ĐẶNG THỊ THANH HÀ
Loại thuyền đi biển quan trọng nhất của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 được khắc trên Cửu đỉnh ở Huế - Ảnh: Thái Lộc
Năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, các đời chúa Nguyễn tiếp theo tích cực xây dựng lực lượng tránh sự phụ thuộc vào Đàng Ngoài. Kết thúc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo gần nửa thế kỷ không phân thắng bại, sông Gianh được chọn làm ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để củng cố quyền lực, chúa Nguyễn tập trung xây dựng kinh tế kết hợp giao thông vận tải với mục đích tiếp tục mở mang lãnh thổ xác lập chủ quyền vùng đất Đàng Trong vững mạnh. Thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII Đàng Trong thủ công nghiệp phát triển với nhiều hình thức phong phú khác nhau đã hình thành các phường, các làng nghề thủ công nổi tiếng, sản xuất ra các sản phẩm độc đáo, đa dạng, số lượng nhiều không chỉ cung cấp trong vùng mà còn cung cấp sản phẩm thủ công nghiệp ra các khu vực và trên thế giới.
Trước hết, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải đã trở thành làng dệt nổi tiếng như ở huyện Phong Lộc, Bình Xá và Vô Xá (Lệ Thủy), ở Phú Xuân có xã Sơn Điền, Dương Xuân và Vạn Xuân, Điện Bàn… Nghề dệt lúc bấy giờ các thợ thủ công, nghệ nhân dệt lụa Đàng Trong biết kết hợp truyền thống dệt lụa xứ Bắc kỳ với kỷ thuật dệt của người ChămPa và của người Trung Hoa để sản xuất ra những mặt hàng tơ lụa đẹp và mềm mại như Quang Đông. Theo Lê Quý Đôn thì “Tổ xa đời họ Nguyễn là người dinh Quảng Nam, phủ Thăng Hoa học dệt ở Bắc khách, đời truyền nghề cho nhau. Các hàng vóc, sa, lanh, gấm, trừu cải hoa rất khéo. Ở Quảng Nam thuế lụa chỉ lấy ở hai phủ Thăng Hoa, Điện Bàn… Phủ Thăng Hóa, thuộc Hóa Châu nộp lụa thuế 809 tấm, lụa lễ 11 tấm, thuế là để dâng lên vua (vua Lê), lễ là để biếu quan trấn”[1]. Mặt hàng tơ lụa Đàng Trong được sản xuất ra nhiều bởi có những cánh đồng trông dâu nuôi tằm rộng lớn của vùng đất Thuận Quảng. Vì vậy nguồn hàng “tơ lụa vùng này rất nhiều và dư thừa đến nỗi người dân lao động và người nghèo cũng dùng hàng ngày… Đàn ông, đàn bà vác đất, đá, vôi và những vật liệu tương tự mà không hề cẩn thận giữ cho áo đẹp và quý họ mặc khỏi rách bẩn”[2] Vì thế tơ lụa dư thừa nên họ bán cho tàu các thương nhân đến cảng Hội An bằng đường thủy. Điều này, được tác giả Nara Shuichi khi nghiên cứu về việc buôn bán tơ lụa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thế kỷ XVII đã nêu: “Trong khoảng thời gian từ 1641 đến 1682 “hơn 40% số tơ nhập vào Nhật do các thương nhân Trung Quốc mang đến từ Việt Nam”[3]
Thứ hai, nghề thủ công làm gốm cũng được phát triển như: Nghề làm gốm ở làng Phước Tích, Biên Hòa sản xuất ra các sản phẩm như nồi đất, chum đất, lu vại, bát… Điều này được tác giả Tống Trung Tín thể hiện về trao đổi và buôn bán đồ gốm giữa Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ XIV - XVIII ở khu vực Sakai “Sakai là một trong những thương cảng lớn, sầm uất của Nhật Bản trong thế kỷ XV và XVI, người ta đã tìm thấy ở đây những mảnh gốm men ngọc có in hoa của Việt Nam có niên kỷ XIV. Đồ gốm của Việt Nam có niên đại từ khoảng đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII đã tìm thấy mảnh bát màu hoa lam, chính giữa lòng bát có chữ phúc, ngoài ra còn có bát gốm trăng, lòng nông, thành vát thẳng, trong lòng bát có in nổi băng hoa cúc dây hình sin rất đẹp, địa có vẽ hình rồng màu lam, chữ Hán, và các viên tròn đơn giản. Thế kỷ XVIII thì có các loại bát lòng nông, miệng rộng thành ngoài và lòng bát được vẽ hoa cúc nhiều cánh nhỏ màu sắc. Ngoài ra vẫn ở Sakai người ta còn tìm thấy “các lon sành, các lạo vò, lọ cổ thẳng, thân thon. Có một số vò có 4 núm ở vai, hình sông nước v.v, đều có niên đại khoảng thế kỷ XVII - XVIII”[4]. Để vận chuyển đồ gốm được sản xuất xứ Đàng Trong sang các nước khác buộc các thương nhân đi bằng thuyền lớn để chuyên chở hàng hóa đi từ Cảng biển Hội An. “Ở Đàng Trong không sản xuất gốm men, nhưng đồ sành có mặt ở Nhật Bản khá nhiều”[5].
