TƯỞNG NIỆM ANH LÊ GIA PHÀM (1935 – 2016)

10:50 17/04/2016

(SHO) Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh.  Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc... 

Anh Lê Gia Phàm khi còn hát cho Đài Phát thanh Huế

Ngày Huế còn xưa, ngày như anh thường hát khi được yêu cầu hát „Chưa gặp em tôi đã nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng…“ có những mối tình thật đẹp, và những đôi bạn đời thật đẹp, mà chúng tôi, những cô gái còn cắp sách đến trường thường kể cho nhau nghe, chuyện thi nhân gặp được giai nhân kết duyên cầm sắt, ngày đó tôi nghe có người dạy đàn yêu cô tiểu thư đài cát tôn nữ, lại nghe thiên hạ Huế kể rằng, người cầm đàn ca hát lại khôi ngô tuấn tú nhất thành phố Huế và hơn thế nữa là quí tử của ngài Thượng thư họ Lê ở Truồi. Nghệ sĩ, Đẹp, Quí tộc, cả ba cọng lại có thể gây náo động ồn ào, gây choáng, gây kiêu, gây oai, đủ để thiên hạ phủ phục và chiêm ngưỡng, đứng xa không dám lại gần.

Kịp khi đối diện với anh, mới thấy ba đặc điểm của con người anh lại chỉ hòa thành một chữ rất đơn giản, chữ HIỀN, chữ LÀNH, mới lạ! Dấn thân vào chốn cầm ca, mấy mươi năm từng chung tiếng đàn với nhiều thế hệ nghệ sĩ danh tiếng, nổi trôi với trầm kha thời thế,Trịnh Công Sơn, Hà Thanh,Văn Giảng, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Đông, Tôn Nữ Hỷ Khương và luôn có mặt nơi ban đồng ca gia đình Phật tử, từng tham gia với ban nhạc Đài Phát thanh Huế, đem nhạc vào trường học, ra ngoài đời, người nghệ sĩ quí phái nhan như ngọc ấy vẫn không đổi chất ngọc trong suốt của bản chất tâm hồn, đến nỗi bao nhiêu đổi thay vô thường, bão tố dù hung dữ đến đâu cũng chỉ để mặt hồ sau đó lặng yên hơn. Là bạn của bao nhiêu nghệ sĩ, thành danh hay vô danh, là nhạc sư của nhiều thế hệ, có bao nhiêu bạn là bấy nhiêu thân ái, có biết bao nhiêu học trò là bấy nhiêu sự tri ân, tri ngộ.

Anh Lê Gia Phàm và tác giả.

Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh.  Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc, một nhạc trưởng điều khiển được âm thanh, bằng an lành, bằng không lời, bằng lặng yên, hòa nhã, một thứ nhạc tâm hồn âm hưởng vô ngôn, tại thế.

Điều ấy tôi nhận rõ hơn bao giờ khi vội vã đến cho kịp thấy anh giờ cuối, nước hồ sen trước nhà, nơi anh thường ngồi với Như Ngân, phản chiếu ánh sáng im lặng sâu thẳm lạ, thứ ánh sáng âm nhạc hiền hòa của anh và tôi hiểu được, nhận ra tính nhân ái từ anh lan tỏa ra đến vô bờ. Những ngày cuối cùng này, mỗi khi đến viếng, nhìn mặt nước hồ, tiền sen ngày thứ sáu vẫn còn thưa lá, nước hồ lặng yên như thế, im lặng vô cùng, tưởng đến gương mặt an hòa, bình dị của anh với lời ca nhỏ „giã từ giã từ, chiều mưa giông tới“, tôi tự hỏi có phải mặt nước đã học theo gương anh mà lẳng lặng càng hơn, như chôn nỗi đau xuống tận đáy hồ trong giờ ly biệt? Hàng giờ vòng hoa viếng anh mỗi ngày một nhiều, không kể xiết, gia đình, bạn bè thân yêu quấn quýt bên anh đến xót. Nhìn hàng nghìn đóa hoa, nghe như những nốt nhạc ngân lên, giao hưởng trùng điệp không lời, bao nhiêu búp hoa là bấy nhiêu nốt nhạc đang được viết từ trái tim của anh, như lời nhắn nhân ái của người nghệ sĩ rằng ngày mai sen hồ sẽ nở và anh, nhẹ bước hồng trần, đang vừa bước thong dong vừa hát trong giấc „Mộng dưới hoa“(1), xin bước chân ngà chớ mỏi…

                                                                                       Huế, mùa sầu đông
                                                                                                     8/4/2016
                                                                                            Thái Kim Lan

