Hòa Vang - Luân Lâm - Dương Thành Vũ
Tranh thủy mặc của Trương Hán Minh
HÒA VANG
Chim sứ
Mãi rồi, những con cò không bay về Bang Cò Lả nữa... Những cánh Hiếu Diễu không bay về Cù lao Hòa Bình - trong một công viên đổi tên đã hơn một lần - nữa... Tôi nhớ, thèm, rồi khát được nghe một tiếng chim. Tiếng chim hót, rúc, gù, hay một chút chiêm chiếp thôi cũng được. Nỗi khát thèm như lửa, như tôi uống nhầm phải nước thuốc pháo xiết, nạo, bào cháy lòng tôi.
Thì một thằng đàn em - lính trong tiểu đội xưa - đến. Nó dốc ngược túi dết, đổ ra cả một đống chim sẻ, đầy một rá vo gạo kim loại của vợ tôi. Những tua lông tơ dinh dính những vệt máu còn độ nhễu, thắm tươi. Nó cười hê hê, dạy vợ tôi vặt lông, và bảo tôi: "Sọ chim sẻ ròn hết tầm sông núi. Óc chim sẻ lợi cho sự viết văn, cho thứ thần kinh lấy đêm làm ngày của anh lắm đấy! Nhá tới đi... bố ạ!
Tôi thấy vợ tôi hoan hỉ, trẻ ra đến 5, 6 tuổi, tay đầy lông chim, thoăn thoát đổ can dầu ôliu vào chảo nóng. Và những con chim trần trụi ròn lên dần. Không thể khác, tôi nhá thật lực. Thấy khỏe ra, sáng mắt, sáng lòng thật lực.
Đêm. Không thể ngủ. Thằng viết văn nào đang thấy mình khỏe mà lại ngủ? Nảy ý sáng chói: "Ôi! Nếu muốn nghe tiếng chim - thì phải đi theo nó - theo cái thằng bắn chim đàn em ấy". Hãy đi! Hãy làm thằng giữ đạn và giữ xe máy cho nó, ắt sẽ được nghe đủ đầy cả tiếng chim vô tư trước khi nó bắn, cả tiếng chim táo tác hoảng loạn sau khi súng nổ.
Thế là tôi đi theo nó. Và quả hai bên tai tôi đã được tràn ứ những tiếng chim... Nhưng rồi nó đi xa nữa quá. Phận tôi, thê trốc, tử phọc, không thể với theo mãi. Đành ở nhà…
Thì hôm nay, nó đến. Súng quàng vai, không một con chim. Nó bảo: "Đang buồn. Như là hết mẹ nó các con chim có thể bắn được rồi".
Tôi ngước lên, ngậm ngùi, nịnh bợ như ánh mắt một con chó, mong nó đi để mình còn làm việc...
Thì một tiếng chim rúc lên. Ròn rã, lanh lảnh, đầy nhạc cảm. Thằng nọ giật lấy súng, phăm phăm chạy ra mé sau tường nhà tôi - phố Thợ Ngôi - vốn chỉ đầy tiếng kéo cắt tóc tanh tách. Tiếng chim vẫn ròn rã, lảnh lót vang lên. Nó dừng lại, chỉnh súng rồi. Nòng súng chạy ngang, chạy thẳng vào tiếng hót. Tôi nhìn theo, thấy mút đầu ruồi khe ngắm là một... đôi môi. Đôi môi khô nẻ, nhiều nếp, nhăn nhúm nữa... của một bà già đang chúm môi, rán sức thổi vào cái ống đuôi một con chim bằng sứ.
- Mẹ kiếp. Người chứ không phải là chim. Lại còn già nữa chứ! - Nó văng tục, nhổ nước bọt, hạ súng xuống, liếm mép.
Nhưng bên vỉa hè kia, bà già vọt dậy rồi, hoảng loạn khi thấy một nòng súng chĩa thẳng vào mình. Bà chạy, vứt con chim đang thổi trên miệng xuống rãnh, và dẫm lên cả một mẹt chim sứ nữa đang ngu ngơ chưa được áp môi ai một lần, để được rúc lên tiếng chim ròn rã, một khi trong khoảng bụng rỗng đã được đổ chút nước lã.
