Tục thờ cá voi ở các làng biển từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân

14:24 11/11/2009
TRẦN HOÀNGCho đến nay cũng chưa ai biết rõ tín ngưỡng thờ cá voi ở các làng chài ven bờ biển Bình Trị Thiên xuất hiện từ bao giờ. Song việc cá voi dạt vào vùng bờ biển này thì đã được sử sách ghi lại từ cách đây gần 450 năm.

Miếu thờ cá voi ở xã Cảnh Dương - Quảng Bình - Ảnh: thuycung.vn

Tiến sĩ Dương Văn An (thế kỷ XVI) chép rõ trong "Ô Châu cận lục": mục "Cửa Việt Khách". (Tức Cửa Việt thuộc tỉnh Quảng Trị hiện nay):
"... Khoảng năm Quang Thiện tiến triều (đời Lê) có loài cá voi theo nước vào. Khi nước triều rút xuống, người bờ bể bắt được. Có người dùng xương sống cá làm xà nóc dựng nhà"...(1)

Bài hát chèo cạn hát trong lễ tế đức Ông của làng biển Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) có câu:

                        Nay mừng mở hội Cầu Xuân.
                        Trời sinh Thánh thượng Duy Tân trị vì.
                        Trời yên, biển lặng bốn bề,
                        Đức Ông thượng thọ nước về cõi tiên.
                        Lênh đênh mặt nước bao miền.
                        Tìm nơi đất tốt, dân hiền ghé vô.
                        Xuân sang lai láng biển hồ.
                        Ngư dân trông thấy Nước vô lạch nhà.
                        Tưng bừng nổi trống, kết hoa.
                        Nghe tin làng nước gần xa đón mừng...(2)

Những cứ liệu trên đây cho chúng ta biết rằng việc cá voi xuất hiện và việc thờ cúng cá voi ở vùng duyên hải Bình Trị Thiên ít ra là đã có lịch sử hàng trăm năm. Thông thường, khi cá Ông Voi theo sóng dạt vào bờ, ngư dân không bắt ăn thịt. Họ đưa cá lên bờ và chôn cất tử tế. Đến gần đây, làng Cảnh Dương vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hai bộ xương cá voi tại đình làng. Bộ xương chứa chật một gian nhà. Mảnh xương sườn dài đến 2m, còn đốt xương sống to bằng cái mâm nhôm...(3). Cùng với việc chôn cất, tế cúng, ngư dân còn lập miếu để thờ tự, nhang khói hàng năm (gọi là miếu Ông miếu Bà).

Chúng tôi được biết: Hiện nay dọc bờ biển từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân một số miếu thờ cá voi vẫn còn, như miếu thờ ở các làng: Cảnh Dương - (Quảng Bình), An Bằng, Vinh Giang, Vinh Hải (Thừa Thiên Huế)... Một vài nơi ở sâu trong đất liền, nhưng có các vạn  cư trú, dân cũng lập miếu thờ cá voi. Chẳng hạn làng Dạ Lê Thượng (Thừa Thiên Huế) vạn cá đồng thờ cá voi chẳng khác gì vạn chài làm nghề đánh cá biển. Đặc biệt làng Mỹ Lam (Phú Mỹ - Thừa Thiên Huế) kể rằng: Miếu thờ cá ở làng họ là thờ một thai ngư bị sẩy theo nước đầm dạt vào đồng làng.

Với ngư dân thuở trước, cá voi là vị thần trợ giúp cho họ trong công việc lưới chài, và khi gặp bão tố giữa biển khơi. Vì vậy, miếu thờ cá voi luôn được dân làng chăm nom chu đáo. Hàng năm nhiều làng mở hội cầu ngư và tế cúng đức Ông.

Hội cầu ngư là một lễ hội dân gian đặc sắc của ngư dân vùng biển. Bình Trị Thiên; có làng tổ chức lễ hội vào đầu xuân, có làng tổ chức vào đầu vụ mùa cá Nam (tháng 4, tháng 5 âm lịch). Trong lễ hội, sau nghi lễ tế cúng thần linh, tế cúng thành hoàng... là các hoạt động vui chơi, thể thao, văn nghệ... Hầu hết các hội cầu ngư đều có đua ghe trên sông (Cảnh Dương, Lý Hòa, Gio Hải, Gio Việt), trên phá (Thuận An) hoặc trên biển (An Bằng)... Một số lễ hội có những hoạt động rất độc đáo, như trò buông câu, thả lưới bắt cá trên cạn (cá do người đóng) ở Thuận An (Thừa Thiên Huế); múa bông, chèo cạn, buông phao (Bảo Ninh - Quảng Bình), hát chèo cạn - hò khoan - hò hụi (Cảnh Dương) v.v... Lễ hội cầu ngư vừa nhằm vào việc tưởng nhớ công đức của người xưa, vừa thể hiện lòng mong ước, sự cầu chúc cho một mùa làm ăn phát đạt. Tín ngưỡng dân gian và sinh hoạt Văn hóa - văn nghệ dân gian hòa quyện chặt chẽ với nhau tạo cho đời sống văn hóa - tinh thần của ngư dân vùng biển từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân một nét riêng, đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc địa phương.

