Tuyển tập truyện ngắn Sông Hương 30 năm: NỬA ĐÊM VỀ SÁNG

08:17 14/05/2021

ĐỨC BAN

Cần phải nói thêm là đêm ấy se lạnh, lất phất mưa nhưng bóng đêm mịn màng trong trong còn nền trời thì sạch sẽ bồng bềnh một mảnh trăng lưỡi liềm nom nhợt nhạt đến phải rùng mình...

Nhà văn Đức Ban

Mẹ tôi sinh tôi vào mùa nước cường. Sông Duênh như chỉ còn mỗi một bờ. Sóng nước bập bềnh vỗ vào bậc đá trước ngõ nhà tôi. Ban đêm nhìn qua cửa sổ bắt gặp những ánh lân tinh xanh rợn nhảy nhót trên những bụi dứa dại có hình thù kỳ dị.

Tôi ở với người mẹ âm thầm trong căn nhà lá cũ kỹ, chứng kiến bao nhiêu là đêm sông Duênh nước cường như thế cho đến ngày vào bộ đội. Vậy mà tôi trở thành một người sợ hãi sông nước.

Con người ta sợ hãi cái gì thì sẽ gặp cái ấy, cho dù anh cố tình tránh né. Có lẽ đó là sự sòng phẳng bí ẩn của cuộc đời. Câu chuyện tôi sắp kể xảy ra khoảng chừng 20 năm sau ngày nỗi sợ sông nước chiếm lĩnh tâm hồn tôi và trọn 49 năm kể từ đêm đầu tiên tôi nhìn thấy sông Duênh đầy mảnh vụn lân tinh.

Cái nghề lái xe ôm cho tôi nhiều cuộc gặp ngẫu nhiên. Những cuộc gặp thoáng qua, nhạt thếch rồi biến mất, dành chỗ cho những cuộc gặp gỡ khác cũng thoáng qua, nhạt thếch rồi biến mất. Cứ thế...Có điều không có nó tôi không có tiền là một nhẽ, nhẽ khác cứ thấy trong lòng trống hoang. Bởi thế, đêm ấy tuy người ngấy sốt tôi vẫn ra ga chờ chuyến tàu nhanh từ Hà Nội vào. Cánh xe ôm như một đàn ruồi bay vù vù dến trước cổng nhà ga khi còi tàu hú lên những tiếng thảng thốt.

Tôi là kẻ đến sau cùng, nghĩ sẽ phải về không. Ðang định quay xe thì có ai đặt tay lên vai tôi. Một bàn tay nặng trĩu, nóng hổi. Tôi quay lại. Cần phải nói thêm là đêm ấy se lạnh, lất phất mưa nhưng bóng đêm mịn màng trong trong còn nền trời thì sạch sẽ bồng bềnh một mảnh trăng lưỡi liềm nom nhợt nhạt đến phải rùng mình. Người đặt tay lên vai tôi to lớn, một màu đen, không nhìn rõ khuôn mặt vì cái mũ vải người ấy sùm sụp. Nghề nào cũng dạy con nguời biết phản xạ hợp lý, tôi vồn vã:

- Bác cho em phục vụ bác. An toàn, tiện lợi, giá cả phải chăng

- Giọng tôi mềm mại , ngọt xớt.

Người mặc đồ đen đó không đáp, nhìn tôi từ đầu tới chân. Tôi biết vậy vì hai đốm sáng dưới tán mũ vải chuyển động.

- Xe em nom xỉn màu, nhung máy móc tuyệt vời 

- Tôi nói.

Người đàn ông đẩy vào vai tôi:

- Ði! Ði đến đâu biết đến đó, hỉ!

Tôi băn khoăn:

- Hành lý của ông đâu?

- Không có.

- Tức là...

- Sao lại phải có hành lý hả? 

- Giọng ông bực bội 

- Mà anh lắm lời thế. Tôi dặn không hỏi han trên đường đi

- “Mẹ kiếp! Tao đếch cần chuyện trò với mày, tao chỉ cần tiền" 

- Tôi nghĩ bụng và nói:

- Vâng. Tôi hiểu. Không chuyện trò, không hỏi han.

