Về hai bài thơ ngự chế của vua Minh Mạng & vua Thiệu Trị

09:00 06/05/2009
...Dưới thời Nguyễn, chủ yếu là thời Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), vườn Thiệu Phương là nơi nhà vua thường đến dạo chơi thưởng cảnh, vịnh thơ. Vua Thiệu Trị đã xếp vườn là thắng cảnh thứ 2 của đất Thần Kinh và viết bài thơ Vĩnh Thiệu Phương văn nổi tiếng. Bài thơ này cùng cảnh vườn đã được ghi lại trong một bức tranh gương tuyệt đẹp hiện treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế...

Vườn Thiệu Phương


PHAN THANH HẢI

Đó là những bài thơ vịnh về vườn Thiệu Phương, một trong những Ngự uyển nổi tiếng nhất của triều Nguyễn.
Vườn Thiệu Phương là một trong 4 Ngự uyển nằm ngay trong Hoàng thành thời Nguyễn, gồm Thiệu Phương Viên, Ngự Viên, Cơ Hạ Viên, Doanh Châu. Vườn được xây dựng từ năm 1828, thời Minh Mạng, ở phía đông, bên trong cửa Hưng Khánh, thuộc Tử Cấm Thành. Phía nam vườn là khu Duyệt Thị Đường; phía bắc-qua hồ Ngọc Dịch là Ngự Viên; phía tây là Thanh Hạ Thư Lâu (sau là Thái Bình Lâu) và phía đông là bờ tường phía đông của Tử Cấm thành. Quanh vườn có tường gạch bao bọc, cửa chính mở về phía nam; tổng diện tích khu vườn chừng 6.000m2. Vườn nổi tiếng với kiểu cấu trúc “vạn tự hồi lang” tức có hồi lang hình chữ VẠN nằm ở trung tâm chạy ra 4 phía.

Dưới thời Nguyễn, chủ yếu là thời Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), vườn Thiệu Phương là nơi nhà vua thường đến dạo chơi thưởng cảnh, vịnh thơ. Vua Thiệu Trị đã xếp vườn là thắng cảnh thứ 2 của đất Thần Kinh và viết bài thơ Vĩnh Thiệu Phương văn nổi tiếng. Bài thơ này cùng cảnh vườn đã được ghi lại trong một bức tranh gương tuyệt đẹp hiện treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Tuy nhiên, ngoài bài thơ trên còn có không ít thơ văn Ngự chế của vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị đề vịnh về khu vườn xinh đẹp này (1). Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 2 bài thơ Ngự chế của hai vị vua trên.

1-BÀI THƠ NGỰ CHẾ CỦA VUA MINH MẠNG(2):           

THỪA HẠ TUYÊN CHÚNG TỬ QUẦN THẦN NHẬP THIỆU PHƯƠNG VIÊN
TRÍCH LỆ CHI CHƯỚC TRÀ DĨ TỨ KỶ SỰ

Thủ hạ thanh hòa khí sắc tân,
Phương viên du thưởng tập gia tân.
Quả lưu ngọc dịch thân sơ cộng,
Trà dật kim tương đại tiểu quân.
Ân hiệp gia đình đôn phụ tử,
Tình liên thượng hạ trọng quân thần.
Nhất trương nhất thỉ tuân Văn Võ,
Cơ hạ thì nghi giả tiếu tần.

- Dịch nghĩa:
Ghi lại việc nhân rảnh rỗi gọi các con và quần thần vào vườn Thiệu Phương hái vải rót trà để ban thưởng;
Vào đầu mùa hè, khí trời mát mẻ, cảnh sắc tươi mới,
Tụ tập nhau đến thưởng ngoạn ở vườn Thiệu Phương.
Quả ngon đọng mật ngọt người thân kẻ sơ cùng nhau hưởng,
Trà thơm óng ánh trên dưới cùng thưởng thức.
Ân lớn khiến cha con trong gia đình hòa hợp,
Tình nghĩa khiến vua tôi gắn kết với nhau.
Khi bận rộn, khi thong thả đều tuân theo Văn Vũ,
Thì hãy tạm bỏ sự bận bịu để cùng nhau vui vẻ.

- Dịch thơ:
            - Bản dịch 1:
Đầu hạ khí mát cảnh sắc nồng,
Tụ hội Thiệu Phương lắm khách cùng.
Quả ngon đọng mật thân sơ hưởng,
Trà ngát tràn li lớn nhỏ cùng.
Gia đình phụ tử tình hòa hợp,
Trên dưới vua tôi nghĩa liên đồng.
Tuân theo Văn Vũ lúc căng thả,
Tạm bỏ buồn vui rảnh rỗi chung.
                                    (Vĩnh Cao dịch)
            - Bản dịch 2:                 
Vào hạ cảnh sắc mới,
Tụ hội về Thiệu Phương.
Trái ngọt chung chia xẻ,
Trà thơm rót nhau cùng.
Phụ tử tình hòa hợp,
Vua tôi nghĩa liên đồng.
Cương nhu theo Văn Vũ,
Rảnh rỗi cùng vui chung.
                        (Phan Thanh Hải dịch)

2- BÀI THƠ NGỰ CHẾ CỦA VUA THIỆU TRỊ (3):

PHƯƠNG VIÊN XUÂN SẮC

Vũ trụ huyên hòa ái diễm dương
Thượng lâm vô hạn hảo phong quang.
Doanh đình đào lí thiên chân thú,
Mãn giá thi thư cổ trật hương.
Hoa chức ngô lăng khi cẩm tú,
Liễu thư nhân tự mộ văn chương.
Khả tri vật thái giai sinh ý,
Tiên trạch triêm nhu vĩnh Thiệu Phương.

- Dịch nghĩa:
Vũ trụ giao hoà dưới ánh dương diễm lệ,
Cảnh sắc vườn Thiệu Phương vô cùng đẹp đẽ.
Trước sân hoa đào hoa lý gợi niềm hứng thú,
(Trong nhà) các giá sách thấm đậm mùi hương.
Hoa dệt gấm như lụa Ngô, coi khinh cả cẩm tú,
Liễu như dáng người mến mộ văn chương.
Mới hay muôn vật đều có ý,
Ân trạch tiền nhân đã thấm nhuần ở vườn Thiệu Phương

- Dịch thơ:
           
- Bản dịch 1:     
Vũ trụ giao hòa dưới ánh dương
Ngự viên cảnh sắc đẹp vô nhường
Mãn  sân đào lý càng thêm hứng
Đầy giá thi thư thấm đậm hương
Hoa tựa  lụa Ngô hơn cẩm tú 
Liễu như nhân dạng mến văn chương.
Mới hay sức sống tràn muôn vật
Ân trạch tiền nhân mãi Thiệu Phương
                                    (Vĩnh Cao dịch)

            - Bản dịch 2:     
Vũ trụ giao hòa sáng
Ngự Viên cảnh phong quang.
Đào lí tràn sân hứng
Sách vở đậm nhà hương
Hoa khoe dệt gấm lụa.
Liễu cũng mộ văn chương
Muôn vật đều hữu ý
Nhờ ơn thấm Thiệu Phương.
                        (Phan Thanh Hải dịch).

                                Huế, trước thềm xuân Quý Mùi
                                    P.T.H
(169/03-03)

---------------------
(1). Hiện nay chúng tôi đã sưu tầm được trên 30 bài thơ Ngự chế của vua Minh Mạng, Thiệu Trị về vườn Thiệu Phương. Hi vọng trong thời gian tới chúng tôi sẽ giới thiệu toàn bộ những bài thơ này.
(2). Bài thơ này nằm trong Ngự chế thi của vua Minh Mạng
(3). Bài thơ này nằm trong tập Cung viên thập cảnh thuộc bộ Ngự đề đồ hội thi tập của vua Thiệu Trị có in kèm tranh mộc bản. Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã từng giới thiệu bức tranh này trên Nghiên cứu Huế -số Một.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHOA NHƯ ÝĐắm đuối

  • NGÔ MINHThơ tặng tuổi 50

  • NHẤT LÂMBên hồ Thanh Thủy

  • NGUYỄN QUANG HÀTổ Quốc

  • NGÔ MINHThơ đề trên phiến mai non

  • ĐỖ VĂN KHOÁILần đầu với Thanh Hóa

  • Võ Quê - Thanh Tú - Nhật Hoài Phương - Liễu Thượng Văn

  • NGUYỄN QUANG HÀ                   Bút ký thơ

  • Minh ơi            Gửi hương hồn em tôi

  • TRẦN HOÀNG PHỐ     ĐÔNG HÀ          NGUYỄN THIỀN NGHI

  • Sinh năm 1973, quê Đại Lộc, Quảng Nam. Hiện là giảng viên Hán Nôm, Khoa văn ĐHSP Huế.Thơ anh giàu cảm xúc, luôn bộc lộ những ưu tư, khao khát. Tất cả những gì anh viết là nỗi niềm chân thực như chính bản thân anh.

  • Quê ở Kim Long - Huế, hiện sinh sống tại thành phố Hồ Chí  Minh.Có nhiều thơ in báo, in tuyển tập, in chung và 2 tập riêng: Lan miền Hương Ngự (năm 2000), Biếc xanh em (năm 2004).Đã là phái đẹp, hơn nữa lại đẹp trên xứ sở “mĩ miều” vốn nổi tiếng đất kinh kì (Kim Luông có gái mĩ miều/Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi) lại còn làm thơ như chính Nàng thơ tuỳ nhiên “hiển thị”.Thơ Võ Ngọc Lan hồn nhiên mà kín đáo, dung dị mà đằm thắm... Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của chị.

  • LTS: Trong những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7. 2009. Trại sáng tác VHNT Quảng Điền 2009 đã được tổ chức bên bờ biển thôn Tân Mỹ ngập tràn nắng gió. Nhiều giai điệu đã được cất lên trong âm vang sóng vỗ. Nhiều dòng thơ đã được khơi nguồn cảm hứng từ trầm tích văn hóa Tam Giang. Sông Hương xin giới thiệu một số tác phẩm đó do các văn nghệ sĩ vừa mới chuyển về.

  • Tên thật là Nguyễn Minh Châu, sinh năm 1947 tại Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An. Hiện sống và viết tại Hà Nội.Là thương binh 2/4, từng đánh giặc và làm thơ ở các mặt trận Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ từ năm 1966 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.Thơ Châu Nho xuất hiện lần đầu trên văn đàn cùng thời với Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật v.v...Sau một thời gian khá dài phải vừa chạy chữa vết thương ở chiến trường tái phát, vừa lo ngăn chặn “vết thương” ở thương trường có thể xảy ra, anh lại tự “cân bằng” mình với thơ.Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ của anh viết về Huế và về đời thường người thương binh trong công cuộc đổi mới.

  • Sinh năm: 1949Quê quán: Lệ Thuỷ, Quảng BìnhTốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du (Khoá 1)Hội viên Hội Nhà văn Việt NamUỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam

  • LTS: Xưa nay, trong đời thường, vẫn có những người làm thơ một cách lặng lẽ rồi lại đem cất giấu đi cũng rất lặng lẽ. Về phương diện này, họ sống như những người mai danh ẩn tích. Hẳn bạn đọc còn nhớ, hơn chục năm trước, một cán bộ văn phòng Hội Nhà văn đã gây ngạc nhiên trên văn đàn với hiện tượng thơ Phùng Khắc Bắc từ hiệu ứng lặng lẽ ấy. Đó là khi qua đời, người ta đã phát hiện ra di cảo thơ của ông, rồi đem in, rồi được giải thưởng, rồi nó mang tên tuổi ông vào chễm chệ trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX.Chúng tôi có ý định dành cho bạn đọc một sự ngạc nhiên mới nhưng rất đáng tiếc là người thơ lặng lẽ ở đây vẫn muốn được “bình an” và chỉ đồng ý công bố tác phẩm với bút danh Trà Mi.Cái tên rất mới với Sông Hương và cũng sẽ rất lạ với bạn đọc, nhưng thơ Trà Mi đã có giọng riêng ở đẳng cấp chuyên nghiệp tự bao giờ. Xin mời bạn đọc thử xem có đúng vậy không?

  • VĨNH NGUYÊNTên thật: Nguyễn Quang VinhSinh ngày 3-11-1943Quê quán: Quảng BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt Nam

  • BỬU NAMINhiều khi tham thiền ta nhìn bóng ta trên váchChín con mắt linh hồn mở chín cõi xa xămLòng vọng tưởng ta thường mường tượng tới Gió xuân thì thổi rợn những đêm xanh