T.H
(128/10-99)


-----------------------------------------------------
(1) Dương Văn An "Ô châu cận lục" Văn hóa Á châu xuất bản. S - 1961 trang 19. Sách Đại nam thất thống chí cũng có ghi lại sự kiện này.
(2) Vua Duy Tân ở ngôi từ 1907 - 1916
(3) Hiện nay, hai bộ xương cá voi đã được đưa vào nhà truyền thống của làng, nhưng do chiến tranh, di chuyển bị thất thoát, nên chỉ còn độ 1/3.




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, ngày nay, các nghi lễ trong hệ thống thờ Mẫu Tam phủ đã hội họp cả nghi lễ trong hệ thống Tam phủ thờ ba vị nam thần: Thiên Thần – Địa Thần – Thủy Thần và hệ thống thần linh các vùng miền khác.

  • Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3 tới đây tại vùng đất được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến" do Ủy ban Nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức nhằm tôn vinh Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • Ngày 21/2 (tức 25 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân thôn Yên Trạch (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã tưng bừng tổ chức lễ hội chạy ngựa tre truyền thống.
    Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia.

  • Bằng nhiều giải pháp, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Bàn về lễ hội, có một số ý kiến sâu sắc, xác đáng, cần suy nghĩ, về mặt văn hóa của Lễ hội, giáo sư Trần Quốc Vượng viết:
    "Lễ hội là một sản phẩm và một biểu hiện của một nền văn hóa. Tham gia lễ hội là một thế ứng xử văn hóa"(1).

  • Với người miền xuôi, dịp Rằm tháng Bảy - lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay còn là ngày xá tội vong nhân, người ta thường làm cỗ cúng gia tiên hoặc ăn chay nhẹ, còn với người Tày, người Nùng ở Cao Bằng, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán.

  • Sáng 23/4 tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng chính thức được khai mạc. Lễ hội sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 23-28/4/2015, tức từ 5-10/3 năm Ất Mùi).

  • Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay lễ hội Mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc và Kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn sẽ diễn ra từ ngày 28/2 đến hết ngày 13/3 với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

  • Liên hoan năm nay cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

  • Sáng 23.10 (nhằm ngày 1.7 Chăm lịch), tại tháp Pô Klong Garai ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), lễ hội Katê năm 2014 của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

  • “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”, đã thành thông lệ, cứ đến ngày 21, 22/8 Âm lịch hàng năm, lớp lớp cháu con lại tụ hội về Lam Kinh (huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa) để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vua Lê đã có công giành lại độc lập, yên bình cho đất nước.

  • TRẦN VIẾT NGẠC

    Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hằng năm là ngày bông hồng lên ngôi. Bông hồng để tặng người yêu, tặng bạn gái, bông hồng cho mẹ, cho chị, cho cô giáo, cho nữ đồng nghiệp… nói chung là “một nửa nhân loại” được vinh dự nhận những bông hồng tuyệt đẹp! Nhưng, một bông hồng cho Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng đã đốt lên ngọn lửa bất khuất đầu tiên của dân tộc, thì không!

  • TÔN THẤT BÌNH

    Vào những ngày đầu xuân, tại làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên trước đây dân làng thường tổ chức các trò vui xuân như đánh đu lấy giải, hát trò và hát sắc bùa.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đường thủy từ Huế về Thuận An đi ngang qua một ngã ba sông nước trời bao la, những người vô tình nhất đến đó cũng phải kêu lên "đẹp quá".

  • Từ khi công bố câu đối thách cách nửa thế kỷ của nhà thơ Nguyễn Khoa Vy, tòa soạn đã đi từ trạng thái hồi hộp, lo lắng đến... bối rối.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Nước Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương. Bán đảo Đông Dương một thời được gọi là Indo - Chine bao gồm ba nước Việt Nam, Lào, Cambodia. Bởi vị thế Đông Dương cùng với Thái Lan, Mianma nằm giữa vùng ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, nên từ đầu văn hóa Ấn Độ đã sớm gia nhập vào Việt Nam trong đó có đạo Phật.

  • TÔN THẤT BÌNH Trong ba ngày tết, tất cả các chợ đều nghỉ mua bán, chỉ có một chợ độc nhất đã mở đó là chợ Gia Lạc, đông vui chỉ trong ba ngày tết.

  • NGUYỄN VĂN UÔNGTết nông thôn Huế thực sự đến từ chiều 30, khi bữa cơm cúng dọn từ bàn thờ bưng trải ra mâm, cả nhà quây quần trên chiếu phản trong khi bên ngoài trời chuyển màu dần sang tối. Đó là bữa cơm cúng mời tổ tiên và Táo quân, Thổ địa trở về nhà ăn Tết.

  • TÔN THẤT BÌNH Sinh hoạt hò đối đáp nam nữ ở Bình Trị Thiên được thể hiện trong lao động tập thể, trong các hình thức giải trí vui chơi, và ngay trong các ngày hội lễ, mặc dù tính chất trang nghiêm, nhưng không vì thế mà hò đối đáp không được sử dụng.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày xưa ở Huế, việc chuẩn bị Tết có từ nhiều tháng trước. Thậm chí có những món bánh, mứt làm từ mùa hè (mứt thơm) rồi đậy kín dán giấy bảo quản cho đến tết. Ngày 1 tháng chạp là ngày chính thức được bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Ngày này, Khâm Thiên giám làm và ấn loát xong lịch, ban phát cho dân. Lễ phát hành lịch này gọi là lễ Ban sóc.