VĨNH PHÚC
Nhã nhạc được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại không chỉ với thiết chế cổ xúy và ty trúc (Đại nhạc, Tiểu nhạc) như hiện nay.
Cuộc viếng thăm của Hoàng Thái tử Nhật Bản tại Học viện Âm nhạc Huế
Tuy nhiên để phục hồi, phục chế thể chế bát âm của Nhã nhạc không phải ngày một ngày hai. Các loại nhạc khí, dù là những nhạc khí đã thất truyền không còn người sử dụng được như biên khánh, biên chung, chúc, ngữ, huân... vẫn phải phục chế lại. Trước mắt là để trưng bày chuyên biệt như một nhà bảo tàng Nhã nhạc, với đầy đủ các chủng loại nhạc khí thuộc thiết chế Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn, và sau nữa là để phục vụ nghi thức trong việc phục dựng lễ Tế giao, thiết Đại triều... và dù chỉ trưng bày mà không đánh như sử sách đã nêu. Đồng thời, tránh tình trạng làm què quặt và nghèo nàn đi một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Các nhạc cụ thuộc nhóm Ty trúc, nhất là Sáo và đàn Tỳ bà nên chỉnh lại âm theo lối xưa, không nên dùng nhạc cụ cải tiến, gắn thêm phím, khoét thêm lỗ bấm… Trong truyền dạy, khi chưa có một lối ký âm bài bản hoàn chỉnh thì nên tận dụng lối truyền khẩu. Phần ký âm theo kiểu “đô rê mi”, hoặc dù có phiên thêm “họ xừ xang” cũng chỉ nên xem là “phần cứng” để học viên tự vỡ bài, còn việc lên lớp trực tiếp với nghệ nhân mới là phần chủ yếu - kể cả đàn và ca. Với lối dạy truyền khẩu của nghệ nhân, học viên mới lĩnh hội được sự “non, già”, “rung”, “vỗ” đặc trưng của từng bậc âm, từng loại hơi, từng loại bài bản. Tại Học viện âm nhạc Huế hiện nay, Khoa Âm nhạc di sản đang tiếp tục đào tạo bậc đại học chuyên ngành Nhã nhạc (đã được mở mã ngành từ năm 1996) và Ca đàn Huế. Mặc dù đến nay vẫn chưa có một “đặc chế, đặc lệ” trong việc đào tạo lực lượng kế thừa cho loại hình nghệ thuật di sản, như ý kiến Giáo sư Tô Ngọc Thanh bàn về việc đào tạo “nghệ nhân” thay cho “cử nhân” trong Hội thảo Đào tạo âm nhạc di sản khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Học viện âm nhạc Huế tháng 10 năm 2009… Nhưng trong giảng dạy chuyên ngành, khoa vẫn duy trì lối dạy truyền khẩu với đội ngũ nghệ nhân truyền dạy như Trần Thảo, Lệ Hoa, Kim Vàng, Thanh Tâm…. Điều kiện mà UNESCO đặt ra đối với các kiệt tác đã được ghi vào danh mục nhân loại rất nghiêm ngặt. Đó là yêu cầu chống nguy cơ thất truyền và cải biên. Vì vậy, được ghi tên vào danh mục đó đã khó, nhưng giữ nó còn khó hơn. Một thời gian, để “hiện đại hóa” vốn cổ, có lúc dàn nhạc đã được bổ sung thêm nhạc cụ, mở rộng âm vực dàn nhạc theo kiểu tổ bộ của dàn nhạc giao hưởng (!)… Gs.Trần Văn Khê cũng đã từng lên tiếng cảnh báo: “Dàn nhạc giao hưởng phương Tây có đến hơn một trăm cây đàn, đó là nét đặc trưng của họ. Dàn nhạc cung đình Việt Nam cũng có nét đặc sắc riêng, nếu thêm vào đó vài cây sáo, năm bảy cây đàn tranh, chục cây đàn nguyệt... thì làm sao nghe được âm sắc của từng loại nhạc cụ? Điều này cũng giống như không ai được quyền nối dài cánh tay Venus trong bức tượng Venus de Milo hoặc tô đỏ đôi môi nàng Mona Liza. Nói chung, di sản là thứ không thể can thiệp vào”. Công việc này đã có dự án, kế hoạch dài lâu của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhưng trước mắt, theo tôi nên ưu tiên quan tâm đến việc phục hồi ban Nữ nhạc. Ban Nữ nhạc tuy tồn tại không lâu, nhưng vẫn nằm trong tổng thể Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn. Vì vậy, phục hồi ban Nữ nhạc vừa là một giải pháp bảo tồn vừa tạo được sự hấp dẫn, đặc thù trong việc tổ chức phục vụ du lịch Cung đình. Hơn nữa, dàn Nữ nhạc với các nhạc cụ phổ biến mà hiện nay vẫn đang sử dụng như: Tam, Tỳ, Nhị, Nguyệt, sáo, sinh tiền... thì việc đầu tư về thời gian và kinh phí là không đáng quan ngại.
