng yêu: “Các anh đọc rất ít báo”.
Thế nhưng, từ khi ông ấy trở thành hiệu trưởng, chỉ mới cách đây 2 năm - ông ta đã thay đổi hoàn toàn một đường lối chỉ đạo khi tiến hành một cuộc chiến tranh không khoan nhượng với báo chí và đối với những bạn đọc trẻ tuổi của báo chí.
Cái gì là nguyên nhân của sự thay đổi này? Người ta phỏng đoán, đó là tính đa nghi, cái tính đa nghi này rất đắt giá đối với các nhà “khai hóa” chúng ta, nỗi lo sợ không thể chống lại khi thấy các thanh niên An Nam này đã từng thấy những sự thật dã man trên đất nước họ, những mánh khóe bỉ ổi của những người mang danh là “kẻ đi bảo hộ” họ.
Hơn thế nữa, ông Burốt còn hàng ngày lục lọi các ấm phẩm, đọc trộm thư từ của học sinh, trước khi trả lại cho địa chỉ người nhận; tịch thu mọi cuốn sách nghi vấn. Một thông báo lông bông dưới đây có thể chứng minh: “Học sinh chỉ được đọc những sách có chữ ký của hiệu trưởng”.
Còn nữa, ông Burốt còn bố trí chỉ điểm theo dõi học sinh. Như người bị ma ám, tai lúc nào cũng rình nghe, ông ta ăn mất ngon, và chỉ có thể nhắm mắt được khi đêm đã khuya. Với chân con sói, ông bước đi trong các phòng ngủ, nấp sau các bức tường để dò nghe những câu chuyện bàn về “chính trị”.
Chưa hết, ông Burốt còn để mắt tới tất cả học sinh, những ai mà ông ta nghi ngờ đã thường đến với Phan Bội Châu, và tìm cách xử phạt họ quá đáng.
Vậy là, ông Burốt đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình? Ông tìm cách làm nhiều hơn có thể để trói buộc học sinh bằng một hệ thống những quy định hà khắc.
Hỡi những kẻ không vâng lời!
Hãy từ bỏ những điều không tưởng của các người đi.
Chừng nào chế độ bất hợp tác không có chỗ trong cái xứ An Nam êm dịu này, lưỡi gươm Đêmoclét4 vẫn còn đó, đang treo trên đầu tất cả mọi người.
TRÁC ANH
(TCSH390/08-2021)
--------------------
1. Theo bản “Những năm tháng và cuộc đời” do chính Đại tướng cho phép nhóm biên soạn sách “Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Đại tướng của Nhân dân, của Hòa bình” (Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Huyên), Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013: Năm 1925 - 1926, tham gia phong trào học sinh ở Trường Quốc Học Huế; năm 1929, vào Đảng Tân Việt. Như vậy bài này được viết trước khi bị đuổi khỏi Trường Quốc Học Huế.
2. Theo PGS.TS Tô Huy Rứa (Chủ biên), Thư tịch báo chí Việt Nam, Nxb Chính trị QG, 1998, báo L’Annam xuất bản 1 tuần 2 kỳ, thứ 2, thứ 5. Số đầu tiên ra ngày 6/5/1926 - Số cuối ra ngày 2/2/1928. Giám đốc: Phan Văn Trường (đến cuối năm 1926), sau là Nguyễn Huỳnh Điểu. Quản lý: Giăng đờ la Basti (người Pháp). Tòa soạn đóng tại đường Mác Mahông, Sài Gòn.
3. Burốt là người Do Thái, giáo sư Sử, Địa, dạy ở Trường Quốc Học Huế và có 4 năm (1925 - 1928) làm hiệu trưởng; sau 1945 và vào năm 1951, làm Hiệu trưởng Trường Sasơ lup Lô ba, Sài Gòn.
4. Đêmoclets - không có chú thích trong Bách khoa Việt Nam, trong cả từ điển Britania, xuất bản năm 2014. Theo Từ điển RoBert Pháp: “Công dân xứ Denits, thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, luôn tự cho mình là người hạnh phúc. Có lần, được mời đến dự một bữa tiệc anh ta được đón như một ông hoàng. Đêmoclets cho treo trên đầu một thanh gươm bằng một sợi lông đuôi ngựa… Ý nói sự mong manh của hạnh phúc và những tai họa sẽ xảy ra không lường. Từ đó, có cụm từ Lưỡi gươm Đêmoclets - (Các chú thích của Nguyễn Văn Khoan).
BỬU Ý
Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) từng sống mấy năm ở Huế khi còn rất trẻ: từ 1928 đến 1930. Đó là hai năm học cuối cùng cấp tiểu học ở nội trú tại trường Pellerin (còn gọi là trường Bình Linh, thành lập năm 1904, do các sư huynh dòng La San điều hành), trường ở rất gần nhà ga tàu lửa Huế. Thời gian này, cậu học trò 17, 18 tuổi chăm lo học hành, ở trong trường, sinh hoạt trong tầm kiểm soát nghiêm ngặt của các sư huynh.
LÊ QUANG KẾT
Ký
Giai điệu và lời hát đưa tôi về ngày tháng cũ - dấu chân một thuở “phượng hồng”: “Đường về Thành nội chiều sương mây bay/ Em đến quê anh đã bao ngày/ Đường về Thành nội chiều sương nắng mới ơ ơ ơ/ Hoa nở hương nồng bay khắp trời/ Em đi vô Thành nội nghe rộn lòng yêu thương/ Anh qua bao cánh rừng núi đồi về sông Hương/ Về quê mình lòng mừng vui không nói nên lời…” (Nguyễn Phước Quỳnh Đệ).
VŨ THU TRANG
Đến nay, có thể nói trong các thi sĩ tiền chiến, tác giả “Lỡ bước sang ngang” là nhà thơ sải bước chân rong ruổi khắp chân trời góc bể nhất, mang tâm trạng u hoài đa cảm của kẻ lưu lạc.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Đầu năm 1942, cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới. Đến nay, cuốn sách xuất bản đúng 70 năm. Cũng trong thời gian này, ngày 4.2-2012, tại Hà Nội, Xuân Tâm nhà thơ cuối cùng trong “Thi nhân Việt Nam” đã từ giã cõi đời ở tuổi 97.
HUYỀN TÔN NỮ HUỆ - TÂM
Đoản văn
Về Huế, tôi và cô bạn ngày xưa sau ba tám năm gặp lại, rủ nhau ăn những món đặc sản Huế. Lần này, y như những bợm nhậu, hai đứa quyết không no nê thì không về!
LƯƠNG AN - NGUYỄN TRỌNG HUẤN - LÊ ĐÌNH THỤY - HUỲNH HỮU TUỆ
BÙI KIM CHI
Nghe tin Đồng Khánh tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày thành lập trường, tôi bồi hồi xúc động đến rơi nước mắt... Con đường Lê Lợi - con đường áo lụa, con đường tình của tuổi học trò đang vờn quanh tôi.
KIM THOA
Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
(Hàn Mạc Tử)
NGUYỄN VĂN UÔNG
Hôm nay có một người du khách
Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên
(Xóm Ngự Viên - Nguyễn Bính)
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Tôi biết Vân Cù từ tấm bé qua bóng hình người đàn bà gầy đen, gánh đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, rảo khắp các xóm nhỏ ở Thành Nội, với giọng rao kéo dài: “Bún…bún…ún!” mà mẹ đã bao lần gọi mua những con bún trắng dẻo mềm.
LÊ QUANG KẾT
Tùy bút
Hình như văn chương viết về quê hương bao giờ cũng nặng lòng và giàu cảm xúc - dù rằng người viết chưa hẳn là tác giả ưu tú.
TỪ SƠN… Huế đã nuôi trọn thời ấu thơ và một phần tuổi niên thiếu của tôi. Từ nơi đây , cách mạng đã đưa tôi đi khắp mọi miền của đất nước. Hà Nội, chiến khu Việt Bắc, dọc Trường Sơn rồi chiến trường Nam Bộ. Năm tháng qua đi.. Huế bao giờ cũng là bình minh, là kỷ niệm trong sáng của đời tôi.
LÊ QUANG KẾT
Quê tôi có con sông nhỏ hiền hòa nằm phía bắc thành phố - sông Bồ. Người sông Bồ lâu nay tự nhủ lòng điều giản dị: Bồ giang chỉ là phụ lưu của Hương giang - dòng sông lớn của tao nhân mặc khách và thi ca nhạc họa; hình như thế làm sông Bồ dường như càng bé và dung dị hơn bên cạnh dòng Hương huyền thoại ngạt ngào trong tâm tưởng của bao người.
HUY PHƯƠNG
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất, trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)
PHAN THUẬN AN
Huế là thành phố của những dòng sông. Trong phạm vi của thành phố thơ mộng này, đi đến bất cứ đâu, đứng ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng thấy sông, thấy nước. Nước là huyết mạch của cuộc sống con người. Sông là cội nguồn của sự phát triển văn hoá. Với sông với nước của mình, Huế đã phát triển theo nguyên tắc địa lý thông thường như bao thành phố xưa nay trên thế giới.
MAI KIM NGỌC
Tôi về thăm Huế sau hơn ba thập niên xa cách.Thật vậy, tôi xa Huế không những từ 75, mà từ còn trước nữa. Tốt nghiệp trung học, tôi vào Sài Gòn học tiếp đại học và không trở về, cho đến năm nay.
HOÀNG HUẾ
…Trong lòng chúng tôi, Huế muôn đời vẫn vĩnh viễn đẹp, vĩnh viễn thơ. Hơn nữa, Huế còn là mảnh đất của tổ tiên, mảnh đất của trái tim chúng tôi…
QUẾ HƯƠNG
Năm tháng trước, về thăm Huế sau cơn đại hồng thủy, Huế ngập trong bùn và mùi xú uế. Lũ đã rút. Còn lại... dòng-sông-nước-mắt! Người ta tổng kết những thiệt hại hữu hình ước tính phải mươi năm sau bộ mặt kinh tế Thừa Thiên - Huế mới trở lại như ngày trước lũ. Còn nỗi đau vô hình... mãi mãi trĩu nặng trái tim Huế đa cảm.
THU TRANG
Độ hai ba năm thôi, tôi không ghé về Huế, đầu năm 1999 này mới có dịp trở lại, thật tôi đã có cảm tưởng là có khá nhiều đổi mới.
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ
Có lẽ bởi một nỗi nhớ về Huế, nhớ về cội nguồn - nơi mình đã được sinh ra và được nuôi dưỡng trong những tháng năm dài khốn khó của đất nước, lại được nuôi dưỡng trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Khi đã mưa thì mưa cho đến thúi trời thúi đất: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Trị Thiên…” (Tố Hữu). Và khi đã nắng thì nắng cho nẻ đầu, nẻ óc, nắng cho đến khi gió Lào nổi lên thổi cháy khô trời thì mới thôi.