Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.
MC Anh Luân với mong muốn bồi đắp nền tảng văn hóa Việt cho trẻ thông qua các hoạt động đa dạng.
Phóng viên (PV): Trong khi nhiều người đang ưu ái nghệ thuật hiện đại để thu hút khán giả, tại sao một người trẻ như anh lại muốn phát triển sân khấu cộng đồng hướng về nét văn hóa xưa?
MC Anh Luân (AL): Cách đây mấy năm, khi tổ chức chương trình nghệ thuật thiện nguyện phục vụ trẻ em vùng sâu, vùng xa, tôi nảy ra ý định phải làm điều gì đó để kích thích sự sáng tạo của những đứa trẻ đầu khét nắng, ít có cơ hội tiếp cận các loại hình văn hóa nơi đây.
Tự mình tạo kế hoạch, kết nối những người cùng sở thích và kêu gọi sự hỗ trợ, đồng hành của bạn bè trong giới nghệ sĩ, đến nay, tôi đã chính thức vận hành dự án “Sân khấu cộng đồng” của mình. Hiện tại, tôi và các cộng sự đã đưa vào hoạt động sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp, lấy văn hóa Việt Nam làm gốc với vở kịch nghệ thiếu nhi đầu tiên - “Cuộc phiêu lưu của cậu bé Tít” - được rất nhiều khán giả yêu thích. Đây là bước đầu của dự án. Diễn viên của sân khấu này là các em nhỏ tài năng được chính tôi cùng các đồng nghiệp trong ALU Academy chọn lựa và đào tạo.
PV: Thông qua tác phẩm của mình, anh muốn gửi gắm đến người xem điều gì?
AL: Tôi có tham vọng không chỉ giới thiệu đến khán giả những tác phẩm mang dáng dấp của trẻ thơ mà còn phải chở cả tuổi thơ của người lớn. Ai đã qua thời tuổi thơ thật đẹp chắc khó có thể quên “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Chúng tôi chọn chuyển thể tác phẩm văn học độc đáo này thành kịch theo hình thức mới mẻ, gần gũi các em nhỏ trong giai đoạn hiện nay. Tình yêu thương, tính nhân văn và sự đoàn kết là điều chúng tôi muốn gửi gắm đến bạn trẻ thông qua vở kịch lần này.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tái hiện lại hình ảnh các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Toản, Đinh Bộ Lĩnh… Cùng với đó, là việc cộng hưởng các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng cổ, cải lương, câu hò, điệu lý hay ca dao, tục ngữ, lời ru… Tôi tin mọi người sẽ hào hứng với những chương trình này.
PV: Cùng với các chương trình biểu diễn tại sân khấu cộng đồng, anh còn có những hoạt động nào để ươm mầm nghệ thuật cho trẻ em?
AL: Sẽ khá nhiều hoạt động. Số tiền tích lũy từ hoạt động biểu diễn của sân khấu, bên cạnh việc duy trì dự án, chúng tôi còn trích ra một phần để mang các tác phẩm nghệ thuật thú vị đến với các mái ấm, nhà mở tại TP Hồ Chí Minh. Tại đây, sau phần biểu diễn miễn phí, tôi sẽ tìm kiếm và ươm mầm những diễn viên nhí cho sân khấu của mình.
Chúng tôi sẽ đến các tỉnh vùng sâu, vùng xa và vùng cao, những nơi ít có điều kiện tiếp cận các hoạt động nghệ thuật. Chúng tôi dự định sẽ xây dựng một hệ sinh thái gồm có biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, dạy kỹ năng sống và tiếng Anh dành cho tất cả các em nhỏ. Chúng tôi muốn thông qua lăng kính nghệ thuật giúp trẻ em mọi nơi sống nhân văn và yêu văn hóa Việt Nam hơn. Chỉ đơn giản vậy thôi chứ không mong điều gì to tát.
PV: Cùng với sân khấu cộng đồng đang dần được học sinh, phụ huynh tại TP Hồ Chí Minh đón nhận, được biết Hội làng Gióng là một hoạt động văn hóa cũng được anh đặt nhiều tâm huyết. Hoạt động này có điểm gì đặc biệt?
AL: Đây là điểm hẹn văn hóa được tôi và các đồng nghiệp dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để thực hiện nhằm tạo ra một không gian kết nối mọi người với nhau. Trong một không gian hoài cổ với cổng làng bằng tre, khách tham quan không chỉ được tìm hiểu, thưởng thức những món ăn thuần Việt ngày xưa mà còn được chơi những trò chơi dân gian quen thuộc như bịt mắt đập heo, nhảy bao bố, kéo co, ném lon, lò cò… hoặc thưởng thức cải lương, hát đối, tìm hiểu về áo dài và nhiều trang phục truyền thống khác. Tại đây, mọi người đặc biệt là các em nhỏ sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị của văn hóa Việt.
PV: Điều hành một học viện nghệ thuật cho trẻ, vận hành một sân khấu cộng đồng cùng khá nhiều chương trình thiện nguyện, có bao giờ anh thấy quá sức không?
AL: Được làm điều mình yêu thích thì chưa bao giờ tôi thấy mệt mỏi, ngay cả lúc khó khăn nhất. Tôi chỉ mong lan tỏa được các dự án của mình đến người cần nó và kết nối được những trái tim có cùng tâm huyết để làm được nhiều điều ý nghĩa hơn.
Là dự án quan trọng nhất giai đoạn này nhưng sân khấu cộng đồng chưa là đích đến mà tôi còn đang ấp ủ một dự định lớn hơn. Đó là xây dựng một ngôi trường đặc biệt, nơi dạy thuần về văn hóa Việt Nam, những điều mới mẻ, thậm chí xa lạ với không ít trẻ em thành phố hiện nay. Ở đó, học sinh sẽ được tìm hiểu sâu về văn hóa, con người Việt Nam để tự hào và giữ gìn mỗi ngày. Ở đó, văn hóa Việt được dưỡng nuôi bằng những điều bình dị nhất như vun đắp tình yêu gia đình, tình yêu quê hương với phong tục tập quán đáng quý của người xưa.
Phát triển là quy luật, chúng ta không thể nào ngăn cản được. Nhưng khi phát triển nhiều quá mà bản thân của chúng ta, đặc biệt là người trẻ không có cốt cách thì rất dễ bị hòa tan, mất đi cái gọi là bản sắc. Vậy nên, những cái thuộc về văn hóa cần được dưỡng nuôi từ nhỏ và lâu dài để thế hệ trẻ thấu hiểu và tự hào với văn hóa của dân tộc mình.
PV: Xin cảm ơn anh!
Theo Mỹ Dung - Thời Nay/Nhandan
Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.
Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.
LÊ HOÀNG TÙNG
Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.
Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.
Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.
Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.
Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.
Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.
Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.
5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.
Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?
Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.
Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.
NGUYỄN THANH TÙNG
Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.
Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.
Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.
Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…
Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?