Thiết chế ban Nữ nhạc là thiết chế ty - trúc. Sử lieu cho biết, dưới thời Minh Mạng: Vua đặt ra bản nhạc Ngũ hưởng cho ban nữ nhạc tấu khi tế các Miếu và tuyển thêm 50 nữ nhạc dưới quyền hai nữ quan điều khiển, đợi lúc tế dâng rượu thì múa nhạc. Ban Nữ nhạc, rất có thể có liên quan đến tên gọi Tế nhạc hay Ty trúc Tế nhạc. Trong Âm nhạc truyền thống Việt Nam của Trần Văn Khê cho biết năm 1832 Đại nhạc và Tế nhạc dùng trong lễ đại triều, từ 1832 bỏ Tế nhạc… Nhưng tác giả lại nói: năm 1838 (Minh Mạng 19) chỉ có Ty trúc tế nhạc dùng để tấu nhạc trong các Miếu, và trong tế Văn miếu, dàn Ty trúc tế nhạc tấu nhạc theo điệu múa Văn… Trong lễ Thánh thọ, lục tuần Hoàng Thái Hậu năm Minh Mạng 1827, (một năm trước khi đổi tên thành Hòa thanh thự) có dàn Nữ nhạc gồm: trống lớn nhỏ, sinh tiền, đàn Nguyệt, đàn Tỳ bà, ống địch, đàn Tam, đàn Nhị. Trong sách Những Đại lễ và Vũ khúc của vua chúa Việt Nam, Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề còn cho biết: trong lễ tế Thế miếu, nhạc công thự Hòa thanh giữ việc đánh chuông, trống. Ban Nữ nhạc đứng trên thềm, đợi ba tuần tế khi dâng rượu thì múa nhạc v.v. Qua tư liệu trên, mặc dù không được xác định một thể chế rõ ràng như Đại nhạc và Nhã nhạc, nhưng vẫn tồn tại một thể loại dàn nhạc. Các chi tiết về việc vua Minh Mạng bỏ Tế nhạc phù hợp với thời điểm bỏ ban Nữ nhạc trong các cuộc tế lễ vì bị cho là tà dâm… cùng với chi tiết ban Nữ nhạc trong Hòa thanh thự ở tế Thế miếu, và chỉ có Ty trúc tế nhạc dùng để tấu trong các miếu, trong Văn miếu thì tấu nhạc theo điệu múa Văn… cho chúng ta nghờ rằng: dàn Ty trúc tế nhạc trong quá khứ phải chăng là Ban Nữ nhạc? Dù sao, sử sách cho biết đã từng tồn tại một dàn Nữ nhạc với đầy đủ cả hình ảnh trang phục, nhạc khí, nên không vì lý do gì mà không phục hồi lại tổ chức dàn nhạc này. Ít nhất là thể hiện được tính đặc thù của Nhã nhạc Việt Nam so với Nhật Bản, Hàn Quốc và chắc chắn sẽ hấp dẫn và thu hút được nhiều khách du lịch đến với Nhã nhạc, đến với Cố đô Huế. V.P (SH275/1-12) |
Ít ai biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từng bị sử dụng làm nơi đóng quân, có thời gian lại dùng làm điểm “cách ly dã chiến” cho việc đối phó với dịch tả ở Hà Nội.
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.
Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.
Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).
Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.
Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.
Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.
Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.