TRẦN ĐẠI NHẬT NHẬT
Nghệ thuật sân khấu hát bộ là một loại hình nghệ thuật có tính ước lệ cao từ trang trí sân khấu cho đến hình thức biểu diễn.
Ảnh: internet
Ngoài tài năng biểu diễn của diễn viên thì vai trò các nhạc khí không kém phần quan trọng, mỗi loại nhạc khí có màu sắc và nhiệm vụ khác nhau, được kết hợp cùng ca hát, vũ điệu “Vũ đạo” một cách chặt chẽ, nhịp nhàng làm cho nghệ thuật hát bộ hấp dẫn, tinh hoa bậc nhất trong các loại hình nghệ thuật sân khấu khác, bởi vậy nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật đánh giá “nghệ thuật sân khấu hát bộ là một loại hình nghệ thuật cổ điển bác học”.
Với bài viết này, chúng tôi muốn sơ lược đến vai trò vị trí của “trống chiến” trong nghệ thuật sân khấu hát bộ truyền thống Huế.
Trống chiến được chế tác từ chất liệu gỗ mít và da trâu, có đường kính khoảng 40cm, chiều cao khoảng 38cm, gồm hai bộ phận chính:
Dăm trống “thùng cộng hưởng” được chế tác từ thân gỗ mít, âm thanh vang lên khi được nhạc công sử dụng dùi trống chạm vào hai bên dăm trống, âm thanh phát ra từ dăm trống trong trẻo, vang xa, theo cách gọi của nghệ nhân sử dụng trống, âm thanh của dăm trống có âm “cắc, rắc, crắc…”.
Mặt trống: Mặt trống được chế tác từ da trâu, âm thanh vang lên khi nhạc công sử dụng dùi trống tác động lên mặt trống, âm thanh phát ra từ mặt trống rất phong phú về màu âm, tên gọi của mỗi âm thanh “tòng; cròng; rụp; crụp; tịch; tang; crang…”.
Mỗi âm thanh của trống chiến có tính năng biểu hiện sắc thái, tình cảm khác nhau, có âm vui, âm buồn, âm oán, âm giận, âm hào hùng.
Ví dụ: Âm vui “âm cắc”. Âm oán “âm tịch”. Âm hào hùng “âm tòng”. Âm giận “âm tang, táng”… Ngày xưa, các bài bản của trống được ký âm bằng tên của âm trống và được truyền khẩu từ đời này sang đời khác. Trong phương pháp truyền dạy, nghệ nhân vừa đọc âm trống vừa kết hợp hai tay gõ vào trống để người học vừa tiếp nhận âm thanh và tiết tấu của bài bản. Vì vậy, rất khó khăn trong việc truyền dạy và học tập.
Ngày nay, những người truyền dạy áp dụng phương pháp ký âm của phương tây về tiết tấu, sắc thái, còn phần âm trống, tự mỗi người có một ký hiệu riêng để tiện cho việc truyền dạy.
Ví dụ 1: một vế của bản nhạc “xàng xê” được ký âm theo phương pháp xưa và cách đọc như sau: ký âm “ Tct Ct Tt Ct TT tc Tctc”. Cách đọc “Tòng cắc tòng Cắc tang Tịch tòng Cắc tòng Tòng Tòng tòng Tòng…”. Gạch ngang dưới chữ cái in hoa là phách chính, gạch ngang giữa dưới hai chữ là phách ngoại.
Ví dụ 2: Cũng vế nhạc trên được ký âm theo phương pháp tây phương như sau:
Để đảm trách là một nhạc khí chủ chốt trong nghệ thuật hát bộ, Nghệ nhân xưa đã chọn lọc, hệ thống nối kết các âm với nhau một cách hợp lý, tạo ra những “chuỗi âm” “nhóm tiết tấu” “nhóm bài bản” độc lập làm nhiệm vụ mở đầu cho buổi diễn, đệm cho diễn viên ca hát, nói lối hoặc cùng diễn tấu với diễn viên khi diễn viên chỉ biểu diễn bằng vũ đạo.