Thế là tôi im lặng leo lên xe. Ðuôi xe trĩu xuống. Tôi nghe tiếng lò xo giảm xóc rên cót két. Con người kia nặng biết bao nhiêu là ky lô. Tôi gài số 1 mà ì ạch mãi xe mới vào đà. Ánh đ.èn pha phát ra một luồng sáng trắng chảy dọc mặt đường nhưạ loang loáng nước. Ra khỏi phố ga, bốn phía chung quanh tôi bóng đen dày đặc, mịt mùng. Có khi tôi ngỡ như người ngồi sau tôi đang níu kéo xe, lại có khi cảm thấy người ấy đã biến mất. Tôi cất tiếng hỏi, cốt để nghe chính tiếng nói của mình:

- Ông làm nghề gì?

Hình như ông áp sát vào lưng tôi. Hơi thở ông lạnh lẽo phả vào tai tôi:

- Chèo đò ngang. Hai mươi năm có lẻ, chèo đò.

Gió đánh tiếng ông tan hút vào mà đêm, lúc này lởn vởn sưong mù màu sữa. 

Tôi băn khoăn:

- Chèo đò sao lại về Núi Ðá?

Ông ta không đáp. Tôi im lặng. Máy xe khặc khừ hình như nó đang leo dốc.

Bây giờ trước mắt tôi sừng sững một dãy núi đá. Nhỏn núi cao nhất chọc thẳng vào mảnh trăng lưỡi liềm. Ðường viền của nhỏn núi ấy và mào núi khập khểnh của dãy núi ấy có màu tím tái. Sỏi lạo xạo dưới bánh xe. Thỉnh thoảng một viên sỏi bật vào ướm nhựa kêu tanh tách, hai bên đường loi phoi những cái ngọn cây màu đen run rẩy hệt những bàn tay trẻ con. Trên sươnø núi có những hình khối kỳ dị. Ðây đó le lói ánh lửa và tiếng cú rúc rờn rợn.

- Rẽ phải. Ông nói.

Tôi bẻ lái. Bên trái tôi là một dòng sông., mặt nước lóng lánh. Tôi giật nảy mình, mồ hôi lạnh toát lên ngực. Xe loạng choạng suýt ngã. Ðúng lúc đó ông hét lên:

- Rẽ phải.

Tôi quành tay lái. Dòng sông biến mất. Chúng tôi lọt vào một con đường nhỏ, những tán lá cây, chẳng hiểu cây gì, đan cài thành vòm trên đầu. Có tiếng rì rầm như tiếng người trò chuyện trên vòm lá cây ấy

- Dừng lại - Người đàn ông nói.

Tôi giảm ga, giẫm phanh. Bánh trước của xe chạm vào cánh cổng sắt. Có tiếng bước chân đằng sau cánh cổng ấy nhưng không thấy bóng người nào. Tôi đặt chân lên mặt đất, cảm thấy cái ẩm ướt dưới đế giày.

Người đàn ông rút trong áo ra một chùm chìa khoá, không biết bao nhiêu là chiếc, rồi đi đến bên cánh cổng. Tiếng chìa khoá va vào nhau lanh canh.

- Mời vào. 

Ông ta nói và kéo chiếc mũ vải xuống thấp hơn. Rõ ràng ông ta cố ý giấu mặt. Một cái gì ấy cứ cựa quậy trong tâm can tôi. Tôi muốn nó hiện thành hình hài nhưng vô ích. Tôi cắn răng dắt xe theo ông dọc lối ngõ lát đá. Hết lối ngõ là cái sân rộng, cũng lát đá. Ba phía sân cây cối um tùm. Phía còn lại là bậc tam cấp của một toà nhà không biết bao nhiêu là tầng, cao hun hút. Bất ngờ một đốm lửa loé lên trong nhà rồi cái gì đó sáng bùng lên như là bóng điện, như là đèn măng sông. Khoảng khắc sau, cánh cửa của cái khung vòm mở toang và một con nguời, chắc là đàn bà vì mái tóc xõa tung xuống vai, hiện ra. Bộ quần áo màu trắng người ấy mặc trên người trong ánh sáng từ trong nhà chiếu ra, run rẩy như làn sương khói. Người đàn ông và người đàn bà nói gì với nhau tôi không nghe rõ. Ðột ngột người đàn bà biến mất! Người đàn ông quay về phía tôi, nói:

- Vào nhà, uống với nhau chén rượu cuối năm.

Người đàn ông lầm lì, tôi cảm thấy có cái gì đó bí ẩn, người đàn bà thoắt ẩn, thoắt hiện như một bóng ma và cái khoảng trống hun hút chập chờn ánh sáng trắng...gây nên trong tôi nỗi e sợ mơ hồ và từng chút một, nỗi e sợ ấy cứ kích thích trí tò mò của tôi.

Tôi bước vào nhà. Không khí lạnh như lòng núi đá và có mùi hương gì thơm ngọt như hương trầm. Ngoài một bộ bàn ghế căn phòng chẳng có một đồ vật nào khác. Phía trái nơi bức tường xiên xiên như sắp đổ có một ô cửa hình chữ nhật. Tôi giật thót hai bên mạng sườn bởi một cảnh tượng lạ lùng hiện sau ô cửa ấy. Ðó là một khối sương mù. đ.ùng đục màu sữa đang tan loảng dần; ở những nơi sương mù tan loảng đó nhấp nháy ánh lân tinh xanh lè. Ngỡ như tôi đang nhìn qua ô cửa chiếc tàu thuỷ buông neo giữa biển khơi vậy.

- Ðây là đâu? 

- Tôi thốt lên, giọng run rẩy vì nỗi e sợ đã biến thành nỗi sợ hãi dâng lên nghẹn cổ.

- Là cái hang đá. Anh không thấy nước rỉ theo vách đá đó sao? Không nghe tiếng vọng của giọng mình sao?

Tôi quay trở, rồi hỏi:

- Còn cái cửa kia?

- Mở xuống sông.

Tôi đứng phắt dậy, vội vã:

-Tôi xin ông được về.

Ông ta nhìn xói vào tôi, rồi móc túi lấy ra một xấp bạc dúi vào tay tôi. Tôi chạm vào bàn tay lành lạnh của ông và tôi đã rùng mình.

Thế rồi tôi đi như chạy ra sân. Ngồi lên cái xe máy quen thuộc của mình, tôi trở nên bình tỉnh hơn, cảm thấy máu trong người chảy rần rật. Tôi ngoảnh nhìn ông lúc ấy đang đứng như một bức tường trên thềm, nói:

- Cho tôi gửi lời chào bà.

Ông cười, tiếng cười va vào cái vòm cửa bằng đá nghe lanh lảnh.

- Cô ấy đi rồi. Ðã sắp nửa đêm về sáng

Xe tôi chạy đén chỗ ngoặt đầu tiên thì dở chứng. Máy khặc khừ rồi lịm đi. Và đáng ra phải tiến về phía trước thì nó lại thụt lùi. Tôi nhận ra mình đang đứng giữa một cái dốc ngắn dẫn lên con đuờng men theo chân núi. Tôi nhảy xuống khỏi xe, một tay cầm ghi đông, một tay bám vào sau yên, còng lưng đẩy. Xe lên hết tầm tay, tôi nhắc chân thì lập tức nó lại lùi xuống. Cứ thế, dường như tôi không tiến lên được tấc nào. Chán nản, phần như tuyệt vọng, tôi cho xe trôi, tính chuyện xuống chỗ đất bằng để kiểm ta lại máy móc. Tôi thở hổn hển, mồ hôi chảy vào mắt cay xè. Cuối cùng tôi cũng xuống được chân dốc, nghĩa là chỗ ngoeọ con đường dẫn vào nhà người đàn ông nọ.

Trong khi đó, đêm đang sáng dần; thấy được cả một cái mạng nhện rối rắm chăng trên cành cây, chẳng biết cây gì, sát chỗ tôi đang ngồi. Sẵn tay tôi quơ vào cái mạng nhện kia. Những sợi tơ nhện dính vào da thịt tôi gây nên giác bứt rứt không yên. Chắc đã quá nửa đêm. Mấy giờ rồi? Tôi chợt nhớ cái một hồ quả quýt của thằng bạn hồi ở thành cổ Quảng Trị giao cho tôi trước khi trung đội làm lễ truy điệu sống nó, tôi lấy ra xem. Nó chết từ lúc 6 giờ của hôm qua? Của hôm kia? Hay của ngày nào đấy? Lâu nay tôi không xem giờ. Mãi sau này, tôi cũng không biết cái gì xảy ra trong tôi lúc ấy khiến tôi vung tay ném nó vsò đêm. Nó lặng lẽ bay đi và phía nó bay đi ấy vang lên một tiếng "tũm". Cái âm thanh ấy khiến tôi giật mình. Chắc chắn nó được phát ra từ mặt nước. Tôi cảm thấy tim gan đang bị xâm chiếm bởi một sự khuấy động bồn chồn kỳ lạ. Tôi mất vợ bắt đầu từ cái tiếng động gọn gàng mà thăm thẳm ấy. Chỉ khác là tiếng "tũm" ngày xưa vang to hơn, khủng khiếp và thảm thiết nữa. Vì nàng nhảy xuống sông từ độ cao 5 mét. Nếu rằng, tôi không cho nàng trông thấy cái đồng hồ quả quýt kia để nàng mãi mãi tin tôi là con ngươì tử tế thì... Chủ nhân cái đồng hồ ấy, người yêu nàng và được nàng yêu trước chiến tranh ấy đã không chết. Anh chỉ bị giặc bắt đưa sang Ha Oai. Tôi đã lừa dối nàng để thế chỗ cho con người tội nghiệp kia. Ký ức ấy hiện lên làm cho tâm hồn tôi bấn loạn, tim đập thình thịch. Tôi quỳ chắp tay vái lạy bốn phía chung quanh. Xong, tôi đứng dậy, nghiến răng đẩy xe lên dốc. Dường như nỗi sợ hãi làm cho con nguời ta khoẻ mạnh hơn để chiến thắng chính nó - nỗi sợ hãi ấy. Lúc sau tôi đã vượt qua con dốc, sau này trở lại, tôi nhận ra chỉ dài 3 mét và nghiêng nghiêng khoảng 20 độ. Ðấy là về sau, còn lúc lên được đường sỏi bằng phẳng, tôi thở phào, nghĩ mình vừa qua một lối dốc dài và cao ngun ngút. Tôi nổ máy, tăng tốc độ tối đa. Tôi thèm khát tốc độ, thèm khát được gào thét giữa sân ga. Một cái gì đó trắng nhởn đột ngột hiện lên trước mũi xe, nó tiến về phía tôi nhanh như chớp. Tôi chỉ kịp nhận ra mình bay vào bóng đêm và có những sợi dây mềm mại nào đó trượt qua mặt.

Người đàn ông và người mặc đồ trắng không còn ở trong cái hang đá kể trên nữa. Họ chuyển đi đâu không biết. Cái hang đá giờ đây trỏ thành một di tích lịch sử văn hoá. Năm nào đó vua Lê Thánh Tông trên đường vi hành đã nghỉ lại đây bảy đêm ngày. Nhà vua đã khắc thơ lên vách đá. Nghe bảo, đấy chính là nét chữ của ông. Người ta chỉ còn đọc được mỗi bốn câu. Hai câu ở vách đá phía hửu: “Nghĩa an hà địa bất an cư. Lễ phép thành giao lạc hữu dư” (1). Hai câu ở vách đá phía tả: “Ðăng khiêu ngộ xúc nhân gian trái. Hoa lạc thuỳ thu thuỷ quốc hương(2).

Hôm đi khỏi hang đá, người đàn bà mặc đồ trắng đã lấy lá trầu không in sao từng chữ của bài thơ lên tấm vải lụa vàng. Nàng bảo người đàn ông lên thăm mộ bạn. Rồi nói:

- Hai mươi năm rồi, anh ta vẫn không biết em đã được ông cứu sống. Ðiều ấy hay hay dở cho cả ba chúng ta nhỉ?

