Tôi lặng lẽ đi tìm về nhà "O Thương trống” mà trong lòng có cảm giác như một đứa con đi xa lâu ngày trở về với mẹ để được nghe mẹ kể chuyện đời, chuyện nghề.
Nét duyên của những chiếc trống đại đang nằm ngăn nắp trong phòng trưng bày cùng với hình ảnh cần mẫn, tỉ mỉ của một người con gái gốc gác làng vật Thủ Lễ đang cạo nhẵn từng lớp da trống càng thức tỉnh trí tò mò trong tôi muốn tìm hiểu về người phụ nữ mà đôi lúc đấng nam nhi "sành điệu” trong nghề trống phải thốt lên những lời thán phục.
Buồn, vui cùng nghề trống
Dành trọn cuộc đời cho những chiếc trống, đến nay O Thương vẫn sống tâm huyết với nghề. Hơn 40 năm gây dựng, dù không bảng hiệu rộn ràng, thế nhưng qua truyền miệng mọi người vẫn biết và tìm đến với thương hiệu trống "hai O”. Nghỉ tay bào mấy tấm da trâu làm mặt trống, O Thương tâm sự: " Nghề làm trống là nghề gia truyền của mấy đời gia đình tui. Nghề này do mẹ tui truyền lại. Mẹ mất nên chỉ còn lại mình tui làm nghề trống, mọi người hay nói rằng tui là người phụ nữ duy nhất ở Huế làm trống là rứa đó. Dù làm trống, thu nhập kiếm thêm chỉ vừa đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình, thế những tui vẫn thấy vui và cố bám trụ để giữ nghề cho mấy đứa con sau này”.
Để làm ra được một cái trống dù to hay nhỏ cũng đều mất khá nhiều thời gian và trải qua những công đoạn cầu kì khác nhau. Trống hay không chỉ nhờ người gõ mà trước hết là do người làm. Việc chọn da là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng cũng như âm thanh của trống, da làm trống phải là da trâu còn tươi, đẹp được đem phơi ngay sau khi mổ, da không được ươn, không được dầm qua hóa chất vì nếu da ươn thì tiếng trống sẽ không hay. Đặc biệt âm thanh của trống cũng phụ thuộc vào độ dày mỏng của da. Do vậy, tùy theo nhu cầu của khách hàng sử dụng trống mà người thợ sẽ khéo léo làm ra những chiếc trống mang những âm thanh phù hợp khác nhau. Cách làm thân trống cũng khá phức tạp, các mảng gỗ mít được bào mỏng theo hình vòm cung với độ dày, mỏng của tang trống phải phù hợp với mỗi loại trống lớn, trung, nhỏ. Sau đó, người thợ sẽ đem trống đi trội rồi đem đi đóng đinh. O Thương cho biết, trống của gia đình O phần lớn là được các khách hàng đặt làm để sử dụng trong các ngày lễ lớn. Việc làm trống Lân là dễ nhất vì chỉ đánh một mùa, tiếp theo là trống lễ, trống hội, trống làng và trống Nhã Nhạc. Còn khó làm nhất là trống chiến. Bởi lẽ, người nhạc công cần đến những mặt trống mỏng, phát ra những âm thanh như mong muốn: Khi đánh vào thân trống sẽ phát ra tiếng c’rắc; đánh vào tang trống phát ra tiếng t’rang tang và phát ra tiếng t’ròn tòn khi đánh vào giữa trống. "Nghề mô cũng rứa chú ơi, phải có cái Tâm cả. Làm trống không như mỳ ăn liền mô. Có khi mình làm năm ni nhưng hai ba năm sau có khi mới bán được trống”, O Thương nói.
Mong cháu con giữ nghề
Mang tiếng nhà ở mặt tiền đường Lê Thánh Tôn nhưng khi vào nhà O Thương tôi mới thật sự có cảm giác lâu rồi " kho trống” của nhà O như cơ thể có phần "thiếu máu” kéo dài. Điều này cũng có nghĩa là cơ sở trống "hai O” hay còn là trống dì Thương xem ra nhiều năm nay làm ăn cũng chẳng lấy gì khấm khá. O Thương cười buồn: "Chục năm trước thì không đến nỗi chi. Nhưng dạo ni, trống ngoài Bắc vô nhiều quá nên bị ảnh hưởng”.
Dẫn tôi vào nhà xem mấy cái trống phần lớn đang làm dở, O Thương nói tiếp: Hàng năm, trống bán được đắt nhất là mùa Trung thu. Còn lại chỉ làm lai rai, sửa chữa mấy cái trống kinh (trống dùng trong chùa), trống đại (trống dùng trong các dịp lễ tế của các nhà thờ họ, trống làng)... nên cũng chỉ đủ cơm cháo qua ngày”. Để giữ được nghề làm trống đứng vững như ngày hôm nay trong câu chuyện O kể với chúng tôi, hình ảnh người ba yêu quý của bà là nghệ nhân Hồ Khách - quê gốc ở làng Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên – Huế) có tầm ảnh hưởng quan trọng để O Thương quyết tâm giữ nghề. "Ngó rứa chứ đôi lúc cả tháng không ai tới mua trống cũng thấy buồn nhưng phải quyết tâm giữ nghề. Ba tui học nghề trống từ ông nội tui. Thời ông nội răng, tui không rõ. Chỉ biết hồi đó người trong nghề không ai không biết đến ba tui. Ông làm được tất cả các loại trống từ trống kinh, trống chiến (dùng cho nhã nhạc cung đình), trống đại, trống hội (như trống phục vụ trung thu, đua ghe...).
Theo nhạc sĩ, NSƯT Trần Đại Dũng - Phó giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, hiện ở Huế chỉ còn có O Thương là người làm được trống chiến với các tiêu chuẩn trên. "Sau nhiều lần khảo cứu, chúng tôi đã nhờ bà phục chế một số loại trống dùng trong tế đàn Nam Giao, Xã Tắc... Những chiếc trống sau khi được bà phục chế được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao”, ông Dũng nói.
Năm 2008, O Thương được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mời phục chế trống treo ở Lầu Ngũ Phụng trong Đại nội. Bà tự hào lắm: "Đàn bà mấy ai được mời vô trong nội làm việc như tui? Thêm nữa, ba tui ngày xưa làm trong nội, con tui hiện cũng làm trong nội. Nghe thì nghe rứa, nhưng phải đến gần 60 tuổi tui mới được biết trong nội là răng”. Ông Dũng nhận định có chút lo lắng: "Bà Hồ Thị Thương dù không thuộc thế hệ những nhạc công sống trong cung đình, nhưng là người được truyền những bí kíp của nghề làm trống từ chính cha mình - một nghệ nhân nổi tiếng có liên quan đến cung đình. Điều chúng tôi lo lắng nhất là nếu sau này bà không thể làm nghề được, thì những thế hệ sau có thẩm thấu hết kỹ năng nghề nghiệp bà để lại hay không...”?
Theo Đại Đoàn Kết
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trong cương vị Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - nhà lãnh đạo xuất sắc trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng
TH.S PHAN CÔNG TUYÊN ( * )
DƯƠNG PHƯỚC THU
Đồng chí Nguyễn Vịnh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, theo can chi là ngày mồng 6 tháng Chạp năm Quý Sửu, trong một gia đình trung nông ở làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
NGÔ THIÊN THU - NGUYỄN ÁI VƯỢNG
Từ trước đến nay nhiều sách vở ghi chép về Trương Văn Đa cũng như bố ông là Trương Văn Hiến đều thiếu thông tin khi nói về quê quán gốc tích.
Ở góc phố đường Bà Triệu (TP.Huế), hình ảnh một ông già 80 tuổi ngày ngày ngồi bên chiếc xích lô quay quắt ngóng khách đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Ông như một nốt nhạc trầm giữa cuộc sống xô bồ. Nhưng ít ai biết rằng, ông là một cậu bé liên lạc cảm tử quân ngày nào. Sau hơn 30 năm cầm súng, ông đã góp công giữ lại hình hài của tổ quốc hôm nay.
Nói là nghề “kỳ dị” bởi lẽ đây là nghề “có một không hai” ở xứ Huế, đó là nghề làm mõ mà mọi người thường thấy ở các đình chùa. Việc làm ra một chiếc mõ đòi hỏi rất công phu và tỷ mỷ, ngoài việc tạo hình thì việc tạo ra âm thanh cho chiếc mõ cũng là một vấn đề nan giải. Cũng bởi vì tính chất phức tạp đó nên mọi người hay gọi đây là một nghề “kỳ dị”, vì không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và có cái tâm để theo đuổi nghề…
Chị đã làm xao xuyến bao khán giả ở thủ đô Bern, Zurich, Geneva...qua những làn điệu dân ca Việt Nam và Thụy Sỹ. giọng ca của người con gái dòng dõi hoàng tộc đang định cư tại Thụy Sỹ Camille Huyền cùng tiếng guitar bậc thầy của nghệ sĩ Walter Ginger luôn được đợi chờ trong mỗi kỳ Festival Huế.
HỮU THU - BẢO HÂN
Tin buồn
Năm Đinh Mùi - 1967. Huế vào kỳ giêng, hai khá lạnh. Sáng ấy, như lệ thường, tôi ngồi ở quán Lạc Sơn. Đang nhâm nhi ly café, bất ngờ có chiếc Dodge mui trần trờ tới.
(SHO).Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ được tổ chức thật sự ý nghĩa, làm nổi bật cuộc đời hoạt động và những cống hiến xuất sắc của Đại tướng cho lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, cho quá trình xây dựng chiến đấu thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam.
SINH VIÊN PHẬT TỬ HUẾ TUYỆT THỰC
Hồi ký của THÁI KIM LAN
LÊ HUỲNH LÂM
Xứ Huế vốn trầm mặc, không gian Huế thường gắn với hoài niệm, là nơi để trở về. Cái thường phô diễn ra bên ngoài ở xứ sở này là nắng, mưa, là dòng Hương xanh mượt mà, hay Ngự Bình vi vu thông reo, hoặc là những chiều hiu quạnh ngắm hoàng hôn, hay những đêm dài của những bước chân phiêu lãng, và những buổi sáng tan vào hơi mù lân la khắp các ngã phố,...
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Ngài Mai Khắc Đôn (1853 - 1930) là một Nho sĩ, một vị quan có tinh thần yêu nước, thương dân và đặc biệt ngài là một trong những người thầy có ảnh hưởng khá sâu sắc đối với nhà vua yêu nước Duy Tân.
NGUYỄN ĐÌNH NIÊN
100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử
Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã kinh qua cuộc đời Hàn Mạc Tử, đó là: Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình và Thương Thương.
LÊ VĂN LÂN
Chi bộ Trí thức là một cụm từ vừa thân quen vừa lạ lẫm. Thân quen là đối với những người hoạt động trong phong trào đô thị Huế. Và lạ lẫm là trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là ở thời điểm 9 năm kháng chiến chống Pháp. Những năm 1948 - 1950 ở Huế có một Chi bộ như thế: Chi bộ Trí thức.
THANH HUẾ
Sinh thời vua Minh Mệnh rất hay làm thơ, nhưng ông làm thơ để chăm lo chính sự, lo cho dân.
TRƯƠNG SỸ HÙNG
Đề từ tập Bút hoa, thơ tập cổ của Phan Mạnh Danh năm 1942, do chính tác giả chuẩn bị bản thảo từ năm 1896 đến trước khi mất (1942); Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã viết:
Lê Quang Long - vị cố vấn quân sự đầu tiên của Hoàng thân Xuphanuvông
PHẠM HỮU THU
ĐÀI LÂN
Kỷ niệm 32 năm ngày mất của giáo sư Tôn Thất Chiêm Tế
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến hào hùng và thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 đã thúc giục, lôi cuốn nhiều lớp người đặc biệt là thanh niên, trí thức trong toàn quốc, thoát ly tham gia cách mạng.
LTS: Huế là nơi có Thái Y viện tập trung nhiều danh y, ngự y nổi tiếng triều Nguyễn, đồng thời có Bệnh viện Tây y đầu tiên ở Việt Nam - Bệnh viện Trung ương Huế. Hạ tuần tháng 3 vừa qua, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ra Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước mà hạt nhân là Bệnh viện Trung ương Huế và Trường đại học Y Dược Huế, cả hai đều được nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới.
BÙI MINH ĐỨC
I. Dẫn nhập
Trong số các ông vua triều Nguyễn, vua Tự Đức là người giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử cận đại của đất nước Việt Nam chúng ta.
THANH TÙNG Trong các bậc mẫu nghi thiên hạ ít ai được như Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ. Bà là người mẫu mực về đức hạnh, yêu thương dân, nuôi dạy con giỏi và biết đối nhân xử thế; khi cần biết tham gia việc triều chính đúng mức, hiệu quả.