------------------------
(1)Mộng dưới hoa, thơ Đinh Hùng, nhạc Phạm Đình Chương, bài hát anh Lê Gia Phàm thường hát cho bạn bè nghe

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THANH THẢO“gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còngvề sông ăn cá về đồng ăn cua”

  • NGUYỄN KHẮC PHÊCó lẽ trong các loại tổ chức hội đoàn, tổ chức các Chi hội nhà văn (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam) là ít họp hành nhất; trong đó Chi hội ở Thừa Thiên Huế hẳn được xếp “đầu bảng” về “thành tích” này.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHĐêm hè từ 7 giờ tối tới 7 giờ sáng. 12 giờ liên tục nhận những cái rùng mình trong toa máy lạnh ghế mềm chuyến tầu xuyên Việt. 9 giờ sáng xuống Huế. Cơn mưa rớt bão Chanchu đã tạnh. Nắng Huế nhức đầu. Khách sạn Duy Tân. Nằm đọc Tạp chí sông Hương.

  • Gắn liền với 700 năm Thuận Hoá - Phú Xuân, 700 năm thơ Huế là tập thơ do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Nhà văn TT-Huế phối hợp thực hiện và sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian đến. Đây sẽ là tập thơ có bề dày và cũng là tập thơ đầu tiên khái quát một chiều dài với một diễn trình lịch sử thơ ca của vùng đất TT-Huế.

  • ĐÀO ĐỨC TUẤNNhà thơ Lê Văn Ngăn sinh năm 1944 ở làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế; hiện sống tại TP Quy Nhơn, Bình Định. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT Bình Định. Thơ in trong nhiều tuyển tập trong và ngoài nước nhưng chỉ có một tập riêng “Viết dưới bóng quê nhà” (NXB Hội Nhà văn - 2008).

  • NGỰ VIÊNLTS: Văn học trẻ Huế hiện nay như thế nào? Các tác giả trẻ đang ở đâu? Tại sao đã nhiều năm nay, không có một hội viên mới nào của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế ở độ tuổi thậm chí U40? Đâu rồi, một sân chơi văn học vốn là niềm tự hào một thời của những cây bút trẻ Huế?... Một thực tế đầy bức xúc đã khiến những người có trách nhiệm không thể tiếp tục ngồi yên. Cuộc tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” do Tạp chí Sông Hương và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức vào sáng chủ nhật 12/10 vừa qua, nói như nhà văn Tô Nhuận Vỹ, “lẽ ra phải được tổ chức từ lâu”…

  • BỬU NAM* Để tưởng nhớ Trịnh Công Sơn và Ngô Kha1. Buổi chiều nắng vàng rực trên tàn cây xanh. Hình như có một con chim nhỏ nào đó đang líu lo trong lùm cây trên cao.

  • NGUYỄN THỤY KHA1. BÁC CẢ KHOÁTNhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát sinh năm Canh Tuất 1910 - năm Tuất đầu tiên của thế kỷ XX. Bởi vậy, bác mang bản mệnh Dương Thoa Xuyên Kim (vàng trang sức).

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN thực hiệnNhạc sĩ Phạm Duy sinh trưởng ở Hà Nội (5.10.1921), một thời gian dài sinh sống ở miền Nam và nước ngoài, tác phẩm của ông gắn bó với nhiều địa phương trong cả nước. Do hoàn cảnh lịch sử, ông đã có những quan hệ đặc biệt với Huế, với vùng núi Ngự sông Hương.

  • NGÔ MINHTrên hành trình văn chương thăm thẳm, mỗi nhà văn đều có một lối khởi hành riêng. Đối với nhà văn trẻ Văn Cầm Hải, con đường đó bắt đầu từ sự lựa chọn đầy nghị lực: Anh không ăn bóng một thời đã đi qua. Câu thơ Hải viết về Apolinaire như một tuyên ngôn của mình! Quen thân Văn Cầm Hải hơn 10 năm nay, tôi thấy chàng trai trẻ này là một mẫu thanh niên hiện đại trong suy nghĩ và sáng tạo nghệ thuật, ham học hỏi, có chí tiến thủ, không bao giờ bỏ phí thời gian vào những say mê vô bổ.

