Ảnh: truongxua.vn
Bài thơ được tác giả viết nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2008. Lúc đó, chúng tôi vẫn gọi là “thơ tình” ngày Nhà giáo. Các tuyển tập thơ tình thường có tên gọi rất trẻ trung, gợi cảm: Thơ tình con trai, con gái, Thơ tình tuổi mới lớn, hay là chỉ hai chữ Thơ tình... Chưa có ai gọi Thơ tình 20 tháng 11 cả. Vậy mà bài thơ Mỗi ngày được gọi là Thơ tình, đủ biết tác giả có cái nhìn lãng mạn, đắm say về nghề dạy học... 2. Tiếng trống tựu trường bao giờ cũng chứa đựng cả một niềm “hoan lạc” với tuổi học trò, vì trong đó có cả ước mơ, có cả hò hẹn, có cả những trò chơi tinh nghịch “nhất quỷ, nhì ma...”, có cả hy vọng, có cả đắm say... Nghĩa là có đủ các cung bậc tình cảm, bởi vậy người được vinh dự cầm dùi trống đánh những tiếng trống đầu tiên báo hiệu ngày tựu trường trong cái sắc vàng của lá, sắc xanh da trời và thoang thoảng gió heo may thì mới cảm nhận hết âm vang tiếng trống trong lòng con trẻ khi bước chân sáo vào cổng trường rộng mở. Nhớ tiếng trống tựu trường, chợt nhớ đến bài thơ tình “Mỗi ngày”. Thơ tình ngay từ trong ý tứ, câu chữ, thể thơ tự do, ngắt nghỉ giữa các dòng tự do, câu chữ tự do, thoải mái như cái tâm người viết bài thơ này vậy. Đại từ “em” đã lãng mạn hóa tứ thơ ngay từ câu mở đầu “Mỗi ngày/ đến với em/ anh vẫn tươi như thời trai trẻ”. Gọi lớp học, trường học, nơi người thầy tự tin bước lên bục giảng là “em”, thì không chỉ lãng mạn hóa nghề dạy học, mà còn làm mới thêm cách nghĩ về nghề dạy học, làm đẹp thêm tâm hồn người thầy. Câu thơ khẳng định một niềm tin bất di bất dịch về những gì mới mẻ, tinh nguyên của “cái tâm” trong sáng của người thầy “anh vẫn tươi như thời trai trẻ”. “Vẫn mái trường xưa mỗi sáng, mỗi chiều/ Anh vẫn đi trên con đường thân thuộc/ Bóng cây, sân trường đã đi vào ký ức/ Lớp học, giảng đường quá đỗi thân quen”, vẫn mái trường xưa, vẫn thân quen, vẫn ký ức... nghĩa là tất cả vẫn quá đỗi thân quen, nhưng “anh vẫn tươi như thời trai trẻ” vì anh không bào mòn niềm tin nghề nghiệp theo năm tháng thời gian, mà anh làm mới nó trong mỗi sớm, mỗi chiều... Anh thu nhận những đổi thay về phương pháp, những cách tân về phương pháp, những mới mẻ về kiến thức để “mái trường xưa” không làm anh nhàm chán, để bục giảng kia không làm anh già cỗi và để lớp lớp học sinh thân yêu không thấy anh là “dĩ vãng”, mà “Bởi tri thức là vô tận/ Mỗi ngày thêm bao thứ sẻ chia...” Cảm xúc trữ tình nghĩ xa hơn về những thế hệ học sinh đã tung cánh bay xa đến mọi miền đất nước “Mỗi ngày/ đến ngôi trường thân quen/ dù không có em/ khi đã xa trường tung cánh” thì “Anh lại thêm niềm vui bất tận”, vì “Lại những ngày/ anh tiếp tục sẻ chia...”, đọc những câu thơ liên tiếp nhau có cảm giác như không chỉ là tâm trạng, là nỗi lòng được viết ra bằng chính “cái tâm” với nghề mà còn gợi lên biết bao hình ảnh thân thương, hình ảnh người thầy “lặng lẽ” như người đưa đò sớm hôm nhọc nhằn, không một tiếng thở than. Hình ảnh người thầy rưng rưng tiễn đưa những thế hệ học trò thân yêu gần gũi miệt mài năm tháng trên ghế giảng đường... Hình ảnh người thầy hi sinh thầm lặng nhọc nhằn bên trang giáo án, để bước chân đến trường lúc nào cũng “tươi mới, rạng ngời”... 3. Và rồi, những hi sinh thầm lặng, những ước mơ với nghề, những khát khao kì vọng về học sinh thân yêu được kết lại bằng những câu thơ hết sức giản dị “Mỗi ngày/ Với anh/ Người thầy vô danh/ Vẫn mãi tươi xanh/ Niềm mong đợi...”. Chỉ là “người thầy vô danh” mà chứa đựng biết bao nội lực, biết bao sức mạnh, biết bao niềm tin, biết bao niềm hy vọng với sự nghiệp trồng người, bởi người thầy vô danh từng quan niệm “tấm bằng” của mỗi người phải do cuộc đời ghi nhận, và đó chính là “Tấm bằng - bằng - của - chính - ta”. Để có được tấm bằng của chính ta, người thầy đã “lãng mạn” nghề dạy học ngay từ cái nhìn về “em” - giảng đường, mái trường, học sinh... Em hãy tươi mới, anh cũng tươi mới trong ngày tựu trường để tiếng trống tựu trường âm vang, âm vang. HOÀNG NGỌC QUÝ Mỗi ngày Mỗi ngày đến với em anh vẫn tươi như thời trai trẻ Mỗi ngày đối với anh khi ồn ào khi lặng lẽ Nhưng đời luôn mạnh mẽ tình yêu Vẫn mái trường xưa mỗi sáng, mỗi chiều Anh vẫn đi trên con đường thân thuộc Bóng cây, sân trường đã đi vào ký ức Lớp học, giảng đường quá đỗi thân quen Mỗi ngày đến với em không có y nguyên Và không bao giờ nhàm chán Bởi tri thức là vô tận Mỗi ngày thêm bao thứ sẻ chia... Mỗi ngày đến ngôi trường thân quen dù không có em khi đã xa trường tung cánh Anh lại thêm niềm vui bất tận Lại những ngày anh tiếp tục sẻ chia... Mỗi ngày Với anh Người thầy vô danh Vẫn mãi tươi xanh Niềm mong đợi... (264/2-11) |
BÙI NGUYÊN
Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
1.
Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.
LÊ MINH PHONG
(Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)
TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG
Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.
MỘC MIÊN (*)
Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.
(Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)
Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.
LÊ MINH PHONG
(Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.
BÙI KIM CHI
“Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).
TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI
Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.
NGUYỄN THẾ QUANG
Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.
NGUYỄN HỮU SƠN
Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.
NGUYÊN QUÂN
Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.
TUỆ AN
Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.