Bàn chân bà già xéo vỡ cả một mẹt chim sứ.
Những tiếng sứ vỡ ấy, tôi nghe đằm thắm những tiếng chim, chiêm chiếp, chiêm chiếp... như sét đánh.
H.V
Bạch Chưởng Am
4-12-1991 - 13-6-1992
![]() |
LUÂN LÂM
Lễ thần
Con người thường nhìn chim quạ với ít nhiều ác ý. Quạ phá phách ngô, đậu, bắp. Quạ rửa thịt người chết... Riêng tôi có một kỷ niệm lạ kỳ về quạ, khiến cho tôi không thể nghĩ như người ta...
Đó là một ngày mùa thu trời khô ráo, nhưng chẳng biết sao, không mấy trong trẻo. Tôi lang thang trên dãy đồi cát sau lưng làng. Bỗng tôi thấy dưới chân rải rác có những hòn tròn, to cỡ quả bóng bàn, là lạ. Tôi nhìn quanh. Chẳng có gì đặc biệt. Cũng chẳng có ai, chỉ mình tôi với mênh mang vắng lặng. Tôi nhặt một hòn lên xem. Dễ dàng nhận thấy đó là một hòn đất trộn với phân bò. Lạ một điều là nó được vo rất khéo léo, bên trong rỗng, dĩ nhiên hai đầu có lỗ. Tôi bỏ đi, nghĩ bụng đó là sản phẩm của một trò chơi nào đó của các em chăn bò.
Mấy hôm sau, cũng một chiều lang thang như vậy, tôi sững ra trước một cảnh tượng lạ lùng. Một con quạ khoang như đang để tang cho ai đang đứng trước những hòn đất hôm nào tôi đã thấy. Hai chân quạ gần như ở tư thế nghiêm, mình bất động, riêng cái đầu hơi cúi thì gật lên gật xuống, mồm kêu khe khẽ: oạ, oạ, oạ... Lát sau, con quạ thôi cúng, bay đi. Còn tôi lần nữa lại nhặt một hòn đất lên xem. Lại vẫn là những hòn đất trộn với phân bò được khéo léo vo viên, lỗ thủng hai đầu bằng đầu đũa...
Hôm sau, phấp phỏng như có một điều gì hệ trọng sắp xảy ra, tôi lại lên đồi, đến chỗ cũ. Không thấy gì cả. Tôi rẽ theo một lối tắt, tiếp tục cuộc dạo chơi của mình với nỗi lòng nặng trĩu. Thì kìa, cạnh một lùm cây lúp xúp, một con quạ khoang - chắc hẳn là con quạ quen biết - đang dùng chân và mỏ dũi, vo đất. Tôi im re, nấp vào chỗ khuất. Thì ra, tác giả những chiếc "bánh ống" tuyệt vời kia không phải là ai khác. Lát sau, chừng như "bánh" đã đủ, con quạ ngẩng đầu lên, nhìn nghiêng ngó. Yên tâm vì xung quanh vẫn như tờ, quạ bèn rũ rũ cánh, quẹt quẹt mỏ, giẫm giẫm chân... như thể sửa sang lại quần áo người ngợm cho tử tế. Và cái cảnh lễ thần lại diễn ra lồ lộ trước mắt tôi. Có điều lần này, lễ nghiêm trang hơn, quy củ hơn, kéo dài hơn. Vậy là lần trước chỉ là bước tập dượt... Tôi tự kiềm chế lắm mới khỏi xô ra hoặc la thành tiếng.
Cúng xong, con quạ bay đi. Và tôi lần tới, rón rén như sợ kinh động đến khung cảnh thiêng liêng vừa rồi. Dưới gốc cây có tán rậm dày đứng hơi tách ra với đồng loại một chút, trên một gò đất cao hơn xung quanh, có một lớp địa y đã xám khô tròn bằng chiếc đĩa lớn. Tôi lấy que gạt lớp địa y một cách vừa ý thức vừa vô thức. Trời ơi, một “kho” lạc hiện ra. Những củ lạc chắc, khô giòn như vừa lấy từ sân phơi vào. Bấy giờ đang là mùa thu, nghĩa là mùa thu hoạch lạc qua đã lâu. Vậy mà... Tôi nhón một củ lạc đưa lên xem. Hoàn toàn là một củ lạc thật, chẳng có dấu hiệu gì để nghi ngờ. Tôi bóc vỏ lạc. Lập tức, hai cái nhân hồng hồng, óng mẩy đập vào mắt. Tôi bỏ vào mồm. Mùi lạc nhân thơm, béo ngậy...
Bây giờ tôi đã hiểu. Lễ cúng thần giữ kho của chim quạ. Sự khôn ngoan hiếm thấy của quạ. Lòng thành kính khôn lường của nó... Chao ôi, cuộc sống của muôn loài…
1992
L.L
DƯƠNG THÀNH VŨ
Kẻ bán mình
Giống như cô gái già ế chồng ném khinh bạc vào đôi uyên ương hạnh phúc, tôi biết niềm kiêu hãnh của chị ẩn chứa nỗi bất hạnh nội tâm. Lúc hiểu được tấm chân tình của tôi, cái mặt nạ kiêu hãnh kia rơi xuống. Chị ôm mặt nức nở như đứa trẻ. Khi vơi bớt nỗi niềm u uất, chị tâm sự:
- Tôi lấy ông ta vì tiền. Vâng, chỉ vì tiền. Đã là con người mấy ai thoát khỏi sự cám dỗ của danh lợi phải không cô? Mỗi chúng ta đều phải chịu ít nhiều điếm nhục ở đời, phải không nào? Chứ không phải những gã đàn ông, những mụ đàn bà dâm loạn phản trắc đã khỏa lấp hành vi ngoại tình của mình bằng một mớ triết lý rẻ tiền đó sao? Tôi đã sống với niềm tin về sự bất toàn của kiếp người như thế. Nhưng rồi "gieo gió thì gặt bão", có một kẻ tàn nhẫn đã nói thẳng mặt tôi: "Bà tưởng bà cao quý chắc? Thưa bà, việc bán dâm cho một người có khác gì với cái sự bán dâm cho nhiều người? Ả điếm quý tộc về bản chất có khác gì con điếm mạt hạng? Bà ngủ với ông nhà đơn thuần vì túi tiền của ông ấy, phải không?". Bao nhiêu hạt mầm thiện lương tôi gieo trồng, bằng ảo tưởng cũng có mà bằng khát vọng đẹp cũng có, tan như bong bóng xà phòng. Từ đó tôi thích làm cho người khác cay đắng nhục nhã, đó cũng là phương cách tôi tự nâng cao và khẳng định phẩm giá của mình.
- Và cuối cùng chị khám phá ra sự "khẳng định phẩm giá" ấy, rốt ráo, chỉ mang đến cho chính chị thêm nhiều cay đắng?...
- Vâng - Chị lại gục mặt trong lòng bàn tay và khóc.
Tôi im lặng. Biết đâu tôi cũng đã bán mình từ lúc nào rồi.
D.T.V
(TCSH52/11&12-1992)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
1.
Dòng sông đó đã chết. Trơ đáy. Những cọng cỏ đôi bên bờ sông bây giờ cũng chát khét như mùi đất. Sự sống ở đó mơ hồ như chưa thể từng có một mầm sống nơi này.
ĐỨC BAN
Từ thành phố N. lên xứ Kẻ Xá đâu đấy, người ta bảo, có thể đi đường bộ bằng ô tô, hoặc đáp thuyền gắn máy ngược sông Duềnh. Võ My chọn đi đường sông.
LÊ THỊ KIM SƠN
Đừng có cười nữa, đừng có cười nữa mà. - Lời nói nửa như van nài, nửa như ra lệnh của Thy làm cho cơn cười ngặt nghẽo của Kha trở nên im bặt.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Không biết cái tục thờ ngài đội Cóc ở làng ấy xuất phát từ bao giờ. Có người bảo là chỉ mới hơn trăm năm trở lại đây, khi làng thỉnh tôn tượng tự nhiên của ngài vào an vị trang nghiêm trong gian đầu tả nội đình, hướng mặt nhìn bao quát tiền đường, nơi mỗi kỳ tế tự, các bô lão lễ bái hiến tế, cung nghinh long thần thổ địa.
