Nuôi dưỡng tâm hồn ham đọc sách từ bé cho con, sẽ giúp con dễ dàng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn, giúp con mạnh mẽ đối mặt với những thay đổi của bản thân, và sóng gió của cuộc đời.
Ông Nguyễn Quốc Vương
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Vương, giáo viên Trường THPT-THCS Nguyễn Tất Thành, tác giả nhiều cuốn sách về giáo dục như “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản”, “Học lịch sử không chán như em tưởng…”
PV: Để nuôi dưỡng, kích thích sự ham đọc sách ở trẻ nhỏ, theo ông chúng ta cần làm gì?
Ông Nguyễn Quốc Vương: Nhìn vào lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới, không có quốc gia văn minh nào mà người dân không đọc sách cả. Tôi nghĩ chỉ cần cho đọc sách là đủ. Giờ con tôi 2 tuổi chưa biết chữ, vì quan điểm của tôi không muốn dạy chữ trước khi con đến trường, nhưng nó lại rất thích đọc sách. Mỗi tối khi ăn cơm xong, việc đầu tiên của nó là vác sách ra cho bố đọc.
Không những đọc một lần mà thích đọc đi đọc lại. Giờ cháu chưa nói sõi, nhưng phải đến mấy trăm câu ca dao tôi ru cháu, kể cả “Truyện Kiều” cháu cũng thuộc. Khi tôi cố tình đọc bỏ một đoạn, cháu nhắc lại được hoàn toàn chính xác, chứng tỏ đã “ăn” vào não cháu rồi. Mặc dù không đọc được nhưng khi thấy bố đổi tên nhân vật, chỉ vào hình thì nó bảo không đúng. Mặc dù cháu hoàn toàn không hiểu chữ, biết mặt chữ… nhưng dần dần cũng thuộc câu. Yêu sách là cách tự nhiên, đơn giản là bố mẹ đọc cho con nghe…
Ông có kinh nghiệm gì để chọn sách phù hợp với từng độ tuổi của trẻ em?
- Quan trọng nhất đối với các phụ huynh, trước khi trao một cuốn sách nào đó cho con mình, hãy nên đọc trước. Không ai khác, phụ huynh sẽ hiểu con mình thích cái gì. Việc đọc liên quan đến thiên hướng rất nhiều. Ban đầu các phụ huynh muốn cho con thích sách thì phải chọn cuốn nào gần vùng quan tâm nhất của con, sau đó dần dần sẽ mở rộng ra. Nhiều bố mẹ có tham vọng rất lớn cho con đọc những cái rất to tát, cái bố mẹ thích. Nhưng nếu không thích con sẽ khó tập trung. Nếu chúng ta kiên nhẫn, đầu tiên cho các em tập trung thứ mình thích, rồi dần dần các em sẽ tập trung hơn…
Vậy ông nghĩ như thế nào về việc xây dựng các CLB đọc sách cho các con, cho các phụ huynh?
- Chúng ta giúp con đọc sách, tạo cho con thói quen đọc sách, và quan trọng hơn là duy trì được nó là cả vấn đề. Thế hệ của tôi khó khăn lắm, tôi sinh ra ở nông thôn, học hết cấp 1 tôi vẫn học ở trong chùa và phải tự mang ghế ở nhà đi để ngồi học. Nhưng lúc bấy giờ bố tôi rất tuyệt vời, ông hàng tháng thường đạp xe gần 20 cây số mua sách cho tôi.
Đến tận bây giờ những cuốn sách mà tôi thích đọc nhất như Robinson hay Tây du ký, là những cuốn ông mua cho tôi. Sau này khi tôi đi du học, gần 10 năm trở về, tôi đã làm 1 thư viện ở nhà để cho mọi người cùng đọc. Khi chạm tay lại những cuốn sách đó thì tôi rất cảm động, vì trên đó vẫn có những dòng chữ của bố tôi ghi, ví dụ như tặng con ngày… tháng… năm, hoặc trên đó vẫn còn cả vết nhọ của tay tôi vì ngày trước ở quê nấu cơm toàn bằng lá bạch đàn, lá tre, rơm rạ.
Tôi nghĩ mỗi gia đình nên có một tủ sách. Chúng ta thấy rằng hầu hết các tội phạm thanh thiếu niên xảy ra đều trong giai đoạn khùng hoảng, mất phương hướng, mất niềm tin…Vì thế tủ sách gia đình có thể là hướng giúp con tránh được cái xấu và tiến lại gần hơn với cái tốt. Tôi nghĩ là như vậy.
Với nhiều cha mẹ, họ không khuyến khích các con đọc truyện tranh, mà ép con đọc sách văn học. Theo ông, vậy có đúng không?
- Xu hướng đọc truyện có tranh nhiều hơn hiện không phải là xu hướng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Chính vì vậy mà Nhật Bản hiện đã có cảnh báo về một xu thế đó là xa rời văn hóa đọc, và có bộ luật chấn hưng văn hóa đọc với sự xâm nhập của phương tiện truyền thông.
Còn tôi nghĩ, chúng ta không thể đánh giá truyện tranh là xấu, sách nhiều chữ mới là tốt. Quan trọng ở chỗ là cuốn sách đó như thế nào? Truyện tranh Nhật cũng có những cuốn rất kinh điển như Đôrêmon, 7 viên ngọc rồng... Người ta nói không thể nhìn quần áo mà đánh giá con người, nên cuốn sách cũng như vậy. Không được dạy con rằng đừng đọc truyện tranh vì nó vô ích, như vậy sẽ giết chết sự sáng tạo cũng như sự đa dạng trong tâm hồn trẻ em.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Phương Linh - ĐĐK
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.
Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.
Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.
LÊ HOÀNG TÙNG
Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.
Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.
Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.
Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.
Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.
Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.
Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.
5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.
Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?
Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.
Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.
NGUYỄN THANH TÙNG
Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.
Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.
Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.
Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…