(SHO) Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh. Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc...
Anh Lê Gia Phàm khi còn hát cho Đài Phát thanh Huế
Ngày Huế còn xưa, ngày như anh thường hát khi được yêu cầu hát „Chưa gặp em tôi đã nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng…“ có những mối tình thật đẹp, và những đôi bạn đời thật đẹp, mà chúng tôi, những cô gái còn cắp sách đến trường thường kể cho nhau nghe, chuyện thi nhân gặp được giai nhân kết duyên cầm sắt, ngày đó tôi nghe có người dạy đàn yêu cô tiểu thư đài cát tôn nữ, lại nghe thiên hạ Huế kể rằng, người cầm đàn ca hát lại khôi ngô tuấn tú nhất thành phố Huế và hơn thế nữa là quí tử của ngài Thượng thư họ Lê ở Truồi. Nghệ sĩ, Đẹp, Quí tộc, cả ba cọng lại có thể gây náo động ồn ào, gây choáng, gây kiêu, gây oai, đủ để thiên hạ phủ phục và chiêm ngưỡng, đứng xa không dám lại gần.
Kịp khi đối diện với anh, mới thấy ba đặc điểm của con người anh lại chỉ hòa thành một chữ rất đơn giản, chữ HIỀN, chữ LÀNH, mới lạ! Dấn thân vào chốn cầm ca, mấy mươi năm từng chung tiếng đàn với nhiều thế hệ nghệ sĩ danh tiếng, nổi trôi với trầm kha thời thế,Trịnh Công Sơn, Hà Thanh,Văn Giảng, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Đông, Tôn Nữ Hỷ Khương và luôn có mặt nơi ban đồng ca gia đình Phật tử, từng tham gia với ban nhạc Đài Phát thanh Huế, đem nhạc vào trường học, ra ngoài đời, người nghệ sĩ quí phái nhan như ngọc ấy vẫn không đổi chất ngọc trong suốt của bản chất tâm hồn, đến nỗi bao nhiêu đổi thay vô thường, bão tố dù hung dữ đến đâu cũng chỉ để mặt hồ sau đó lặng yên hơn. Là bạn của bao nhiêu nghệ sĩ, thành danh hay vô danh, là nhạc sư của nhiều thế hệ, có bao nhiêu bạn là bấy nhiêu thân ái, có biết bao nhiêu học trò là bấy nhiêu sự tri ân, tri ngộ.
Anh Lê Gia Phàm và tác giả.
Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh. Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc, một nhạc trưởng điều khiển được âm thanh, bằng an lành, bằng không lời, bằng lặng yên, hòa nhã, một thứ nhạc tâm hồn âm hưởng vô ngôn, tại thế.
Điều ấy tôi nhận rõ hơn bao giờ khi vội vã đến cho kịp thấy anh giờ cuối, nước hồ sen trước nhà, nơi anh thường ngồi với Như Ngân, phản chiếu ánh sáng im lặng sâu thẳm lạ, thứ ánh sáng âm nhạc hiền hòa của anh và tôi hiểu được, nhận ra tính nhân ái từ anh lan tỏa ra đến vô bờ. Những ngày cuối cùng này, mỗi khi đến viếng, nhìn mặt nước hồ, tiền sen ngày thứ sáu vẫn còn thưa lá, nước hồ lặng yên như thế, im lặng vô cùng, tưởng đến gương mặt an hòa, bình dị của anh với lời ca nhỏ „giã từ giã từ, chiều mưa giông tới“, tôi tự hỏi có phải mặt nước đã học theo gương anh mà lẳng lặng càng hơn, như chôn nỗi đau xuống tận đáy hồ trong giờ ly biệt? Hàng giờ vòng hoa viếng anh mỗi ngày một nhiều, không kể xiết, gia đình, bạn bè thân yêu quấn quýt bên anh đến xót. Nhìn hàng nghìn đóa hoa, nghe như những nốt nhạc ngân lên, giao hưởng trùng điệp không lời, bao nhiêu búp hoa là bấy nhiêu nốt nhạc đang được viết từ trái tim của anh, như lời nhắn nhân ái của người nghệ sĩ rằng ngày mai sen hồ sẽ nở và anh, nhẹ bước hồng trần, đang vừa bước thong dong vừa hát trong giấc „Mộng dưới hoa“(1), xin bước chân ngà chớ mỏi…
Huế, mùa sầu đông
8/4/2016
Thái Kim Lan
------------------------
(1)Mộng dưới hoa, thơ Đinh Hùng, nhạc Phạm Đình Chương, bài hát anh Lê Gia Phàm thường hát cho bạn bè nghe
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tôi đang chuẩn bị cho những trang cuối của số tạp chí này thì được tin từ thành phố Hồ Chí Minh điện ra: Bác Nguyễn Tuân đã mất! Sững sờ và xúc động quá! Tôi như không muốn tin.
PHAN NGỌC MINH
Từ lâu, tôi mong ước có một chuyến đi xem và vẽ Kinh Thành Huế. Ý tưởng ấy đã thực hiện vào Thu 1995. Lần ấy, được trên mười bức ký họa, những cơn mưa cứ kéo dài, cuối cùng, tôi đành rời Huế trong tâm trạng đầy lưu luyến.
TẠ QUANG SUM
Lần lửa hơn 30 năm tôi mới về lại thăm Thầy. Ngôi nhà số 51 Hồng Bàng vẫn “ Trầm mặc cây rừng ” như ngày xưa lũ học trò chúng tôi có dịp ngang qua. Cầu thang dẫn lên căn gác nhỏ yếu ớt rung lên dưới chân mình, hay….mình run! Tôi chẳng thể nào phân định được, trong phút giây bồi hồi xao xuyến ấy.
