Nếu thơ Lê Khánh Mai đằm thắm, sâu thẳm, đầy chất men say và đầy trí tuệ, thì truyện ngắn Lê Khánh Mai giản dị chân thật nhưng duyên dáng, ý nhị, tỉ mẩn "Nết" là truyện ngắn mang tên chung cho toàn tập có 9 truyện, với 172 trang sách - Lê Khánh Mai đã dẫn dắt người đọc vào những mảnh đời, những tình huống cùng những ngóc ngách tâm lý bí ẩn của các nhân vật mà ta có thể bắt gặp chung quanh mình trong cuộc sống đời thường. Là Hạnh - Trung tá cựu chiến binh (Chuyện tình 20 năm) một thời lái xe tăng, anh đã nhặt được một bé gái bên xác người mẹ bị xe tăng địch nghiến chết trong cuộc rút chạy khi ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh. Anh bị khiển trách, bị giáng cấp, bởi vi phạm kỷ luật trong lúc làm nhiệm vụ mà cưu mang một đứa trẻ. Về sau có người góa phụ trẻ cảm vì nghĩa cử cao đẹp của anh nên đem lòng yêu anh, rồi cưu mang đứa bé giúp anh khi anh đi chiến trường K. Đời lính nay đây mai đó, cùng với những nguyên tắc của tổ chức, anh cứ lận đận mãi đến khi có điều kiện xây dựng gia đình thì người thiếu phụ đợi chờ anh mỏi mòn đã lâm trọng bệnh mà chết, để lại đứa con nuôi của anh đã khôn lớn là Phương, cậu học sinh lớp 12A ban đêm đạp xích lô chở khách kiếm tiền nuôi các em vì bố mẹ chết sớm. Một lần cô giáo đi công tác về khuya trên sân ga gặp Phương - mới biết được hoàn cảnh của Phương. Về sau Phương trở thành một bác sĩ giỏi. Cô giáo cảm thấy hạnh phúc vì người học trò ngoan và giỏi của cô đã thành đạt. Do quan niệm hẹp hòi đố kỵ và thiển cận, những người lãnh đạo địa phương đã lên án bà Tính - một góa phụ vì chuyện quan hệ nam nữ, làm cho cô con gái độc nhất của bà là Nết cảm thấy xấu hổ nhục nhã, bỏ học, bỏ nhà trốn biệt tăm (Nết). Nhiều năm sau nhân vật "tôi" bạn thân của Nết ra sức đi tìm bạn mà không gặp. Khi đã có chồng con, công việc ổn định ở thành phố, một lần nghe bà Tính ốm nặng khó qua khỏi, "tôi" chuẩn bị về quê thăm bà, thì vừa lúc người môi giới dẫn đến cho "tôi" một người giúp việc. Thật hết sức bất ngờ, đó là Nết. Truyện kết thúc ở đây cho người đọc rộng đường suy nghĩ. Chắc chắn Nết sẽ trở thành một thành viên thân quý của gia đình "tôi", tình bạn giữa Nết và "tôi" sẽ còn thắm thiết hơn xưa, dẫu muộn "tôi" vẫn tạo điều kiện cho Nết đi học tiếp, và điều quan trọng hơn hết là mẹ của Nết được gặp mặt con gái lúc lâm chung. |
LGT: Cho đến nay văn học Hậu hiện đại ở Việt Nam vẫn đang là một hấp lực đối với người sáng tạo lẫn phê bình, nhất là giới viết trẻ. Sông Hương đã từng có một chuyên đề sớm nhất về vấn đề này vào số tháng 7/2011.
BÙI VIỆT THẮNG
Bản thảo tập truyện Nhiệt đới gió mùa tôi nhận được từ nhà văn Lê Minh Khuê qua email cá nhân, in ra 115 trang A4, co chữ 12, đọc phải hết sức chăm chú vì mắt mũi có phần kém sút khi tuổi đã ngoại lục tuần.
VĂN GIÁ
NHÀ VĂN VÕ THỊ XUÂN HÀ - Sống và làm việc tại Hà Nội. Quê gốc: Vỹ Dạ, Huế. Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 8). Trưởng Ban Nhà văn Trẻ, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (khoa Toán Lý). Tốt nghiệp thủ khoa khóa 4 Trường viết văn Nguyễn Du.
HỒNG NHU
Tạp chí Thơ số tháng 10 năm 2012 in bài “Hiểu và dịch bài thơ Đường Khúc Lương Châu như thế nào” của Phạm Thức. Tôi liền đọc ngay vì nói chung về Đường thi hàng nghìn bài nổi tiếng và nói riêng về tác giả là một nhà thơ tài danh: Vương Hàn.
