NGÔ MINH
(Trích)
Ảnh: internet
…
2
Kể rằng,
biển mùa thu ngờ vực băn khăn
bờ cát lở sóng giằng sóng xé
nước chồm qua tháng bảy
gió quất mặt trời vỡ tả tơi
móng rồng hút biển lên trời
sấp ngửa trùng khơi cánh buồm lưu lạc
chàng trai như hạt phù sa
mang sắc dòng sông xa
nơi núi biết ba hòn chụm một
nơi hoa cau lấm tấm hồi nhà
ngày mẹ già gói mo cơm nếp
hẳn cánh buồm trong ngấn mắt còn in
chàng vượt biển tìm cá về nuôi mẹ
cha còn ra nơi vó ngựa trận tiền...
gió giật tung những mảnh vải buồm
bay lên trời thành đám mây cánh vạc
sóng giật đi manh ván cuối cùng
chàng trai như hạt cát
sóng chơi trò tung hứng với cơn dông
biển mặn biển xanh vô tận ước mong
nhưng biển giấu trong lòng bao giận dữ
biển ắp đầy tưởng chẳng đầy hơn nữa
đâu biết vực sâu mắt biển hãi hùng
biển nứt đôi
nước cuộn xoáy tia mang
cá mập đánh hơi lao tới
chốn thủy cung chật chội đến không ngờ!
mẹ ơi, mẹ ơi, nghe tim đập - ai ngờ
bàn tay chạm tia mặt trời le lói
con dao bổ cau têm trầu ngày ấy
mẹ trao anh
bây giờ cháy lên trong bàn tay dồn sức
chàng vạch tung vách bão ra ngoài !
Cá Phướn đến kịp khi chàng trai lả sức
quăng mình lên tia chớp giữa trời
niềm cung kính rung rung vây đỏ
cá yêu người gan góc trùng khơi
cõng trên lưng xác mềm như sứa
đưa gởi nhờ bờ cát loi thoi...
biển sững sờ khóc xác mồ côi
như mèo mẹ ân tình sóng liếm
những vết thương se lần muối mặn
tim trẻ trung nhịp biển hồi sinh...
3
Kể rằng,
Sơn Tinh khuân núi chồng lên núi
lưỡi cưa mưa xẻ đá trả thù
nước tràn bốn cõi
sóng như cánh tay xoáy nước cuộn gân
cây gỗ trôi dựng đứng!
cô gái khóc tóc như rong xõa
trên con thuyền chiếc lá gió mưa
núi cao thế núi không níu được
trời cao vang tiếng vọng con người
chớp móc câu không bay theo kịp
chiếc lá lao vun vút về xuôi
cửa Sen cát cuốn mù trời
cơn bão sinh cuối thềm lục địa
lưỡi gươm cát chém ngang trời rộng
những ngôi sao chạy trốn vội vàng
cát ù ù lao xuống cửa sông
chớp mắt đã thành cồn thành động
con thuyền bay lên đỉnh cát hóa thân
phút bão lắng trong mắt người thiếu nữ
mẹ bàu Sen bông súng trắng bàng hoàng !
…
5
Kể suốt mùa hè
kể suốt mùa đông
gió truyền thuyết dang đôi cánh rộng
biển và bờ
bay qua năm tháng
rì rầm kể với cháu con
kể trong cánh tay chằng giây chống bão
kể trong ngọn đèn dầu cá
kể trong cái đói tháng ba
kể trong bàn tay cầm mác lào cầm súng
kể dưới giọt tranh xoi cát hiên nhà
kể trên đỉnh Ba Ngù, Yên Ngựa
kể với Hoàng Sa kể với Trường Sa
lọt kẽ tay cát rơi xuống cát
Đất nước mình như thế, sinh ra!
…
7
à ơi, à ơi, à ơi
ai hát giã gạo chày đôi bổng trầm
khoai hà mạ gọt mạ ngâm
heo may tháng bảy xát bầm lá rau
ngày nắng thì qua thật mau
ngày mưa chóng tối đèn dầu gió lay
bước lùi, bước thụt tháng ngày
sợi thừng chắp nối dấu tay còn lằn
dây neo buông tự vũng sân
neo lòng ta những tháng năm xa nhà
khó nghèo là gánh mẹ cha
cát là nắng đọng, muối là biển cô
lá trầu kéo, quả cau khô
cũng nên cốt đỏ những mùa đông thơm
đừng quên câu vui câu buồn
ru hồng da thịt ru hồn trẻ trung
đừng quên
đừng quên
đừng quên
cát làng còn thức trong niềm cát xao…
(SH21/10-86)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH