Văn khắc Champa tại làng Vân Thê

14:26 26/01/2021

VŨ HÙNG

Hiện nay, tại nhà thờ tộc Chế làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, lưu giữ một thanh đá dài khoảng 1,2 m, khá vuông, mỗi cạnh khoảng trên 20 cm, trong đó có một cạnh khắc kín chữ còn khá rõ nét.

Thanh đá tại nhà thờ tộc Chế làng Vân Thê, 04/11/2019. Ảnh: Vũ Hùng

Theo đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng và triển khai thí điểm một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di tích Champa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, thực hiện từ năm 2004 đến năm 2008, của Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bên cạnh thanh đá này, tại làng Vân Thê còn có hai tượng voi và 2 tượng nam thần1. Tuy nhiên, các tượng trên không còn nữa.

Bên cạnh nhà thờ tộc Chế làng Vân Thê là một gò đất cao nhiều cây cổ thụ gọi là Lâm Lục, nơi có ngôi mộ ngài thủy tổ tộc Chế và miếu thành hoàng của làng thờ người con của vị thủy tổ, tại chỗ đất cao nhất còn có dấu vết một di tích văn hóa Chàm, có thể là một đền tháp. Các tượng voi và nam thần, thanh đá trên được phát hiện tại gò đất Lâm Lục.

Thanh đá có khắc chữ này không có trong các công trình nghiên cứu về văn khắc Chàm từ trước cho đến nay2. Mặc dù đã có một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu nhưng cũng chưa có bản dịch nào về văn khắc này được công bố.

Qua trao đổi hình ảnh tư liệu về thanh đá, các nhà nghiên cứu Jaya Thiên và Sri Jayahajan3 đã dày công giải mã được nhiều nội dung khắc trên thanh đá. Từ trước cho đến nay, chỉ có các nhà nghiên cứu và chuyên gia Phạn ngữ nước ngoài dịch văn khắc Champa sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh sau đó chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, việc hai nhà nghiên cứu trong nước giải mã văn khắc này trực tiếp sang tiếng Việt là nỗ lực rất trân trọng nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về giá trị nội dung bản dịch. Trong khi chờ công bố bản dịch đầy đủ, được sự thống nhất của hai nhà nghiên cứu trên, bài viết này cung cấp toàn bộ bản dịch âm, bản dịch nghĩa và từ bản dịch nghĩa có vài suy nghĩ dưới góc độ lịch sử.

Dịch âm:
 



Dịch nghĩa:

 


Ngôn ngữ trong văn khắc là chữ Chàm cổ và chữ Phạn. Văn khắc có 4 dòng, bố cục có 3 phần chính: Khôi phục lại ngôi đền tháp cũ để phụng thờ vị hoàng tử Harijit do hoàng tộc bảo trợ; thời điểm khôi phục vào năm 1268 theo lịch Saka (năm 1346 Tây lịch) bởi các vương tôn; cuối cùng là những đồng ruộng dâng cúng cho khu đền tháp.

Như vậy, khi khôi phục lại đền tháp cũ đã hư hại, văn khắc này có thể là một lanh tô mới gắn trên cửa đền tháp thay cho văn bia.

Thời điểm hình thành văn khắc là năm 1346, sau 40 năm kể từ khi vùng đất này thuộc về Đại Việt. Năm 1306, hai châu Ô và Rí của Chiêm Thành là sính lễ của cuộc hôn nhân giữa vua Chế Mân và công chúa Huyền Trân, năm 1307, nhà Trần đổi châu Ô thành châu Thuận, tương đương tỉnh Quảng Trị ngày nay, đổi châu Rí thành châu Hóa, tương đương vùng đất từ Thừa Thiên Huế đến bờ bắc sông Thu Bồn. Bốn thập kỷ đã thuộc về Đại Việt, người Chàm vẫn ở đây xây dựng và sửa chữa đền tháp, phù hợp với một nhận định rằng: “Giữa đời Trần, tuy có mở thêm đến hai châu Ô Lý, nhưng cũng chỉ là vùng đất cho có mà thôi”7 .

Đền tháp thường thờ Thần - Vua. Văn khắc có ghi “tu viện tôn giáo” nhưng chưa rõ có thờ thần Siva thông qua biểu tượng Linga - Yoni thường thấy tại các khu đền tháp ở miền Trung hay không. Vị vua thờ tại đây là hoàng từ Hajirit. Theo Georges Maspero, hoàng tử Harijit, Sri Harijit là vua Sinhavarman III, tức vua Chế Mân8.

Mặc dù có những dấu hiệu bất đồng trong triều đình Chiêm Thành đối với cuộc hôn nhân lấy đất đai làm sính lễ của Chế Mân, nhưng người Chàm ở châu Rí vẫn tôn kính xây tháp thờ phụng và khi hư hại đã khôi phục lại. Vị “hoàng hậu của hương thơm” và “vị vua thần thánh Sri Yavane” có thể là những người của “dòng dõi hoàng gia” huyết thống của Chế Mân bảo trợ việc khôi phục. Po Nai Kralao, Po Sit, Nai Lamvaik gắn liền với niên đại Saka của văn khắc có thể là những vương tôn tài trợ cho việc khôi phục đền tháp.

Trong suốt thế kỷ 14, ngoại trừ vua Trà Hoa Bố Để, hoàng tộc Chế trị vì Chiêm Thành, từ Chế Mân (1288 - 1307) cho đến Chế Bồng Nga (1360 - 1390). “Vị vua thần thánh Sri Yavane” là vị vua nào trong hoàng tộc Chế?

Sau khi vua Chế Mân qua đời, con trai là Cri Jaya Sinhavarman IV kế vị9, tức Chế Chí. Năm 1312, vị vua này bị bắt, nhà Trần phong người em của ông là Chế Đà A Bà Niêm làm vua, tước Á hầu10. Theo G. Maspero, Chế Đà A Bà Niêm là vua Chế Năng, và đến năm 1318, vị vua này thua trận phải chạy sang Trảo Oa (Java, tức Indonesia ngày nay). Sau Chế Năng, một vị tù trưởng là Chế A Nan lên làm vua (1318 - 1342), đã làm cho thần dân an cư lạc nghiệp, đất nước thái bình và độc lập11. Sau khi Chế A Nan chết, con rể là Trà Hoa Bố Để tự lập làm vua (trị vì từ năm 1342 đến 1360). Năm 1352, người con ruột của Chế An Nan là Chế Mỗ phải chạy sang nhà Trần nhờ giúp để trở lại kế vị nhưng không thành. Phải chăng Chế A Nan chính là “vị vua thần thánh Sri Yavane”12 bảo trợ cho việc khôi phục lại ngôi đền tháp của “người ông vĩ đại xuất sắc” Chế Mân?

Lần đầu tiên hai nhà nghiên cứu trong nước phiên âm, dịch nghĩa một văn khắc chữ Chàm cổ và chữ Phạn, một công việc đòi hỏi không chỉ kiến thức sâu về các ngôn ngữ ấy mà còn đòi hỏi kiến thức đa ngành. Văn khắc tại làng Vân Thê có thể còn những bí ẩn sẽ được làm sáng tỏ khi được giải mã đầy đủ.

V.H  
(SHSDB39/12-2020)

------------------
1, Trần Đức Anh Sơn, “Bảo tồn di sản văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 127, tháng 7 năm 2020.
2. Karl-Heinz Golzio, Inscriptions of Campa based on the editions and translationsof Abel Bergaigne, Etienne Aymonier, Louis Finot, Edouard Huber and other French scholars and of the work of R. C. Majumdar, Shaker Verlag Aachen 2004.
Arlo  Griffiths,  Amandine  Lepoutre,  William  A. Southworth, Thành Phần, Văn khắc Chămpa tạo Bảo tàng điêu khắc Chăm - Đà Nẵng. The inscription ò Campã at the Museum ò Cham sculpture in Đà Nẵng, Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, VNU-HCM publishing house, 2012.
3. Hai nhà nghiên cứu Jaya Thiên và Sri Jayahajan, dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận.
4. namaś: chúng tôi có một dự kiến từ cho hai đơn vị khó nhận dạng này do hiện trạng xuống cấp của văn khắc, dự kiến đó là dhāna nhưng dấu phụ ś tiếp sau đã đưa đến việc cân nhắc namaś nhiều hơn.
5. ksatrayā: hoặc kṣatrayā, sự khác biệt giữa ṣ hay s thường không còn quan trọng trong các văn khắc văn vần bốn dòng xuất hiện cả tiếng Phạn lẫn tiếng Chàm cổ.
6. grāmṃko: chúng tôi không rõ nghĩa của từ này, giả định của chúng tôi ở đây là tu viện đã được tạo dựng lại ở một địa điểm nào đó tên Ko, nhưng văn cảnh tiếp theo với từ này lại không thích hợp với giả định trên.
- Các ký hiệu số đặt trong dấu ( ), đặt đầu dòng là để đánh dấu số thứ tự dòng văn khắc.
- Các ký hiệu số đặt trong dấu { }, thể hiện những nội dung chữ hoàn toàn không đọc được nữa.
- Các chữ đặt trong dấu ( ), thể hiện nội dung chữ có thể suy đoán được nhờ vào chữ đi kèm với nó.
- Ký hiệu [......] thể hiện nội dung mà tấm bia đã bị hư hại, không còn nhận diện được có hay không có nội dung văn bản tại vị trí bị hư hại đó, nên chúng tôi tạm đặt ký hiệu này.
7. Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống Dư địa chí, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2003 (Phan Đăng dịch, chú giải và giới thiệu), trang 11.
8. Georges Maspero, Vương quốc Champa, Nxb. Khoa học xã hội, năm 2020, trang 285, 307, 321.
9. Georges Maspero, Vương quốc Champa, sđd, trang 307.  
10. Đại Việt sử ký toàn thư ( ĐVSKTT), bản in nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lưu dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2017, trang 266.
11. Georges Maspero, Vương quốc Champa, sđd, trang 310.  
12. Sri Yavane: Sri phiên âm thành Chế, Yavane phiên âm thành A Na? 



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN THANH HẢIDưới thời quân chủ, hầu như ở tất cả các nước phương Đông đều có tục tế giao. Tế giao tức là tổ chức nghi lễ cúng để con người có thể giao tiếp được với trời, đất và các bậc thần linh.

  • LÊ NGUYỄN LƯUI. QUAN NIỆM VỀ SỐNG CHẾT

  • HUỲNH ĐÌNH KẾT

    Di tích cảnh quan Huế là một bộ phận cấu thành diện mạo văn hoá Huế. Ngày nay, di tích cảnh quan được quan niệm là loại hình văn hoá vật thể (Tangible culture) trong hàm nghĩa phân biệt với văn hoá phi vật thể (Intangible culture). Dẫu sao cũng chỉ tương đối.

  • LIỄU THƯỢNG VĂNCố đô Huế, một trong những trung tâm văn hoá, lịch sử của Việt Nam. Không những thế, Huế còn là một tổng thể di tích quan trọng, sánh hàng kì quan trên thế giới. Cố đô thơ mộng mang đầy tính nghệ thuật lẫn với cái nét sâu thẳm, ẩn bóng của học thuật Đông phương và truyền thống dân tộc…

  • NGUYỄN HÀO HẢITrong lịch sử, việc làm những đồ nghệ thuật giả chỉ bắt đầu xuất hiện ở những xã hội có đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần khá phát triển.

  • NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNChuyện xưaGiờ đây, những vị tham gia biên dịch Mục lục Châu bản Triều Nguyễn (MLCBTN) trong Uỷ ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại học Huế những năm sáu mươi của thế kỷ trước, đã lần lượt quy tiên. Chỉ còn lại một người cuối cùng đang dưỡng lão trong một ngôi nhà khá yên tĩnh dưới bóng những lùm cây sớm chiều toả mát trong một xóm ven sông Cẩm Lệ, thuộc huyện Hoà Vang, ngoại ô Đà Nẵng. Đó là bác Ngô Văn Lại, năm nay ngoài tuổi bảy mươi.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGCó những câu hỏi đặt ra, Huế mãi không có câu trả lời thuyết phục:* Tại sao mặt hàng lưu niệm trong thị trường du lịch, trong các lễ hội Festival là nghèo nàn đến thế! Sản phẩm thủ công Huế lác đác chen chúc khuất lấp trong lớp lớp hàng Trung Quốc và các tỉnh khác trong nước?* Tại sao trong quá trình trùng tu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lại phải mời thợ từ "Đàng Ngoài" trong nhiều khâu kỹ thuật từ sơn, thếp, mộc, làm ngói men, gạch bát tràng...?* Tại sao nhà phục chế Trịnh Bách lại phải sống ở Hà Nội, để gửi vào Huế những tấm long bào, long cổn, hia, mão và kể cả những phiên bản phục chế men lam thời Nguyễn?...

  • HOÀNG ĐẠO KÍNHVăn hoá xứ Huế là một hiện tượng: sinh sôi và thịnh vượng trong khoảng thời gian và không gian địa lý hạn hẹp. Cả hai nhân tố, vật thể lẫn phi vật thể, đều kịp đạt đến trình độ cao và thấm đậm những cái riêng, so với các thời kỳ lịch sử trước đó và so với các miền đất khác. Di sản văn hoá xứ Huế không chỉ phong phú, không chỉ đặc sắc, mà còn kiệt xuất, bởi nó sở hữu rất nhiều những cái duy nhất.

  • BEATRICE KALDUN         (Nhân viên chương trình Văn hoá của UNESCO tại Bangkok)Xin chào quý vị đại biểu!Hôm nay, tôi xin bày tỏ sự vui mừng khi có mặt tại đây, đại diện cho Ngài Richard Engelhardt, Cố vấn Văn hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia cuộc Hội thảo về vấn đề bảo tồn và phát triển hội nhập của Huế, một trong những di sản quý giá nhất của Việt Nam và Thế giới.

  • PHAN THUẬN ANSự quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt Nam đã bắt đầu có từ hơn 50 năm về trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong vòng vài chục năm trở lại đây. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa Thông tin nước chủ nhà đã đóng góp những vai trò xúc tác quan trọng trong mối quan hệ làm việc giữa tổ chức UNESCO đóng tại Paris và các quan chức Việt Nam ở những tỉnh có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nổi bật.

  • PHAN TIẾN DŨNGHuế một vùng non sông kỳ tú, với sự sáng tạo của con người đã lưu giữ trong lòng mình những tài sản vô cùng quý giá. Một trong những giá trị nổi bật mang tính toàn cầu là Quần thể Di tích Huế đã được công nhận vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới (World Heritage List) ngày 11-12-1993. Bên cạnh đó, Huế còn là hội điểm về những di sản vật thể vừa phong phú vừa đa dạng. Từ mảnh đất này đã hình thành nên những phong cách, tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, đã sinh thành nhiều tài năng, đã hội tụ nhiều danh nhân để góp phần nên một Huế vừa mang đặc trưng bản sắc Việt Nam, vừa có sắc thái riêng của một vùng đất Cố đô.

  • NGUYỄN VĂN MỄ                    (Trích)Huế - thành phố lịch sử, một trung tâm văn hóa du lịch, là vùng đất có bề dày văn hóa với những tầng văn hóa khác nhau: di chỉ Khảo cổ học thời Tiền, Sơ sử; các dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh; văn hóa Chămpa; văn hóa Đại Việt... và vô cùng quan trọng là hệ thống di tích Cố đô được xây dựng dưới vương triều Nguyễn.