Trống chiến có chức năng báo hiệu “ra vĩ” cho các nhạc khí diễn tấu, báo hiệu “ra vĩ” cho diễn viên vào đầu và kết thúc từng câu hát, báo hiệu thay đổi thời gian đêm và ngày… Ví dụ: Để mở đầu một vở diễn, sau ba hồi trống chầu, trống chiến sẽ đánh liên hồi, tiết tấu rộn ràng, thúc giục qua bài bản “trống chiến” đồng thời màn sân khấu được mở trên nền nhạc trống chiến, khi tiếng trống ngừng, diễn viên trên sân khấu mới được diễn.
Ngoài nhiệm vụ trên, trống chiến còn thể hiện vai trò hết sức quan trọng, đó là sử dụng kỹ thuật “chiêu trống”. Chiêu trống chủ yếu sử dụng âm thanh “crụp; cắc; tang táng” với sắc thái lớn, tiết tấu tự do, đổ từng chuỗi theo vũ đạo của nhân vật, cùng thể hiện nỗi đau buồn tột độ, bất ngờ, hoặc những bức xúc giận giữ của nhân vật, khi nhân vật không hát mà chỉ biểu diễn bằng cơ mặt, ánh mắt, vũ đạo, tình tiết này là cao trào “đặc trưng” của trống chiến trong nghệ thuật sân khấu hát bộ.
Qua sơ lược trên, chúng ta nhận biết tính năng của trống chiến đa dạng về kỹ thuật diễn tấu, phong phú về màu âm, có vai trò diễn tấu từ mở đầu cho đến kết thúc một vở diễn. Đặc biệt âm thanh của trống chiến được nhạc công tài hoa thổi hồn tạo thành những âm điệu, tiết tấu “vui, buồn, bi lụy, tức giận, oai hùng” làm tăng tính hấp dẫn cho một vở diễn, vai diễn mà các sân khấu nghệ thuật khác không thể có.
Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định, trong nghệ thuật sân khấu hát bộ, trống chiến là một nhạc khí chủ chốt không thể thiếu.
T.Đ.N.N
(SHSDB20/04-2016)
- “Hát bội làm tội người ta/ đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con” (Ca dao).
Đã có một thời gian dài, Hát bội - Tuồng Việt Nam nói chung, Tuồng Huế nói riêng đã vô cùng quyến rũ và “làm tình làm tội” con người ta như thế. Điều đó cũng mang một thông điệp đến với thế hệ sau rằng, Tuồng mang trong nó những giá trị lớn phản ánh tâm hồn và nghệ thuật của dân tộc Việt Nam suốt hàng trăm năm.
VÕ TRIỀU SƠN
Lịch sử sân khấu Việt Nam không thể không nhắc đến sự hiện diện của Tuồng, trong đó Huế là nơi mà bộ môn nghệ thuật này đã từng có địa vị độc tôn kéo dài hàng thế kỷ.
TRẦN NGUYỄN QUÂN
Nhắc đến Tuồng Huế những năm cuối thế kỷ XX, người ta phải nhắc đến gia đình cố lão nghệ nhân La Cháu. Gần như bất kỳ ai trong gia đình này cũng gắn liền với nghệ thuật truyền thống Huế, trong đó có những người nặng nghiệp với Tuồng. Cố lão nghệ nhân La Cháu như gốc cây cổ thụ của Tuồng Huế, mà con cháu là cành nhánh xum xuê, nay vẫn ươm nở trái quả ngọt lành.
HOÀNG TRỌNG CƯƠNG
Đàn bầu tuy chỉ có một dây, nhưng nhờ sự điều khiển vòi đàn (kéo căng và uốn chùng dây) kết hợp với 7 điểm nút (kỹ thuật gảy đàn tại các điểm được quy định trên dây đàn) ta có âm bội trong hơn ba quãng 8.
TUỆ MINH
Về hai Ông Làng, giới sân khấu truyền thống cả nước xưa nay vốn không hề xa lạ. Tuy vậy, hiện nay chưa có một sự khẳng định dứt khoát nào thống nhất.
NGUYỄN HỮU VINH - NGUYỄN VĂN SÂM
Tháng ba, năm 2006, tôi (Nguyễn Văn Sâm) qua Viện Việt Học ở California để nói chuyện về Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam thời Pháp thuộc.
TỪ MỘNG QUÂN
Cách đây 14 năm, trong các ngày từ 6 - 17/10/2002, Tuần lễ Việt Nam tại Munchen đã diễn ra sôi động với 2 phần chính: