Sáng ngày 25/3, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã rước tượng chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từ nhà lưu niệm của cụ, số 119 Phan Bội Châu về công viên 19 Lê Lợi bên sông Hương.
Tượng cụ Phan Bội Châu là tác phẩm của nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn với chiều cao 4,5m, được ghép bằng 13 mảng đồng nặng khoảng gần 7 tấn. Tượng thực hiện vào năm 1973 qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân phường Đúc, cùng với sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè, nhân sĩ trí thức, sinh viên Huế. Trong đó với sự đóng góp đặc biệt của nhà văn Bửu Ý, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hoạ sỹ Phạm Đăng Trí, Vĩnh Phối, Đinh Cường, Tôn Thất Văn, Đỗ Kỳ Hoàng, nhà sử học Lê Viết Ngạc, kỹ sư Hồ Đăng Lễ…
![]() |
Tượng cụ Phan Bội Châu ở vị trí cũ số 119 đường Phan Bội Châu |
Tượng nhà chí sĩ được chuyển từ phường Đúc về “tạm trú” tại nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu ở dốc Bến Ngự vào năm 1988. Đến nay - sau hơn 35 năm với nhiều cuộc hội thảo, cuối cùng đã tìm được địa chỉ đặt tượng và vào ngày 25/3/2012 tượng cụ Phan Bội Châu đã được rước về nằm bên bờ sông Hương thơ mộng.
![]() |
và ở vị trí mới |
Tại vị trí mới, tượng cụ Phan được đặt tựa lưng vào phía tòa nhà Trung tâm Festival, gần công viên Tứ Tượng, mặt tượng hướng ra phía cầu Trường Tiền. Hệ thống phù điêu quanh chân tượng sẽ được thực hiện theo mẫu thiết kế của nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn phác thảo lúc sinh thời, với chiều cao 2,3m và phía sau tượng sẽ được ghi câu thơ của chí sĩ Phan Bội Châu: “Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”.
![]() |
mặt hướng ra phía cầu Trường Tiền, bên con sông Hương thơ mộng |
Tượng cụ Phan là một trong ba tác phẩm của nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn được đặt tại Huế cùng với tượng Quán thế Âm (Đồng - 1973) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế; Cô gái Việt Nam (Đá Granniti cao 2,6m - 1970) được đặt tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương vào ngày 30/4/2011.
PV
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.