VÕ QUÊ
Ảnh: internet
Tứ tuyệt ca Huế
1.
Cung nguyệt tơ tình se kết mối
Muốn bay lên hỏi thiệt trăng già
Tứ đại cảnh lắng sâu hồn diệu vợi
Mối cảm hoài rung động kiếp cầm ca…
2.
Nâng chén trà sen hương tri vị
Ai dạo bầu khuya khúc tri âm
Càng hiểu càng thương tình tri kỷ
Tri bỉ tri giao nghĩa sắt cầm!
3.
Ngân vọng cung âm thời cố xứ
Nhịp phách xuân thành quách hồi quang
Ngũ đối thượng em ca sang trọng quá
Thiêng liêng thay linh khí đất trời Nam!
4.
Lý Đoản xuân em hát dập dìu
Sắc đào lê vườn tình dào dạt
Khi Lữ Bố hí Điêu Thuyền dưới nguyệt
Phụng Nghi Đình hương cũ đượm nồng duyên
5.
Em nạm lên đời từng hạt đàn tranh
Thanh thoát muôn màu nhặt khoan cung bậc
Mười ngón tài hoa tiếng lòng sâu lắng nhất
Khúc hòa thanh đồng điệu tri âm...
6.
Chuông nhà thờ đổ hạt trong sương
Canh năm rồi câu ca còn luyến nhịp
Cung tỳ bà ngân dài ý nhạc
Mặt trời lên chầm chậm bởi câu ca
7.
Mây vờn bay trong bát ngát cao xanh
Giọng ca hiền mượt mà cung bậc
Điệu hành vân tuyệt vời nguyệt nhật
Nhạn ven trời tung cánh tìm ai
8.
Nguyệt cầm ray rứt cung âm
Nhị cầm réo rắt bổng trầm lời ca
Phách tình khoan nhặt gần xa
Thương con hồng nhạn hay là dáng em...
9.
Cuối mùa sen em vẫn chưa về
Khắc khoải điệu ca sầu cố xứ
Đêm hành vân mây vờn phố nhỏ
Tương tư rồi kim thủy ngừng lưu
10.
Giọt đàn bầu sâu lắng tương tư
Buồn sương phụ màn loan quạnh quẽ
Chút niềm riêng ai người san sẻ
Mối cảm hoài hạnh phúc mỏng manh...
11.
“Mộng canh tàn…” thương nữ Hành vân
Hèn chi mây vờn nguyệt lạnh
Khi sao mai hạt tình lấp lánh
Mộng canh tàn! Thực cũng tàn canh!
12.
Đêm thất tich mượt mà Tứ đại
Cầu Ô đàn quạ kêu sương
Nhị cầm ngân tơ tình đòi đoạn
Nến xuân tàn: huyết lệ sầu vương…
13.
“Cái tình chi…” da diết Nam bình
Ai oán hồn Quả phụ
Lá vàng thu rơi vào quá khứ
Giọng ca mềm tím mảnh sao băng
14.
Bướm lượn vườn mai vũ khúc xuân thì
Uyển chuyển lung linh muôn hồng ngàn tía
Đàn Lộng điệp hòa thanh lời ca nữ
Chén quỳnh thơm rạo rực hương tình
15.
Mái chèo trăng óng ánh ngấn vàng
Khuya ngọc lan ngát hương Phẩm tiết
Tính viên tình… nỉ non cung nguyệt
Phách trang đài ai gõ mạn thuyền lan…
16.
Trăng lặn rồi tiếng hát hãy còn ngân
Cung đàn nguyệt quyện hòa tơ nhị
Khúc nhạc lòng mọc vầng trăng tỏ
Rượu chưa tàn chờ một mặt trời dâng
17.
Mười ngón tài hoa đàn bầu réo rắt
Lời em ca tứ đại gọi vầng trăng
Ta về trong nhau mạch tình dào dạt
Níu ngàn sao bay xuống đời xanh
18.
Khúc Nam xuân thương chi mối chỉ hồng
Mà bà Nguyệt ông Tơ ưu ái
Mảnh trăng thề bên trời xanh vời vợi
Chợt dịu dàng trong dìu dặt lời ca
19.
Mười sáu dây dan díu chi tình
Mỗi cung bậc long lanh châu ngọc
Từ buồn vui khổ đau hạnh phúc…
Bức tranh đời tái hiện bởi thanh âm
20.
Khi sao mai mọc cuối chân trời
Tiếng ca em bay lên cùng ánh sáng
Nguồn rung cảm ngân vào vô hạn
Nên tình yêu vượt tới vô biên
(TCSH377/07-2020)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI