PHẠM VĂN TÝ
Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đến nay đã trải qua chặng đường gần 30 năm hình thành và phát triển. Thuở ban đầu chỉ là những bước đi chập chững, số lượng hội viên đếm được trên đầu ngón tay, đến với nhau bằng tình yêu nghệ thuật nhiếp ảnh đơn thuần, tự mày mò nghiên cứu, trao đổi học tập, sáng tác và triển lãm.
Sương sớm trên sông Hương.Ảnh Phạm Văn Tý
Vậy mà từ đó hình thành nên một thế hệ đầu tiên của các nghệ sĩ nhiếp ảnh tên tuổi mà tiêu biểu là Nguyễn Khoa Lợi, Nguyễn Hữu Đính, Lê Quang, Sĩ Sô, Nguyễn Khoa Quả, Lê Đình Liên… khởi đầu cho phong trào nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
Qua thời gian, nhiều thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh của Hội đã trưởng thành và đã được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế phong tặng nhiều danh hiệu và tước hiệu cao quý, nhiều tác phẩm đã để lại dấu ấn trong lòng công chúng. Có thể nói rằng, Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã và đang là một trung tâm nhiếp ảnh mạnh của cả nước.
![]() |
Đầm chuồn. Ảnh Nguyễn Hữu Đính |
Nhiều trại sáng tác ở các địa phương trong và ngoài tỉnh được Hội tổ chức để nâng cao chất lượng sáng tác. Hội cũng tổ chức nhiều cuộc thi và triển lãm. Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã 18 lần tham gia Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực 6 tỉnh Bắc Miền Trung, Thừa Thiên Huế; 16 lần giành giải đồng đội với nhiều huy chương vàng, bạc, đồng và bằng danh dự, qua đó đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong khu vực. Đặc biệt trong năm 2007, Hội lần đầu tiên giành được huy chương vàng quốc tế và nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng khác. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh tiêu biểu có thể nhắc đến là Phạm Bá Thịnh, Hồ Ngọc Sơn, Ngô Thanh Minh, Hoàng Xuân Trí, Trương Vững, Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Hữu Tư, Đặng Văn Trân, Nguyễn Văn Dũng, Cảnh Tăng....
Ngoài việc sáng tác ảnh nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế còn tổ chức nhiều hoạt động mang tính xã hội, giáo dục truyền thống, tiêu biểu là phong trào “Một giọt đồng để đúc tượng Danh nhân Đặng Huy Trứ” được giới nhiếp ảnh cả nước hưởng ứng. Vào ngày 14/3/2007, tượng Danh nhân Đặng Huy Trứ, người có công đầu đưa nhiếp ảnh về Việt Nam đã chính thức khánh thành tại trường THPH Đặng Huy Trứ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với đặc thù của nghệ thuật nhiếp ảnh là có được công chúng rộng rãi, hoạt động nhiếp ảnh những năm gần đây đã được xã hội hóa mạnh mẽ, nhiếp ảnh trở thành một bộ môn nghệ thuật có khả năng bám sát cơ sở nhất, được quần chúng yêu thích và hưởng ứng.
Với truyền thống đoàn kết, đam mê sáng tạo, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các ban ngành, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên Hiệp Các Hội VHNT tỉnh...; hy vọng trong thời gian tới, nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế sẽ có bước phát triển mới, góp phần tích cực vào công cuộc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam.
P.V.T
(SH323/01-16)
(SHO).Đã hơn 20 năm đứng trên bục giảng là một nhà giáo hết mực yêu thương học trò và tâm huyết với nghề. Người thầy ấy còn là một Nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn cần mẫn và tinh tế ghi lại những khoảnh khắc bất chợt của cuộc sống, những con người chỉ vô tình bắt gặp trong cõi nhân gian. Bằng tình yêu, sự đam mê và lòng nhiệt huyết với nghệ thuật nhiếp ảnh, đến nay, thầy giáo Nguyễn Xuân Hữu Tâm đã là chủ nhân của hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - Những góc nhìn mới” do Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức vừa qua một lần nữa cho thấy đề tài về Huế là cảm nguồn bất tận. Mục đích cuộc thi là tìm kiếm, phát hiện ra những góc nhìn nghệ thuật mới về Huế, tạo nên một hình ảnh Huế đẹp, mới lạ so với những tác phẩm đã thành danh trước đây. Đồng thời, cuộc thi cũng góp phần quảng bá hình ảnh cố đô Huế qua ống kính nhiếp ảnh hướng đến Năm Du lịch 2012.
NHỤY NGUYÊN
Trong số 12 nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam được phong tước hiệu FIAP năm 2010, Phạm Bá Thịnh được xếp đầu với tước hiệu Nghệ sĩ xuất sắc hạng Bạc (E.FIAP/s).
ĐỒNG MINH ĐỐNG (Nhân kỷ niệm 140 năm khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường)Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, một số nhà nhiếp ảnh ở Huế đã tìm đến với nhau, lập ra một nhóm chơi ảnh nghệ thuật. Lúc bấy giờ tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, người chơi ảnh còn hạn chế nên người chụp ảnh cũng không nhiều.
NGUYỄN THANH TÚTôi tình cờ quen Phạm Văn Tý vào những năm đầu của thập kỷ 90. Dạo ấy Bình Trị Thiên chia tỉnh, đáng lẽ tôi phải theo cơ quan ra Quảng Bình (quê tôi) công tác. Nhưng do hoàn cảnh gia đình và đặc biệt tôi đang theo học đại học ở Huế nên đành phải ở lại, chấp nhận thất nghiệp không có việc làm!
SĨ THIỆN Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm năm 1980, anh lên tận chân núi Trường Sơn mở mang cái chữ cho đồng bào dân tộc vùng A Sao – A Lưới. Những năm đố, với đồng lương của “Thầy giáo – tháo dày”, Nguyễn Văn Dũng đã cầm phấn bằng “tay phải” và tiếp tục “tay trái” cầm máy mà anh dính từ 1978.
Hôm nay, cùng với bà con thân quyến nghệ sĩ lão thành Nguyễn Khoa Lợi, các nghệ sĩ nhiếp ảnh và những người hoạt động Văn học Nghệ thuật ở Thừa Thiên-Huế họp mặt tại căn nhà phố Hàn Thuyên - nơi từng in dấu chân nhiều thế hệ nhiếp ảnh Huế, để tiễn đưa nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Khoa Lợi (NSNANKL) đến nơi an nghỉ cuối cùng với lòng tiếc thương vô hạn.