Tính cách Huế (bút ký)- HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Trang thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Kinh cầu trong mưa - Nhạc: LÊ PHÙNG / Thơ: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Để lại được “nhàn đàm” cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường - PHONG LÊ
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường như tôi biết - DƯƠNG PHƯỚC THU
Hoàng Phủ Ngọc Tường, phía sau tác phẩm - NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Nắng Hoàng Hoa đã tắt - TRẦN VIẾT NGẠC
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế.
Quê quán: Làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từ trần vào ngày 24 tháng 7 năm 2023.
Tiểu sử:
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường học Trung học ở Huế. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, ông nhận bằng Cử nhân Triết Đại học Văn khoa Huế. Năm 1960 - 1966: Giáo viên dạy văn, siêu hình học Trường Quốc Học và Trường Đồng Khánh, Huế.
Năm 1966 - 1975: Thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nguyên Chi hội phó Chi hội Văn nghệ Giải phóng Trị Thiên Huế (1969).
Nguyên Quyền Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên.
Nguyên Chủ tịch Hội Văn Nghệ Quảng Trị.
Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cửa Việt.
Nguyên thành viên Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (bút ký, 1976); Những dấu chân qua thành phố (thơ, 1976); Nhàn đàm (1977), Rất nhiều ánh lửa (ký, 1979); Ai đã đặt tên cho dòng sông (bút ký, 1986); Bản di chúc cỏ lau (truyện ký, 1986); Người hái phù dung (thơ, 1992); Hoa trái quanh tôi (bút ký, 1995); Huế - di tích và con người (bút ký chính luận, 1995); Người ham chơi (nhàn đàm, 1998); Ngọn núi ảo ảnh (bút ký, 2000); Trong mắt tôi (phê bình văn học, 2001); Rượu hồng đào chưa nhấm đã say (bút ký, 2001); Miền gái đẹp (nhàn đàm, 2001); Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (4 tập, 2002); Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử bé (bút ký, 2005); Miền cỏ thơm (bút ký, 2007).
Giải thưởng và tặng thưởng:
- Ông được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba (1998).
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1980, tác phẩm Rất nhiều ánh lửa.
- Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1999, tập bút ký Ngọn núi ảo ảnh; và năm 2007 với tập bút ký Miền cỏ thơm.
- Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế (1999 - 2004), tập bút ký Ngọn núi ảo ảnh.
- Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế lần IV (2005 - 2009), tác phẩm Miền cỏ thơm.
- Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.
- Giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (2015).
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với mảng bút ký đậm đầy, tinh tế và tài hoa về Huế, ông đã rời cõi tạm để tiếp tục làm “người ham chơi” và “nhàn đàm” về một nơi “bồng bềnh trong sương trắng”. Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu suy tư, lóe sáng ngữ nghĩa, đẫm nỗi chiêm nghiệm cuộc đời, say sưa áng buồn lãng tử. Những trang văn của ông như dòng sử thi miên man huyền thoại, với những hình ảnh con người thiên nhiên quyến rũ như niềm mơ ước trở về nguồn cội tinh tươm. Tạp chí Sông Hương xin giới thiệu đến bạn đọc một số tác phẩm của nhà văn từ Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, cùng với những bài viết về những kỷ niệm đẹp, những chia sẻ tâm huyết về tác phẩm và nhà văn, nén tâm nhang tưởng nhớ nhà văn.
TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG
(TCSH415/09-2023)
TRẦN VIẾT NGẠC
Tôi hồi cư về Huế năm 1948. Sau ba tháng hè học thêm với chú tôi, tôi nạp đơn thi vào lớp nhì (lớp 4) Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành nội Huế. Niên khóa 1949 - 1950, tôi lên lớp nhất A, học với thầy Phạm Văn Trâm. Hiệu trưởng là thầy Ưng Thái.
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Là một trí thức yêu nước trong phong trào đấu tranh tại các đô thị miền Nam trước năm 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với nghề văn không muộn, cũng không sớm: tập bút ký Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu xuất bản vào năm 1971, lúc ông 34 tuổi.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Chỉ chưa đầy ba tuần sau khi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, người vợ đảm đang của ông cưỡi hạc trắng bay về trời, vào lúc 2 giờ 30 phút sáng ngày 24 tháng 7 năm 2023, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng thanh thản rời cõi tạm, theo dấu người vợ hiền trở về chốn bình an tận miền cực lạc.
PHONG LÊ
Tôi viết bài này khi anh Tường còn nằm ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Tôi đã vào thăm anh một tối cuối tháng Sáu năm 1998. Lại vào thăm tiếp một chiều đầu tháng Bảy. Anh vẫn chưa thật tỉnh sau hơn hai tuần vào bệnh viện.
Nhạc: LÊ PHÙNG
Thơ: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Bút ký