  • LƯU TRẦN TIÊUHiếm có một miền đất nào mà ở đó những giá trị văn hóa lại đậm đặc, phong phú, đa dạng và đặc sắc như ở Huế. Từ góc nhìn địa - chính trị - văn hóa, xứ Huế xưa như là một vị trí chiến lược trọng yếu, vừa là cầu nối, vùng đất mở, vừa là nơi diễn ra sự chồng lấn, dung hợp, tiếp biến các vùng văn hóa, các dòng văn hóa để tạo dựng thành một trung tâm văn hóa trên cái nền chung của văn hóa Việt Nam, lóng lánh những nét riêng đặc sắc của mình.

  • NGUYỄN QUỐC HÙNGNăm nay, chúng ta kỷ niệm 10 năm Quần thể Di tích Kiến trúc Huế được ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO, 10 năm với rất nhiều thành tựu đổi thay. Nhớ lại chỉ sau 5 năm trở thành Di sản Văn hóa Thế giới, Tiến sĩ Richard Engelhardt chuyên gia về văn hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã mạnh dạn tuyên bố: “tình trạng cứu nguy khẩn cấp của khu di tích Huế đã qua đi” và “chúng ta chuyển từ giai đoạn khẩn cấp sang giai đoạn ổn định trong chiến dịch vận động bảo tồn di tích Huế”(1)

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀMTrong các di sản văn hoá ở nước ta, Huế giữ một vị trí đặc biệt. Chính vì thế mà ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giữa bộn bề công việc, Đảng và Nhà nước ta vẫn dành cho di sản văn hoá Huế sự quan tâm thích đáng. Dù chưa tập hợp được hồ sơ đầy đủ, chưa có được nguồn kinh phí thoả đáng, nhưng từ năm 1979, Nhà nước ta đã có văn bản đặc cách quy định việc bảo vệ di tích thành nội Huế.

  • PHÙNG PHUCách đây vừa tròn 10 năm, ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Huế và với cả nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế đã chính thức được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới với dòng chữ “Ghi tên vào danh mục này là công nhận giá trị nổi bật toàn cầu của một tài sản văn hoá hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích của nhân loại”. Lịch sử vùng đất Phú Xuân- Huế với Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam mở ra một trang mới, giang rộng vòng tay đón bè bạn trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và truyền đạt kinh nghiệm trong công việc bảo tồn và phát huy giá trị.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCSau Hiệp định Paris năm 1973, Thành uỷ Huế chủ trương phải xây dựng thêm các tổ chức cách mạng biến tướng để tập hợp lực lượng trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên ở nội thành; tạo cho được những hoạt động công khai, hợp pháp nhằm thu hút quần chúng ở vùng địch tạm chiếm hướng đến mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi dân sinh, dân chủ, tiến tới đòi thi hành Hiệp định Paris.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCCách đây gần tròn 50 năm, từ Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua lần thứ 3 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch “Vì miền Nam ruột thịt”. Thực hiện chủ trương nầy, năm 1957 Bộ Văn hoá và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức chỉ đạo 26 thư viện các tỉnh và thành phố ở miền Bắc xây dựng trong lòng mỗi thư viện một “Thư viện Kết nghĩa” vì miền Nam ruột thịt theo quan hệ kết nghĩa giữa các tỉnh, thành Bắc-Nam.

  • PHAN THANH HẢISông Hương là báu vật mà trời đất đã ban tặng cho Huế. Đã tự bao giờ, sông Hương đã được xem là dòng sông của thi ca, nhạc họa, của kiến trúc, nghệ thuật xứ Huế. Đã có nhà văn từng thốt lên: “Nếu một ngày nào đó sông Hương đột nhiên biến mất, thì Huế có còn là Huế nữa không?!”...

  • BỬU ÝMột đất nước có lịch sử lâu đời hẳn nhiên thừa hưởng di sản phong phú và đủ loại.Trước hết, vấn đề di sản không nhất thiết đi đôi với Festival. Di sản có thể nằm  một cõi, mà Festival lại nằm một nơi. Cũng có thể phát huy riêng rẽ, phục vụ quần chúng khác nhau, nhưng cùng chung một trục văn hoá để cùng được bảo tồn và phát huy. Nhưng nếu di sản sánh đôi với Festival thì đó là một cuộc nên duyên như được dành sẵn.