NGUYÊN QUÂN
Gã đi dọc dãy hành lang của tầng năm, cái hành lang dài hun hút gần như không còn chút ánh sáng nào sót lại, ngoài chút mơ hồ xanh lẻo trên cái mặt số lân tinh của chiếc đồng hồ đeo tay. 0 giờ, đã qua thêm ngày nữa, một ngày trong mười lăm ngày về ẩn trú ở thành phố bên chân biển cả.
PHẠM DUY NGHĨA
Chẳng gì thú bằng đón bão trên đại ngàn, thằng bé nhận ra điều đó từ ngày đem đàn dê lên núi cao.
VĨNH QUYỀN
Nước loạn, sứ quân nổi lên cát cứ khắp nơi. Động chủ họ Trương ngủ mơ rồng vàng. Đám văn nhân môn khách quả quyết điềm lành, ứng chân mạng đế vương, thống nhất thiên hạ.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Dưới cơn mưa sơn cước tầm tã, Hòn Đá Thiêng cheo leo bên sườn núi tự thiên thu kể cho già bản Thào A Phạ nghe, chuyện rằng:
NGUYỄN THỊ THANH LƯU
Tôi chìa cuốn sách đã mở sẵn trang lót bìa ngập ngừng đưa cho ông nhà văn tuổi ngũ tuần đang cúi đầu trên những chồng sách mới tinh đợi kí.
ĐẶNG MINH CHÂU
Làng đang tẻ, tẻ muốn chết được. Vì chẳng có chuyện gì ồn ào để có cớ tán gẫu với nhau.
PHẠM NGỌC TÚY
Bà Mận tháo cái giỏ trên vách xuống. Hôm nay có nắng bà định ra vườn hái ít trái đậu vào kho; đậu la ve ở miền cao thường trồng sớm do không lo có lụt.
TRU SA
Tôi lấy bao thuốc ra và rút thêm một điếu. Tôi rít một hơi thật sâu rồi từ từ thở ra. Khói thuốc bay thành một vệt dài, uốn éo hồi lâu rồi từng lớp rã ra, tan biến vào khoảng không.
TRẦN BĂNG KHUÊ
1.
Mỗi buổi sáng thức dậy tôi đều thấy mình bị nhốt trong những chiếc hộp giả lập quen thuộc. Tôi sung sướng thụ hưởng và có nguy cơ thích thú ngày một rõ rệt đến độ không muốn [không còn] bất kỳ [ys][thức] rời bỏ nào hoặc tìm kiếm cơ hội rời bỏ cùng với những câu trả lời phiến diện cho riêng bản thân tôi về sự tồn tại, về hình hài của vũ trụ này.
NGUYỄN THỊ THANH LƯU
Đó là bức ảnh bán khỏa thân của một phụ nữ trạc ngoại tứ tuần, được chụp theo trào lưu “tự sướng” trong không gian chật chội của một phòng tắm nhỏ, lổn nhổn khăn khố đủ màu, rất đặc trưng cho kiểu nhà tắm nhõn vài mét vuông nhưng kiêm đủ chức năng phòng vệ sinh chung cho cả gia đình ở các đô thị lớn của Việt Nam.
VŨ THANH LỊCH
Làng mở hội lớn. Năm năm một lần. Người thập phương dồn về không biết bao nhiêu mà kể.
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Ra khỏi quán cà phê một đoạn, tôi bước chậm lại. Gió đêm từ mặt sông hắt lên lành lạnh. Lần tay vào túi áo mới hay gói thuốc lá lúc nãy còn bỏ quên trên bàn, tôi vội quay về quán.
LÊ HÙNG VỌNG
Tặng D.
AN PHÚ
Trong không gian yên ắng của ngọn đồi, trên bầu trời không còn ngôi sao nào đêm nay, chỉ có những giọt mưa lả tả, gió và lớp rêu mờ lám xám bên bức tượng.
NHỤY NGUYÊN
Truyện ngắn
ĐINH PHƯƠNG
Khi tôi mười ba tuổi. Lần đầu tiên tôi nói với mẹ “Đừng rơi về phía bóng tối”. Mẹ không hiểu tôi. Bà không biết tôi đang diễn tả điều gì. Mẹ nhìn tôi đầy ngờ vực và cười khẩy.