Người đàn ông kéo cái mũ vải ra khỏi đầu để lộ một vầng trán nhăm nhít những vết sẹo có trên 29 năm tuổi. Ông tủm tỉm cười. Người đàn bà nhẹ như một cái bóng bước xuống con thuyền neo bên bờ sông.

Người đàn ông đội mũ lên đầu, tủm tỉm cười.

Đ.B

---------- 

(1) An tâm làm việc nghĩa, thì chỗ nào cũng ở an. Giao thiệp với nhau có lễ độ và thành thật thì vui thích có thừa.

(2) Khêu đèn chơi bóng, làm mắc phải mối nợ nhân gian. Như hoa rụng rời cành khó vớt lại mùi hương bến nước.

(SH số tháng 2 - 2001)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRÚC PHƯƠNG

    Nơi gương mặt khô choắt hằn sâu những vết cắt của thời gian và sự nhọc nhằn, cả sự tàn nhẫn của số phận, ông hiển hiện như người đi lạc từ thế giới nào đến đây - giữa cái phố thị ồn ã, chật cứng những mối quan hệ mua bán văn minh này.

  • NGÔ THỊ Ý NHI

    Khi đã ngồi yên trên tàu tôi vẫn không tin mình đang đưa con trở về quê hương. Ngày tôi rời Huế ra đi... Chiều hôm trước tôi thơ thẩn như kẻ mất hồn. Cành khế sau vườn lấm tấm hoa rụng vào thành giếng. Tôi soi bóng mình vén tóc ngắm một mảnh trời xanh và ngạc nhiên sao bầu trời có thể xanh đến vậy...

  • HƯỚNG DƯƠNG

    Đó là một thế giới mà tôi không hiểu nổi. Trong đôi mắt ấy chứa đựng biết bao hạnh phúc, khổ đau, cô đơn và tuyệt vọng... mà lại rất thanh thản... nó như một sự chờ đợi...

  • MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

    Nền văn minh cà rốt, bột mì, thông tin, điện tử, các giá trị ảo... không giải quyết nổi cái quằn quại, đau khổ, bấn loạn của tinh thần con người. Phải xoáy cái nhìn vào bên trong, Robinson! ...

     

  • KHÁNH PHƯƠNG

                                      Để dành tặng em V., thủy thủ

    Tôi vẽ những gì mắt thường vốn không nhìn thấy nhưng lại náu nương đâu đó sâu kín tận trong tâm trí, hình ảnh của cuộc đời phản chiếu trong giấc mơ tôi với những dạng thái kỳ lạ bất thường...

     

  • TRẦN HẠ THÁP

    Linh xà Trận pháp của nước Nam ta rất uyển chuyển và vô cùng bí hiểm... Linh xà Trận pháp lấy núi để công, dựa nước mà thủ... Qua bao thăng trầm, bao tàn độc xâm lăng của những kẻ thù cường bạo nhất, sau cùng Nước Nam vẫn vượt lên mà trường cữu…

     

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNG

    Một tia chớp nhoằng lướt qua vùng tiềm thức kéo vút tôi về với tuổi ấu thơ xa lắc. Vun vút lướt qua những tầng mây chiều buồn bã rách bươm. Những cánh chim về núi muộn màng. Tiếng chim le le kêu, tiếng nghé ọ trên đồng.

  • HOÀNG TRỌNG ĐỊNH

    Những bước chân của người con gái đó như luồn lách theo những rãnh tối đen ngòm trong chính vùng ánh sáng lộng lẫy của sự phán đoán, gây cho ông một cơn đau bình thường nhất trên những gì vô thường...

  • ĐỖ KIM CUÔNG

    Trong sâu thẳm trái tim mỗi người lính đều hiểu rằng cuộc chiến này vẫn còn gian khổ, khốc liệt và số phận dành cho một người lính trong chiến trường như hạt cát giữa rừng bom lửa...

  • HẠNH LÊ

    Buổi sáng hôm nào tiễn Phương đi, Thoải ra vườn nhặt chiếu mo cau. Mặt trong chiếc mo cau cô lau bằng khăn mùi xoa, kỷ vật mà Phương tặng từ hồi họ mới yêu nhau. Bàn tay Thoải khéo léo đồ xôi vào ruột mo cau. Nhìn những hạt nếp dẻo dính trên chiếc khăn tay, bỗng dưng Thoải bật khóc...

     

  • NGÔ TỰ LẬP

    Nhà tôi luôn mở cửa và cũng không có hàng rào. Tôi từng sống với người Ducơmi và tôi đem về đây quan niệm sống cao thượng của họ. Trong ngôn ngữ của họ không có từ hàng rào “Nhà tôi nhỏ nhưng không có hàng rào. Bạn hãy đến, rồi hãy đi, như gió”...


     

  • THÁI BÁ TÂN

    Hai ngày đầu ông dạo lang thang quanh hồ và những khu rừng lân cận. Mọi cái tuyệt vời, chẳng ai quấy rầy, thế mà thật lạ, sau phút choáng ngợp ban đầu, chiếc hồ và quang cảnh nên thơ nơi này chẳng làm ông thanh thản chút nào...

  • TRÚC PHƯƠNG

    Cái ghế bỏ trống trơn bên gốc đa già gần ngôi miếu hoang. Ông già vét chút sữa cặn cho thằng cháu uống, dở tấm tã ra xem thằng bé có tiêu tiểu gì không, đoạn ông vớ lấy mấy muỗng cơm nguội để dành từ trưa mớm vào miệng, cong người lại mà nuốt...

  • NGUYỄN THANH VĂN

    ... có một đóa hồng trong bó hoa dành tặng riêng em ngày nào đã bị vò nát. Sỏi đá muộn màng hẳn đang tự hỏi liệu còn cần tới nhau nữa không! Hồ xanh ơi, hình như em đã già cỗi thật rồi chăng?

  • TRẦN THỊ TRƯỜNG

    Bất giác tôi nhìn sang phía tường bên trái, bên cạnh một chữ Tâm tuyệt đẹp là một chữ Duyên (trên nền giấy bồi trong khung gỗ) đã bị rách làm hai ... Tôi liếc nhìn thầy, thầy làm như không biết, nâng chén một lần, mỗi lần là mỗi tiếng thở dài nén lại...

  • ĐỨC BAN

    Đêm ấy se lạnh, lất phất mưa nhưng bóng đêm mịn màng trong trong còn nền trời thì sạch sẽ bồng bềnh một mảnh trăng lưỡi liềm nom nhợt nhạt đến phải rùng mình...

  • NGÔ THỊ Ý NHI

    Tôi soi bóng mình vén tóc ngắm một mảnh trời xanh và ngạc nhiên sao bầu trời có thể xanh đến vậy. Tôi gởi vào lòng giếng giọt nước của tôi. Giọt nước mắt của người con gái sắp bỏ nhà bỏ xứ mà đi...

  • HẠNH LÊ

    Tuần trăng mật của họ đúng vào mùa trăng. Đêm nào, Phương cũng đưa Thoải ra bờ đê. Dưới ánh trăng vàng rỡ, cánh đồng Bàu Vá như chìm trong sương mù. Tận phía bên kia cánh đồng, có tiếng bầy vạc kêu sương thảng thốt

  • TRẦN THÙY MAI

    "Để tôi xin cho chị một quẻ Thánh." Cô Thơi xủ quẻ rồi nói: "Quẻ của chị là quẻ lộng giả thành chân. Đêm trăng nơi đáy giếng, thấy bóng chẳng thấy hình...

  • HỒNG NHU

    Lần đầu tiên trong đời thấy quanh cảnh lễ hội ăn mày diễn ra, lòng cô gái chợt bừng lên một cảm giác khó tả, bâng khuâng, buồn nhớ, thương tiếc… Những hồi niệm xa gần hiện về trong đầu cô, cái đêm hãi hùng giữa mênh mông đầm phá, rồi lễ cúng Thần Đầm, hợp hôn dưới nước với người chồng...