Tin vui cho công chúng yêu nghệ thuật và giới văn nghệ sĩ Huế, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông báo cho cử tri biết về lộ trình thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.
Tác phẩm “Đại Nội Huế”, họa sĩ Tôn Thất Đào
Trong kỳ họp nói trên, đại diện giới văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã nêu câu hỏi: “Ngày 9/12/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao đã ký Quyết định số 2854 về việc “Phê duyệt Đề án phát triển mỹ thuật Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Trong đó phần nhiệm vụ và giải pháp có nêu: “Xây dựng phương ánh phát triển Bảo tàng Văn hóa Huế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó cân đối bố trí ngân sách tuyển chọn các tác phẩm mỹ thuật, các bộ sưu tập có giá trị để tạo tiền đề cho việc hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã được phê duyệt tại Quyết định số 2054/QĐ-Ttg ngày 13 tháng 11 năm 2014” của Thủ tướng Chính phủ”. Kính xin lãnh đạo UBND tỉnh cho nhân dân Thừa Thiên Huế và giới văn nghệ sĩ biết rõ hơn về lộ trình hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế sẽ diễn ra từ thời điểm nào?”
Thực hiện Công văn số 5146/UBND-VH ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phân công trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII, Sở Văn hóa và Thể thao đã trả lời về việc hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế như sau:
“Tại Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ở điểm 2, phần II, mục A, Phụ lục các dự án ưu tiên đầu tư, có nội dung: Thành lập Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế giai doạn 2020 - 2030.
Tại Quyết định số: 20/2013/QĐ-UBND, ngày 22/5/2013 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến 2030, tại mục Quy hoạch hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày cũng đã xác định xây dựng Bảo tảng Mỹ thuật Huế (giai đoạn 2021 - 2030).
Tại Quyết định số 2854/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển mỹ thuật có nội dung: Xây dựng phương án phát triển Bảo tàng Văn hóa Huế giai đoạn từ 2016 - 2020, trong đó cân đối bố trí ngân sách để tuyển chọn các tác phẩm mỹ thuật, các bộ sưu tập về mỹ thuật có giá trị tạo tiền đề cho việc hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế (hoặc Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định về tên gọi) giai đoạn thực hiện từ 2016 - 2020.
![]() |
Tác phẩm “Người suối bạc”, họa sĩ Phạm Đăng Trí |
![]() |
Tác phẩm “Ngựa đá”, họa sĩ Bửu Chỉ |
![]() |
Tác phẩm “Để nhớ Huế”, họa sĩ Đinh Cường |
Trong những năm qua, mặc dù Bảo tàng Mỹ thuật Huế chưa ra đời nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương và giao cho Sở Văn hóa Thông tin trước đây (sau đó là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nay là Sở Văn hóa và Thể thao), mỗi năm dành một khoản kinh phí để mua và sưu tập được 12 tác phẩm mỹ thuật xuất sắc đạt giải qua các đợt liên hoan (như của các họa sĩ: Vĩnh Phối, Trương Bé, Đặng Mậu Tựu, Lê Văn Nhường, Ngô Tâm, Trần Duy Linh, Nguyễn Thị Hòa v.v.) nhằm làm cơ sở cho việc hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế về sau. Những tác phẩm này đang được bảo quản tại Sở Văn hóa và Thể thao. Sở cũng đã tiếp tục lập dự trù kinh phí cho việc sưu tầm các tác phẩm mỹ thuật năm 2017.
Hiện nay trên tuyến đường Lê Lợi, khu vực đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân, đã có các thiết chế văn hóa nghệ thuật như Công viên - tượng của chí sĩ Phan Bội Châu, Bảo tàng Văn hóa Huế, dự kiến sắp tới sẽ có Trung tâm trưng bày tác phẩm thêu (hoặc Bảo tàng về nghề thêu), Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán. Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao, UBND tỉnh cũng đang xem xét cho hoán đổi vị trí chuyển Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị từ đường Phan Bội Châu đến khu vực này (vị trí của Trung tâm Festival Huế để tập hợp tạo thành hệ thống chuyên trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận dễ dàng nhất về các giá trị mỹ thuật; đồng thời góp phần nâng cao vị thế của văn hóa Huế.
Như vậy, tại trục đường Lê Lợi đã hình thành các Bảo tàng, nhà trưng bày về các tác phẩm mỹ thuật theo không gian mở; ngoài hệ thống trên còn có các tác phẩm nghệ thuật ngoài trời với 87 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc qua các Trại sáng tác điêu khắc quốc tế hiện đặt tại các công viên hai bên bờ sông Hương.
Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án trục không gian văn hóa nghệ thuật trên đường Lê Lợi, khu vực từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân gồm một chuỗi các Bảo tàng, Trung tâm nghệ thuật (mà cốt lõi là các tác phẩm mỹ thuật) để phục vụ công chúng và khách du lịch. Sở sẽ phối hợp cùng các nhà nghiên cứu để chọn lựa đưa một số tác phẩm ngoài trời đang nằm ở các trại điêu khắc tại Thuận An (khu Tam Giang Resort) - huyện Phú Vang, khu vực Thiên An, Hồ Thủy Tiên - Thị xã Hương Thủy... để về trưng bày tại khu vực này. Riêng Bảo tàng Văn hóa Huế (hiện đang do UBND thành phố Huế trực tiếp quản lý) sẽ được đầu tư nâng cấp thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế, trong đó chọn lọc để hình thành hệ thống trưng bày những giá trị điển hình của Mỹ thuật Huế, trước mắt sẽ bổ sung thêm một nội dung rất có giá trị là các tác phẩm nghệ thuật Chămpa (tỉnh sẽ tập trung các hiện vật Chămpa đang lưu giữ, bảo quản ở nhiều nơi trong tỉnh).
Bên cạnh các tác phẩm đã có, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ tiếp tục cùng các đơn vị trong tỉnh sưu tầm các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước nhằm làm phong phú nội dung trưng bày tại Bảo tàng này. Căn cứ các quy định về thành lập Bảo tàng, UBND tỉnh sẽ có văn bản thỏa thuận với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi có quyết định về thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế khi đã đảm bảo các tiêu chí quy định. Tin chắc rằng với vị trí thuận lợi, với các hiện vật, tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được hội tụ. Bảo tàng Mỹ thuật Huế sắp tới sẽ là một địa chỉ văn hóa hấp dẫn cho công chúng thưởng ngoạn và là một điểm đến lý thú không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Huế của du khách trong nước và quốc tế”.
P.V
(SHSDB22/09-2016)
HOÀNG NGỌC CƯƠNG
LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.
TÔN THẤT BÌNH
Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.
CAO THỊ THƠM QUANG
Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.
TRẦN VĂN DŨNG
Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.
TRẦN VĂN DŨNG
Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.
THANH HOA - LÊ HUỆ
Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.
VÕ QUANG YẾN
Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.
“Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế, từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.
PHẠM HỮU THU
Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.
LÊ QUANG THÁI
Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết.
LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.
ĐỖ XUÂN CẨM
TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI
Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.
NGUYỄN XUÂN HOA
Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.
Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.