THƯ PHÙNG QUÁN GỬI TÔ NHUẬN VỸ
Sự thay đổi, tiến bộ của Việt Nam sau năm 1975 là to lớn và rõ rệt, đặc biệt trên lãnh vực đặc thù như Văn học, nếu nhìn lại những “vết sẹo” của một thời quá khứ để lại trên cơ thể nền Văn học, mà tiêu biểu là đối với nhà thơ Phùng Quán.
GS. VŨ KHIÊU
Lần này Vạn Lộc cho in trên 72 bài thơ Đường luật. Đối với Vạn Lộc, đây là một sự táo bạo và cũng là một thử thách với chính tài năng của mình.
TRẦN NGHI HOÀNG
“mảnh|mảnh|mảnh”, chỉ nhìn tập thơ, chưa cần đọc gì hết, đã thấy là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình với bố cục táo bạo và vững vàng. Không offset bảy màu, không chữ nổi giấy tráng glassy, chỉ đơn giản hai màu đen và trắng. Đơn giản, nhưng rất công phu với khuôn khổ 12,5 x 26.
ĐOÀN TRỌNG HUY*
Tố Hữu là nhà cách mạng - nhà thơ.
Cách mạng và thơ ca thống nhất hài hòa trong một con người. Một đời, Tố Hữu đồng thời đi trên Đường Cách Mạng và Đường Thơ. Với Tố Hữu, Đường Thơ và Đường Cách Mạng đồng hành như nhập làm một trong Đại lộ Đất nước, Nhân dân, Dân tộc vĩ đại trên hành trình lịch sử cách mạng.
Đường đời Tố Hữu cùng là sự hòa nhập hai con đường này.
PHẠM PHÚ PHONG - HOÀNG DŨNG
Trang viết đầu tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời của người cầm bút. Đó là điểm mốc, là bước chân đầu tiên đặt lên con đường hun hút xa, đầy lo ngại nhưng cũng hết sức hấp dẫn.
NGÔ MINH
Tôi gọi là “thầy” vì thầy Lương Duy Cán (Hà Nhật) dạy văn tôi hồi nhỏ học cấp 3 ở trường huyện. Tôi viết Chuyện thầy Hà Nhật làm thơ vì thầy vừa ra mắt tập thơ đầu tay Đá sỏi trên đường(*) khi thầy đã U80.
NGUYỄN QUANG HÀ
Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.
BÙI VIỆT THẮNG
(Đọc Hồng Nhu - Tuyển tập, Nxb Hội Nhà văn, 2011)
TRẦN THÙY MAI
(Đọc Đi tìm ngọn núi thiêng của Nguyễn Văn Dũng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2012)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” Tập 2. NXB Công an nhân dân, 2012)
LÊ HUỲNH LÂM
Những buổi chiều tôi thường nhìn lá trước sân nhà cuốn bay theo gió. Chợt nghĩ, cái lẽ tự nhiên đó đã đẩy đưa một con người vào khúc quành của cuộc sống. Bởi tâm hồn ông quá nhạy cảm trước mọi sự, và ông có một lối diễn đạt chân thật, bình dị, gần gũi mà rất chua chát.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Lâu nay, trên thi đàn bon chen vẫn thấp thoáng những bóng chữ u mê phóng chiếu cốt cách thiền. Người ta quen gọi đó là thơ thiền.
TRẦN HỮU LỤC
Những trang văn đầu tiên của Trần Duy Phiên phản ánh cách nghĩ, cách sống và cách chọn lựa của một thanh niên trước thời cuộc và đất nước. Khi đang còn theo học tại trường đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, Trần Duy Phiên đã là một cây bút trẻ và còn là một sinh viên năng động.
NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI THƠ MỚI BÀN VỀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THƯ
NGUYỄN HỮU SƠN
TRẦN THỊ VÂN DUNG
Đứng trước mỗi cuộc đời, mỗi con người có những trải nghiệm khác nhau, cách chia sẻ khác nhau. Mỗi nhà thơ là một cái tôi nội cảm, hòa nhập vào thế giới xung quanh, phân thân thành những trạng thái khác nhau để thể hiện mọi cảm xúc.
LƯƠNG AN
Như chúng ta biết, từ lâu rồi mối tình bạn giữa Miên Thẩm và Cao Bá Quát đã được xem như một quan hệ ít có, từ tri ngộ văn chương mà vượt lên sự cách biệt của hai tầng lớp xã hội, sự rẽ đôi của hai khuynh hướng tư tưởng và hai đường đời.