NGUYỄN THỊ THỐNG
Tôi tên là Nguyễn Thị Thống - con gái của cố họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Tôi rất vui mừng, xúc động và thấy rất may mắn được tới dự buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bố tôi tại thành phố Huế vừa qua do Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức. Tới dự buổi lễ này, tôi được nghe và nhớ lại những kỷ niệm về bố tôi. Những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức.
NAM NGUYÊN
Thực ra, tôi gọi cuộc đi này là hành hương. Hành hương, nghe có vẻ cao siêu nhưng y phục xứng kỳ đức mà thôi.
(Lược thuật Hội thảo “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - những định hướng bảo tồn)
TRẦN THỊ KIÊN TRINH Đã không ít lần tôi được nghe những câu chuyện của các anh kể về một thời trai trẻ. Tuổi trẻ hiến dâng, tuổi trẻ xuống đường, tuổi trẻ lên rừng kháng chiến và những đêm không ngủ.
THANH HẢI SHO - Hôm ấy, Nha Trang đỏ nắng. Tôi cùng anh bạn nhà báo lần đến số 46 đường Yersin tìm một ông già. Đến nơi, vừa kéo chuông chủ nhà vội vàng mở cổng. Trước mắt tôi là một ông già ngoài 80, dáng người đậm, da trắng, mang cặp kính cận bự chác mỗi bên độ nửa bàn tay… ông già ấy chính là nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ “Quê hương” nổi tiếng.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Giữa năm 1967, anh Thanh Hải và tôi được điều động từ Thành ủy Huế về Ban Tuyên huấn Khu ủy Trị - Thiên - Huế. Mấy ngày đi đường, chúng tôi nói nhiều về vùng đất và con người quê hương.
MAI VĂN HOANThời còn là sinh viên khoa Văn trường Đại học Sư phạm Vinh (1967 - 1971), chúng tôi thường gọi thầy Hoàng Ngọc Hiến là thầy Hiến. Đó là cách gọi thân mật của những học sinh vùng quê miền Trung đối với những thầy giáo trường làng. Lên đại học chúng tôi vẫn giữ nguyên thói quen ấy.
NGUYỄN QUANG HÀNhững ngày trên chiến khu, báo Cờ giải phóng và báo Cứu lấy quê hương ở chung trong một mái nhà, cùng ăn cùng ở cùng làm.
PHẠM THƯỜNG KHANH - PHẠM LINH THÀNHTheo tiếng Latinh, thuật ngữ intelligentia - trí thức chỉ những người có hiểu biết, có tri thức, tầng lớp xã hội này bao gồm những người chuyên lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao.
NGUYỄN THANH TUẤN Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
NGÔ MINH Sau ba tháng kêu gọi, hơn 250 văn nghệ sĩ, trí thức và những người Việt mến mộ Phùng Quán ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ba Lan, Úc, Thụy Sĩ v.v, đã nhiệt tình góp cát đá xây lăng mộ nhà thơ Phùng Quán - bà Vũ Bội Trâm ở Thủy Dương, Huế.
HỒ THẾ HÀHằng năm, sự kiện hân hoan và sôi động nhất của văn nghệ sĩ Huế là kết quả thẩm định và xét tặng thưởng công trình, tác phẩm VHNT xuất sắc của Liên hiệp Hội.
Ngày 11 tháng 10 năm 2010, đoàn Trái tim người lính (Mỹ) do tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, nhà văn Edward Tick dẫn đầu đã đến thăm và giao lưu với Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Nội. Đoàn của tổ chức Trái tim người lính có nhiều người là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam, I-Rắc; các bác sĩ, giáo viên, nhà báo, mục sư và cả học sinh trung học. Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong tình cảm ấm áp, thông cảm, chia sẻ quá khứ, vì hiện tại và hướng tới tương lai. Chiến tranh và hòa bình được nhắc đến nhiều hơn cả trong các câu chuyện và thơ của cả bạn và ta. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là người được dự buổi gặp gỡ giao lưu cảm động này, anh đã có bài viết gửi Sông Hương, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. SH
LÊ TRỌNG SÂM(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên và có sự giúp đỡ nhiều mặt của Chi hội Văn nghệ Liên khu 4, cuộc gặp mặt lớn của giới văn nghệ sĩ trong tỉnh tại thôn 2 làng Mỹ Lợi trong vùng căn cứ khu 3 huyện Phú Lộc vào tháng 10 năm 1950 phải được tôn vinh như là Đại hội đầu tiên, Đại hội lần thứ nhất của anh chị em văn nghệ tỉnh nhà. Nó là một cái mốc quan trọng mở ra một thời kỳ mới.
NGUYỄN QUANG HÀ(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Chiến dịch Mậu Thân 1968 đang cần quân để đánh vào thành phố, trước tình hình ấy, chúng tôi được huy động vào quân đội, và sau những tháng tập mang vác nặng, tập leo núi, tập bắn, tập tiến nhập, chúng tôi được điều vào Bác Đô (đó là bí danh Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ).
VÕ MẠNH LẬPKỷ niệm 30 năm ngày mất nhà thơ Thanh Hải (1980 - 2010)
TRẦN PHƯƠNG TRÀĐầu năm 1961, hai mươi bốn sinh viên khóa 3 Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm học này, sinh viên khoa ngữ văn phải làm luận án. Mỗi chúng tôi được giao làm một bản khóa luận về một vấn đề văn học, một tác giả hay một trào lưu văn học trong hoặc ngoài nước. Tôi chọn viết về Thanh Hải, Giang Nam, hai nhà thơ quen thuộc của miền Nam hồi ấy.