Bên cạnh đó, nghề đúc đồng ở phường Đúc; nghề Rèn ở Phú Bài, Hiền Lương Võng Trì; nghề mộc ở Mỹ Xuyên, Kìm Bồng. Đặc biệt vùng đất Nam Bộ trước đây từng có nhiều lò đúc đồng được nhiều người biết đến. Trên vùng đất Mô Xoài xưa (ở miền Đông Nam Bộ) vẫn còn lại ít nhiều dấu tích của nghề đúc đồng dân gian. Riêng khu vực Sài Gòn cũng đã có đến ba nhóm lò đúc đồng, đó là ba làng cổ Tân Kiểng, Nhân Giang và Bình Yên thuộc Chợ Lớn. Nguồn gốc nghề đúc đồng ở Nam Bộ là từ Quy Nhơn theo chân các luồng di dân mà vào Nam Bộ hồi những thập kỷ đầu của thế kỷ XVIII thông qua bằng con đường biển. Nguồn đồng cũng được mua từ ngoài miền Trung chở bằng thuyền qua tuyến đường biển quen thuộc của cư dân Đàng Trong.
Đàng Trong thuận lợi phát triển giao thông đường biển trong vùng và quốc tế. Chính điều này đã được Người Bồ Đào Nha vẽ bản đồ trong thế kỷ XVI cho rằng: “Gaspar Viegas -1537, Bar -tholomeu Velho 1560, Livro Da Marinharia -1560, Bar-tolomeu Laasso -1590... cho thấy đường hàng hải Quốc tế đều nằm ngoài khơi bờ biển từ Thuận Quảng đến Hà Tiên và Côn Đảo (Pulo Condor), Hoàng Sa (Phulo Pracell), đã từng là trung tâm gặp gỡ của luồng thương mại hàng hải quốc tế đó”[6]. Các chúa Nguyễn đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp trong đó ngành nuôi tằm dệt vải, nghề sản xuất gốm… không chỉ sản xuất đủ tiêu dùng mà còn sản xuất số lượng lớn trao đổi buôn bán với nước ngoài thông qua hệ thống giao thông vận tải đường biển.
Hệ thống giao thông vận tải đường biển thuận lợi nên một trong những nghề thủ công nghiệp chúa Nguyễn rất chú trọng là ngành đóng thuyền. Đàng Trong gần biển, nhiều sông ngòi, đi thuyền thuận tiện hơn đi bộ và cũng mục đích khác là chuyên chở hàng hóa, bảo vệ mở mang bờ cõi, vì thế chúa Nguyễn tập trung sản xuất và phát triển. Ngành đóng thuyền do nhà nước quản lý. Theo hồi ký của những người nước ngoài từng đến Đàng Trong các thế kỷ XVII và XVIII, ngành đóng thuyền Đàng Trong là một ngành độc quyền của Nhà nước, do các chúa Nguyễn đích thân kiểm soát, chỉ đạo. Một nhà buôn Anh có tên là John Barrow trong hồi ký của mình đã viết rằng: “Chúa là người quản đốc các cảng, nhiều kho binh khí, kỹ sư trưởng của ngành đóng thuyền… Trong công việc đóng thuyền thì không có một cái đinh nào được đóng xuống mà lại không xin ý kiến của chúa Nguyễn trước tiên.”[7]. Các chúa Nguyễn cũng cho thành lập những xưởng đóng thuyền do Nhà nước quản lý ở hai bờ sông Hương ở Phú Xuân “Ở thượng lưu và hạ lưu chính dinh (tức Phú Xuân), nhà quân bày như bàn cờ. Những nhà của thủy quân lại ở đồi ngạn. Xưởng thuyền và kho thóc ở các xã Hà Khê, Thọ Khang”8. Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) có “200 chiến hạm, mỗi chiếc có từ 16 đến 20 khẩu đại bác, 500 chiến thuyền nhỏ từ 40 đến 44 tay chèo, 100 chiếc thuyền lớn từ 50 đến 75 tay chèo. Các thuyền chiến trên đều do xưởng của phủ Chúa đóng”9. Chính điều này đã được Alexandre de Rhodes và Thomas Bowyear nhận định rằng vào thế kỷ XVII tuy số thuyền do người Đàng Trong đóng không nhiều bằng thuyền ở Đàng Ngoài, nhưng chất lượng kỹ thuật thì không hề thua kém. Họ cũng đánh giá cao về trình độ đóng thuyền và vũ khí trang bị trên các loại tàu thuyền ở Đàng Trong.
Như vậy chúng ta thấy rằng thủ công nghiệp không chỉ có vai trò đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội mà còn là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển giao thông vận tải Đàng Trong thời chúa Nguyễn.
Nhằm củng cố quyền lực xứ Đàng Trong, chúa Nguyễn đã tập trung xây dựng kinh tế kết hợp giao thông vận tải với mục đích tiếp tục mở mang lãnh thổ xác lập chủ quyền vùng đất Đàng Trong vững mạnh. Vì vậy, một trong những vấn đề kinh tế mà chúa Nguyễn chú trọng đó là phát triển đối với giao thông vận tải làm đòn bẩy đối với thủ công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Đ.T.T.H
(TCSH368/10-2019)
[1] Đỗ Đức Hùng, Biên niên sử Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, 2002, tr. 232-333.
[2] Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong 1621, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr.32.
[3] Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng - Mạc Đường, Lịch sử Việt Nam, Tập 4, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, tr.235
[4] Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang- Nguyễn Mạnh Hùng, Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. QĐND, Hà Nội, 2012, tr.68.
[5] Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang- Nguyễn Mạnh Hùng, Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. QĐND, Hà Nội, 2012, tr.72.
[6] Đỗ Bang, Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.27.
[7] Lê Đình Cai (1971), 34 cầm quyền của Chúa Nguyễn Phúc Chu, Đặng Trình xuất bản, 1971, tr.80
8, 9 Trần Đức Anh Sơn (2011) Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn, Tạp chí Huế xưa và nay (104), tr. 80, 83.
BĂNG SƠN Tuỳ bútDòng sông Hồng Hà Nội là nguồn sữa phù sa và là con đường cho tre nứa cùng lâm sản từ ngược về xuôi. Dòng sông Cấm Hải Phòng là sông cần lao lam lũ, hối hả nhịp tầu bè. Dòng sông Sài Gòn của thành phố Hồ Chí Minh là váng dầu ngũ sắc, là bóng cần cẩu nặng nề, là những chuyến vào ra tấp nập... Có lẽ chỉ có một dòng sông thơ và mộng, sông nghệ thuật và thi ca, sông cho thuyền bềnh bồng dào dạt, sông của trăng và gió, của hương thơm loài cỏ thạch xương bồ làm mê mệt khách trăm phương, đó là sông Hương xứ Huế, là dòng Hương Giang đất cố đô mấy trăm năm, nhưng tuổi sông thì không ai đếm được.
PHAN THUẬN THẢO Chiều chiều trước bến Vân Lâu Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông. Thuyền ai thấp thoáng bên sông, Đưa câu Mái đẩy chạnh lòng nước non. (Ưng Bình Thúc Giạ)
LÃNG HIỂN XUÂNChẳng hiểu sao, từ thuở còn thơ ấu, tôi đã có một cảm nhận thật mơ hồ nhưng cũng thật xác tín rằng: Chùa chính là nơi trú ngụ của những ông Bụt hay bà Tiên và khi nào gặp khó khăn hay đau khổ ta cứ đến đó thì thế nào cũng sẽ được giải toả hay cứu giúp!
BÙI MINH ĐỨCNói đến trang phục của các Cụ chúng ta ngày xưa là phải nhắc đến cái búi tó và cái khăn vấn bất di bất dịch trên đầu các Cụ. Các Cụ thường để tóc dài và vấn tóc thành một lọn nhỏ sau ót trông như cái củ kiệu nên đã được dân chúng đương thời gọi là “búi tó củ kiệu”. Ngoài cái áo lương dài, cái dù đen và đôi guốc gỗ, mỗi khi ra đường là các Cụ lại bối tóc hình củ kiệu và vấn dải khăn quanh trên đầu, một trang phục mà các cụ cho là đứng đắn nghiêm trang của một người đàn ông biết tôn trọng lễ nghĩa. Trang phục đó là hình ảnh đặc trưng của người đàn ông xứ ta mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 20 mới bắt đầu có nhiều biến cải sâu đậm
MAO THUỶ THANH (*)Tiếng hát và du thuyền trên sông Hương là nét đẹp kỳ thú của xứ Huế. Trên sông Hương có hai chiếc cầu bắc ngang: cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền nhưng trước đây người dân Huế thường có thói quen đi đò ngang. Bến đò ở dưới gốc cây bồ đề cổ thụ, nằm đối diện với trường Đại học Sư phạm Huế. Một hôm, tôi và nữ giáo sư Trung Quốc thử ngồi đò sang ngang một chuyến. Trên đò đã có mấy người; thấy chúng tôi bước xuống cô lái đò áp đò sát bến, mời chúng tôi lên đò.