  • LGT: Nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 30-8-1966, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Trưởng phòng chương trình Đài PTTH TT.Huế, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp VHNT TT.Huế, ủy viên thường trực Hội Nhà văn TT.Huế, Trưởng ban Biên tập TCSH, Thư ký Chi hội Nhà báo TCSH đã đột ngột qua đời ngày 16 -12-2006 tại Huế. Thương tiếc anh và thể theo nguyện vọng của bạn hữu, đồng nghiệp, Sông Hương xin dành số trang đáng kể đăng điếu văn của Hội Liên hiệp VHNT cùng các bài viết viếng, tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.Nguyễn Khắc Thạch - Lê Văn Phương - Lê Huỳnh Lâm - Trần Tuấn - Nguyễn Trương Khánh Thi - Hồ Thế Hà - Trần Hạ Tháp - Đào Đức Tuấn - Tỷ Em - Ngô Minh - Lãng Hiển Xuân - Phạm Thị Anh Nga - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyên Quân - Đinh Thu - Nhất Lâm - Ngô Cang - Ngàn Thương - Lê Ngã Lễ

  • NGÔ MINHDịp sát Tết Đinh Hợi, thoáng thấy tôi trên đường Lê Lợi, anh Ngọc Tranh ra hiệu dừng xe rồi nhanh nhẹn mở tờ báo  Tuổi Trẻ ra, nheo nheo con mắt cười hồ hởi: “Mình làm Trò chơi mà được Trời cho, ông thấy ngon không?”. Thì ra, báo Tuổi Trẻ ra ngày 13-2-2007, tức ngày 26 Tết, đưa tin Liên hoan hài kịch Xuân 2007 của Thành phố Hồ Chí Minh vừa kết thúc tại sân khấu nhạc nước Đầm Sen, nhóm Hoàng Sơn được giải nhất với vở hài kịch ngắn Trời cho.

  • MAI VYNhạc sĩ Trần Hữu Pháp sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo nghèo tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Từ năm 1946, Trần Hữu Pháp thoát ly gia đình phục vụ cách mạng. Trong sáu mươi năm, anh đã gắn bó với nhiều vùng đất của Tổ quốc.

  • TRẦN ĐƯƠNGCuối năm 1973, đầu năm 1974, khi bắt đầu tiến hành tuyển chọn và dịch thơ của Tố Hữu ra tiếng Đức, tôi có gửi tới nhà thơ danh mục những bài cần dịch và xin ông cho ý kiến.

  • Sức sống của Hoàng Phủ Ngọc Tường sau cơn bạo bệnh là một niềm vui cho làng văn học Việt . Trong những ngày tháng điều trị, những trang viết của ông không vì thế “đóng cửa” mà nhiều khi lại thăng hoa vì đây là khoảng thời gian đúc kết của một chuỗi dài “ham chơi”, một thời đã từng lên rừng xuống bể, vào Nam ra Bắc với biết bao “Miền gái đẹp”... Không bao giờ dừng bước -  Đó cũng là cốt cách của nhà văn gốc Bích Khê, Quảng Trị này.

  • NGÔ MINHLTS: Giáo sư Lê Quang Vịnh, người trí thức Sài Gòn yêu nước bị toà án binh đặc biệt của Chính quyền Sài Gòn kết án tử hình năm 1962 và đày ra Côn Đảo biệt giam trong chuồng cọp, hầm đá, bị khổ sai suốt 14 năm ròng, từ năm 1962 - 1975. Cuộc đời và nhân cách, ý chí kiên cường của người tử tù nổi tiếng này là một pho truyện lạ lùng và hấp dẫn. Nhà thơ Ngô Minh vừa hoàn thành bản thảo tập ký sự “Chuyện tử tù Lê Quang Vịnh”. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc chương nói về những mối tình nước mắt của Lê Quang Vịnh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Sài Gòn, trước khi bị án tử hình.

  • HOÀNG VŨ THUẬT

  • Sinh ngày 02 tháng 8 năm 1962 tại Cao Lãnh, Đồng ThápTốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du (khoá III).Hiện công tác ở Báo Tuổi Trẻ, thành phố Hồ Chí MinhHội viên Hội Nhà văn Việt NamBài “copy” sau đây là cuộc trò chuyện giữa nhà thơ Thu Nguyệt và nhà báo Diễm Chi, đăng trên báo Phụ nữ chủ nhật thành phố Hồ Chí Minh.http://thunguyetvn.com

  • NGUYỄN QUANG SÁNG“Cách đây ba năm tôi có viết về nhà văn Sơn , chớ không phải khi nghe tin anh đi xa rồi, tôi mới nghĩ đến anh. Tôi viết về anh lúc anh còn khoẻ mạnh và minh mẫn. Anh đã đọc, gật đầu, cười…”.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNLTS: Cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một cuộc tập kích chiến lược. Thắng lợi của cuộc tập kích ấy buộc Đế quốc Mỹ giữa lúc có đông quân nhất ở Việt Nam, hy vọng sẽ chiến thắng bằng quân sự phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn hoà đàm mở đầu cho thời kỳ thất bại của Mỹ dẫn đến chỗ Mỹ phải rút chạy khỏi miền Nam Việt Nam.