Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.
Hình ảnh trên tài khoản Twitter của Orchestra Sinfonica di Milano
Nhà hát nổi tiếng thế giới Teatro La Fenice ở Venice vẫn hoàn toàn im lặng khi tứ tấu đàn dây Dafne string bước lên sân khấu. Các nghệ sĩ bước lên và cầm lấy cây vĩ — bất chấp sự thật là không có bất cứ khán giả nào trong khán phòng rộng lớn, vốn có sức chứa trên 1.000 người. Khi bốn nghệ sĩ ngồi xuống ghế, nghệ sĩ violin Federica Barbali không khỏi cười mỉm trước hoàn cảnh khác thường này.
Trong một khoảnh khắc, người ta có thể nghe cả tiếng rơi của một ghim xuống nhà hát theo phong cách kiến trúc rococo tráng lệ được xây vào năm 1792 này. Sau đó nhóm tứ tấu bắt đầu biểu diễn bản tứ tấu dây số 4, Op.18 của Ludwig van Beethoven. Và khi âm nhạc bắt đầu, người ta chợt nhận ra là mình đang nghe nhạc một cách thoải mái tại chính ngôi nhà mình, chứ không phải nhà hát như mọi lần.
Buổi hòa nhạc phải được diễn ra
Nhà hát Teatro La Fenice quyết định biểu điễn trực tuyến buổi hòa nhạc, vì Italy đang bị đặt dưới tình trạng đóng cửa quốc gia. Các sự kiện văn hóa đều bị hủy bỏ trên khắp Italy và châu Âu trở thành một nơi bùng phát dịch bệnh do coronavirus gây ra. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả đời sống công cộng đều dừng lại; trong một quy củ nhất định thì đời sống văn hóa vẫn tiếp tục, các tổ chức đều tổ chức các sự kiện văn hóa với những hình thức mới cho các sự kiện văn hóa của mình.
Trên Twitter, buổi hòa nhạc của Teatro La Fenice được truyền đi, nó là một trong nhiều sự kiện được chia sẻ với từ khóa #iorestoacasa (tôi vẫn đang ở nhà). Những người Ý từ khắp đất nước đang sử dụng từ khóa này để nói về đời sống của họ trong những điều kiện cách ly và chứng tỏ tình đoàn kết với những người đang bị coronavirus lây nhiễm.
Nhưng trong đêm hòa nhạc đặc biệt này, đó còn là một cảm giác về sự gắn kết với cả nhóm tứ tấu đàn dây, vốn đang biểu diễn trong những điều kiện độc nhất vô nhị so với trước đây. Khi các khán giả online tiếp tục bình luận về buổi trình diễn, phần lớn đều biểu lộ sự biết ơn đối với buổi hòa nhạc tuyệt đẹp, một khán giả nhắc nhở người khác là họ đang xem một buổi hòa nhạc – bằng cách ra dấu hiệu cho họ trên thực tại số khi như khi họ đang cùng ở trong nhà hát.
Tứ tấu Dafne không phải là nhóm nhạc duy nhất phải áp dụng giải pháp biểu diễn trực tuyến trong những thời điểm đầy thách thức này. Dàn nhạc giao hưởng Giuseppe Verdi tại Milan đã buộc phải chơi trong một nhà hát trống vắng khán giả vào đầu tháng 3 vừa qua trong khi truyền buổi hòa nhạc trên mạng. Từ khóa học lựa chọn trong suốt thời điểm truyền sóng có lẽ mang đậm chất thơ hơn: #Lamusicanonsiferma — âm nhạc không là kết thúc.
Ở quốc gia láng giềng Thụy Sĩ, Dàn nhạc Lucerne đã tìm ra một giải pháp khác. Sau khi trở về từ một chuyến lưu diễn ở Bắc Ý vào tháng qua, tất cả các nghệ sĩ đều bị cách ly tại chỗ. Đối mặt với vấn đề trái ngược là có một khán phòng tràn ngập khán giả nhưng không dàn nhạc chơi trong một buổi tình diễn vở opera Salome của Richard Strauss, ban giám đốc quyết định mời một nghệ sĩ piano chơi bản chuyển soạn.
Không quốc gia nào trên thế giới rơi vào cảnh khủng hoảng vì coronavirus gây ra hơn Trung Quốc, nơi dàn nhạc giao hưởng Thượng hải bị buộc phải hủy bỏ các buổi hoà nhạc của mình. Thay vì biểu diễn trên sân khấu, nhiều nghệ sĩ đã lên WeChat – một nền tảng mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc, để chia sẻ các video bài tập âm nhạc của mình tại nhà cũng như các video được dàn dựng.
Các bảo tàng ở Trung Quốc cũng bắt đầu chia sẻ các bài viết trên các nền tảng truyền thông xã hội về các bộ sưu tập của mình trong tháng Giêng với hi vọng sẽ giúp cho những người bị cách ly vượt qua khỏi sự buồn chán.
Giải pháp bền vững?
Khi coronavirus đến Đức, phần lớn các nhà hát và phòng hòa nhạc đều quyết định thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của vùng về những sự kiện công cộng có nhiều người tham gia. Tại Cologne, dàn nhạc Gürzenich đã hủy bỏ tất cả các sự kiện với lượng khán giả trên 1.000 người tham gia theo khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Jens Spahn cho đến khi hết dịch.
Geoffry Wharton, nghệ sĩ Mĩ và là người giữ vị trí concertmaster của dàn nhạc Gürzenich trong vòng hơn 30 năm qua, cho biết trong sự nghiệp của mình, chưa khi nào ông thấy bất kỳ thứ nào như những biện pháp thực thi hiện nay. “Tôi đã từng chứng kiến nhiều sự kiện bị hủy bỏ nhưng không thấy điều nào như hiện nay. Điều tôi thấy gần gũi nhất có thể là một trải nghiệm về ngày 11/9/2001. Không ai biết điều đúng đắn nhất cần làm là gì. Rõ ràng là buổi hòa nhạc bị dừng lại nhưng tất cả các nghệ sĩ đều có mặt ở đó”.
Giống như các dàn nhạc ở Italy, dàn nhạc Gürzenich cũng quyết định thay vì hủy bỏ buổi hòa nhạc, họ chọn phát trực tiếp buổi biểu diễn qua mạng. Wharton nói ông cảm thấy hạnh phúc khi thấy dàn nhạc đang cố thử nghiệm những điều mới, khi theo sát buổi biểu diễn theo thời gian thực. Dẫu vậy, ông cho biết thêm nó có thể không là một giải pháp bền vững trong một thời gian dài: “Thật hay khi dàn nhạc có thể trình diễn theo cách này nhưng thực tế là mọi người vẫn muốn tới các phòng hoàn hạc để thưởng thức âm nhạc. và khi họ phải ở nhà trong nhiều tháng, mô hình biểu diễn trực tuyến có thể không là giải pháp khả thi, Wharton nói.
“Và đây là nơi tôi cảm thấy lo lắng cho nhiều đồng nghiệp và bạn bè tôi, những người hành nghề tự do. Không ai biết điều gì sẽ thực sự xảy ra với những nghệ sĩ tự do với những buổi biểu diễn không thể diễn ra”.
Theo Tô Vân - Tia Sáng
Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.
Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.
Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.
Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.
Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.
Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.
Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!
Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...
Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.
Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.
Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.
Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.
TRANG TUỆ
“Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
(Sophocles)
Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.
Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.
Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.
Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.
Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.
Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!