VÕ NGỌC LANBuổi chiều, ngồi trên bến đò Quảng Lợi chờ đò qua phá Tam Giang, tôi nghe trong hư vô chiều bao lời ru của gió. Lâu lắm rồi, tôi mới lại được chờ đò. Khác chăng, trong cảm nhận tôi lại thấy bờ cát bên kia phá giờ như có vẻ gần hơn, rõ ràng hơn.
HỒNG NHUTôi vẫn trộm nghĩ rằng: Tạo hóa sinh ra mọi thứ: đất, nước, cây cỏ chim muông... và con người. Con người có sau tất cả những thứ trên. Vì vậy cỏ cây, đất nước... là tiền bối của con người. Con người ngoài thờ kính tổ tiên ông bà cha mẹ, những anh hùng liệt sĩ đã mất... còn thờ kính Thần Đất, Thần Nước, Thần Đá, Thần Cây...là phải đạo làm người lắm, là không có gì mê tín cả, cho dù là con người hiện đại, con người theo chủ nghĩa vô thần đi nữa! Chừng nào trên trái đất còn con người, chừng đó còn có các vị thần. Các vị vô hình nhưng không vô ảnh và cái chắc là không vô tâm. Vì sao vậy? Vì các vị sống trong tâm linh của con người, mà con người thì rõ ràng không ai lại tự nhận mình là vô tâm cả.
MẠNH HÀTôi không sinh ra ở Huế nhưng đã có đôi lần đến Huế, khác với Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Huế có nét trầm lắng, nhẹ nhàng, mỗi lần khi đến Huế tôi thường đi dạo trên cầu Trường Tiền, ngắm dòng Hương Giang về đêm, nghe tiếng ca Huế văng vẳng trên những chiếc thuyền rồng du lịch thật ấn tượng. Cho đến nay đã có biết bao bài thơ, bài hát viết về Huế thật lạ kỳ càng nghe càng ngấm và càng say: Huế đẹp, Huế thơ luôn mời gọi du khách.
VÕ NGỌC LANNgười ta thường nói nhiều về phố cổ Hội An, ít ai biết rằng ở Huế cũng có một khu phố cổ, ngày xưa thương là một thương cảng sầm uất của kinh kỳ. Đó là phố cổ Bao Vinh. Khu phố này cách kinh thành Huế chừng vài ba cây số, nằm bên con sông chảy ra biển Thuận An. Đây là nơi ghe, thuyền trong Nam, ngoài Bắc thường tụ hội lại, từ cửa Thuận An lên, chở theo đủ thứ hàng hoá biến Bao Vinh thành một thương cảng sầm uất vì bạn hàng khắp các chợ trong tỉnh Thừa Thiên đều tập trung về đây mua bán rộn ràng.
NGUYỄN XUÂN HOATrước khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới, thành phố Huế đã được nhiều người nhìn nhận là một mẫu mực về kiến trúc cảnh quan của Việt Nam, và cao hơn nữa - là “một kiệt tác bài thơ kiến trúc đô thị” như nhận định của ông Amadou Mahtar M”Bow - nguyên Tổng Giám đốc UNESCO trong lời kêu gọi tháng 11-1981.
DƯƠNG PHƯỚC THU Bút kýXứ Thuận Hóa nhìn xa ngoài hai ngàn năm trước, khi người Việt cổ từ đất Tổ Phong Châu tiến xuống phía Nam, hay cận lại gần hơn bảy trăm năm kể từ ngày vua Trần Anh Tông cho em gái là Huyền Trân Công chúa sang xứ Chàm làm dâu; cái buổi đầu ở cương vực Ô Châu ác địa này, người Việt dốc sức tận lực khai sông mở núi, đào giếng cày ruộng, trồng lúa tạo vườn, dựng nhà xây đình, cắm cây nêu trấn trị hung khí rồi thành lập làng xã.
TRƯƠNG THỊ CÚCSông Hương, một dòng sông đẹp, sôi nổi với những ghềnh thác đầu nguồn, mềm mại quàng lấy thành phố như một dải lụa, hài hoà tuyệt diệu với thiên nhiên xinh đẹp và hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền chùa; với hàng trăm điệu hò, điệu lý; với những ngày hội vật, hội đua trải, đua ghe; với mảnh vườn và con người xứ Huế, là nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ, thu hút sự say mê của nhiều khách phương xa. Không những là một dòng sông lịch sử, sông Hương còn là không gian văn hoá làm nẩy sinh những loại hình nghệ thuật, những hội hè đình đám, là không gian của thi ca, nhạc hoạ, là dòng chảy để văn hoá Huế luân lưu không ngừng.
TÔN NỮ KHÁNH TRANG Khi bàn về văn hoá ẩm thực, người ta thường chú trọng đến ẩm thực cung đình, hay dân gian, và chủ yếu đề cập đến sinh hoạt, vai trò, địa vị xã hội... hơn là nghĩ đến hệ ẩm thực liên quan đến đời sống lễ nghi.
TRƯƠNG THỊ CÚC• Bắt nguồn từ những khe suối róc rách ở vùng núi đại ngàn A Lưới - Nam Đông giữa Trường Sơn hùng vỹ, ba nhánh sông Tả Trạch, Hữu Trạch và nguồn Bồ đã lần lượt hợp lưu tạo thành hệ thống sông Hương, chảy miên man từ vùng núi trung bình ở phía đông nam A Lưới, nam Nam Đông, băng qua những dãy núi đồi chập chùng ở Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền rồi xuôi về đồng bằng duyên hải, chảy vào phá Tam Giang để đổ nước ra biển Đông.
NGUYỄN KHẮC MAIỞ xứ Huế có những tên làng quê mà nghĩa của chúng vẫn còn là sự ám ảnh kiếm tìm giải thích, chắc chắn chúng phải có nghĩa cụ thể nào đó. Người xưa không bao giờ đặt tên một vùng đất mà chẳng có nghĩa gì cả cứ như là người Mã Lai họ đặt tên vùng đất kinh đô cũng lần ra cái nghĩa đó là “cửa sông bùn lầy” (Kua-la-lăm-pua). Những cái tên như Kim Long, An Hoà, Dương Xuân, Phú Tài, Phú Mậu thì những ai có chút hiểu biết chữ Hán đều có thể lần tìm ý nghĩa. Nhưng có những cái tên làng quê thật khó đoán được cái nghĩa của chúng.
BÙI MINH ĐỨC Ngày nay, hễ nói đến đường để nấu chè là ai ai ở Huế cũng nghĩ đến đường cát trắng, đến thứ đường bột trắng tinh đã được tinh lọc do các nhà máy đường tân tiến sản xuất. Có người cũng còn nhớ đến đường phèn để chưng với chanh ăn khi bị ho, hoặc đường tinh thể là thứ đường đặc biệt màu vàng dùng để uống với cà phê cho thêm phần đậm đà. Nhưng chẳng ai có thể nhắc đến chiếc bánh đường đen ở Huế của thuở nào.
NGUYỄN TIẾN VỞNKinh Dịch (Chu Dịch) là sách về sự biến đổi. Dịch, nói gọn lại là biến đổi. Tinh thần xuyên suốt của Kinh Dịch là quy luật chuyển dời, biến hoá của vạn vật trong cõi trời đất. Mọi vật, bất kể to lớn như vũ trụ, hay nhỏ nhoi như các nguyên tử, đều không bao giờ đứng yên. Mọi sự, từ chuyện người có thể biết đến chuyện chỉ trời đất biết, cũng vận động biến hoá khôn lường.
PHAN THUẬN AN Dạ thưa xứ Huế bây giờ,Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương. (Bùi Giáng)
NGUYỄN VĂN THỊNHCũng như trên cả nước, trước cách mạng tháng Tám, làng (tên gọi chữ Hán là xã), ở Thừa Thiên Huế là một đơn vị cơ bản trong tổ chức hành chính của các vương triều.
VÕ NGỌC LANNếu cuộc đời người là một trăm năm hay chỉ là sáu mươi năm theo vòng liên hoàn của năm giáp, thì thời gian tôi sống ở Huế không nhiều. Nhưng những năm tháng đẹp nhất của đời người, tôi đã trải qua ở đó. Nơi mà nhiều mùa mưa lê thê cứ như níu giữ lấy con người.