PHẠM HUY LIỆU
Hồi ký
Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.
Ảnh: internet
Đến viện đã mấy ngày vẫn sốt li bì. Người còm nhom. Chưa thể đi lại được. Ngày nào cũng lên cơn sốt, nhưng không toát mồ hôi như sốt rét. Nhiệt độ cao. Đo 40 - 41 độ. Tôi cảm nhận được nó luôn gây đau buốt ở khoang bụng. Nhiều lúc tự nhiên thấy nhói một cái đến rợn người. Hay khi quay người đột ngột cũng thế, nhưng bác sĩ không tin tôi nói. Vì vết thương không có lỗ xuyên vào, chỉ thủng rất nhỏ ở vạt áo trước... đành chịu thua bác sĩ.
Tôi nghĩ đây là mảnh bom rất nhỏ, nhưng sắc nhọn như mũi kim, nên mới buốt rợn người. Tiếc là ở Trường Sơn khi ấy không có máy X quang để chụp. Đã bao lần tôi ngất xỉu vì nó...
Điều trị hai tuần, chắc có tiêm kháng sinh nên đỡ sốt. Tôi đi lại được, liền ra ngoài dạo chơi tắm nắng cho thoải mái, rồi lang thang quanh quẩn một lúc.
Gần lán ở có cây hồng rất nhiều quả, nhưng cây to và cao, không tài nào lấy được. Hơn nữa bác sĩ đã dặn sốt rét không được ăn quả rừng dễ bị quật lại.
Mấy hôm sau buổi trưa vắng vẻ, có đàn chim sáo đang tranh nhau ăn hồng trên cây, quả chín rụng xuống rào rào, tôi nhặt mấy quả ăn thử, quả là rất ngon. Tôi lấy đầy túi quần, rồi tìm chỗ vắng để ăn cho thỏa thích. Đi dọc các lán đến cuối bệnh viện, qua một vạt rừng thưa, gần bờ suối ngay chân núi có một lán bỏ không, vào xem thì thấy có hai cái sạp để nằm. Vào đó ăn vừa kín lại vắng chả ai biết… Thế là tôi nằm lăn trên sạp, bỏ hết hồng ra, vừa ăn vừa cảm nhận hương vị của nó, thơm giòn giống như hồng ngâm ngoài Bắc. Đang thoải mái vô tư, bỗng tự hỏi lán này dành cho ai.
Nhà bảo vệ, không phải vì bên kia suối là núi rồi. Cho ai nữa nhỉ…
Chết rồi! Đây chính là nhà xác không sai. Thấy người hơi rờn rợn. Phải về mau thôi. Để ít quả lại biếu tặng mọi người. Có linh thiêng hãy phù hộ cho những ai còn đang sống nhé.
Ở viện chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh. Bác sĩ nói theo chuyên môn. Còn tôi vẫn nghĩ do vết thương chột nơi khoang bụng chính là thủ phạm gây sốt giật.
Đến 20/9/1968, bác sĩ phải cho tôi ra viện Đoàn 559 điều trị tiếp.
Chuyển viện mùa mưa nên mọi người đều phải đi bộ. Tôi đi được khoảng 30 phút thì không theo kịp đoàn, đành quay lại bệnh viện. Chục ngày sau khỏe hơn cố đi ra viện Đoàn 559.
Đi bộ mấy ngày mệt tả tơi thì ngày 5/10/1968 tới viện Đoàn 559 nằm ở Savanakhet (Lào). Nơi rừng già, cây cành đan xen vào nhau kín mít. Ở xa đường tuyến, hơn nữa đang mùa mưa nên cũng ít máy bay. Vết thương vẫn vậy chả khá lên là bao. Khi quay người đột ngột vẫn bị buốt nhói, rồi cũng sốt nhưng chỉ 40 độ trở xuống.
Ở lại không được, ngày 1/11/1968, bệnh viện cử tôi dẫn 11 người ra Bắc điều dưỡng.
Đoàn vừa đi khoảng hơn cây số, đến chỗ rẽ thấy mấy người khiêng liệt sĩ. Liền hỏi nhau có đường nào đi tránh không nhỉ. Một người bảo không có đâu, đi thôi. Với lại sinh dữ tử lành kia mà. Thì ra nó vừa ném bom xong. Chúng tôi đi qua vẫn còn mùi khen khét… Khi đến gần con sông nhỏ đang chuẩn bị cởi quần áo gói ghém buộc trong nilon để bơi, thì một thằng cán gáo bay dọc sông ngay trước mặt. Tôi bảo ta may quá. Chỉ nhanh mươi phút mà đang bơi giữa sông thì nguy to.
Lên bờ đi một đoạn đã gặp bãi trống. Cây cối trụi lủi, chẳng còn chỗ nào mà ẩn nấp. Tôi bảo mọi người phải bám sát nhau. Lúc nào nó bay qua đầu, lúc đó hô nhau chạy. Khi nó bắt đầu lượn vòng lại, tất cả phải nằm im không được cựa quậy.
Dặn dò xong ra nghe ngóng, thấy yên tĩnh nên bảo nhau xuất phát. Đến giữa bãi trống, thì một thằng trực thăng đang lù lù bay tới. Chúng tôi kịp thời nằm xuống, may có những lùm cây lúp xúp đủ cho mọi người nằm ẩn ở đó. Nó bay ngay trên đầu, đến hết bãi trống rồi quành lại. Đợi bay qua hô nhau chạy tiếp. Rất may là nó không lượn vòng lại nữa. Thật hú vía...
Chiều 16/11/1968, đến trạm khách ngay thung lũng. Cây rừng rậm rạp nhưng có vẻ hoang vắng. Đang chuẩn bị ăn thì anh nuôi thông báo cơm hôm nay hơi sạn, vì kho mới bị đánh bom, gạo lẫn sạn nhiều, mà sạn đá, cát trắng... nên dù đãi và nhặt thế nào cũng không hết. Mọi người ăn nhai nhẹ, nếu nhai mạnh có khi gẫy răng.
Quả thật ăn khó nhằn sạn ra được. Thôi thì trếu tráo rồi nuốt chửng để lấy sức mà đi. Sáng sau vẫn thế. Ăn xong lên đường đi tiếp. Anh nuôi đưa mỗi người một nắm cơm bằng quả trứng vịt để ăn trưa. Khi ăn cũng không dám nhai, liền bẻ nhỏ rồi cho vào mồm nuốt chửng... Đó là trạm khách duy nhất ăn cơm không nhai.
Lại có trạm phải vượt núi đá tai mèo. Thang bằng gỗ dựng đứng. Hôm ấy cô gái giao liên dẫn đường nên mọi người khí thế lắm. Khi bám thang tôi nhìn người nọ nối người kia, chân người trên như đạp đầu người dưới…
Cứ thế đi hết trạm này đến trạm khác. Rồi một hôm, trong bữa ăn tối ngày 25/11/1968, cán bộ của trạm thông báo mai vượt dốc Nguyễn Chí Thanh. Dốc vừa cao vừa dài. Vượt qua dốc cũng là một cung đường, sang bên kia trạm ngay cuối dốc. Nhưng vất vả hơn mọi trạm rất nhiều. Các đồng chí chuẩn bị tinh thần, hãy cố gắng vượt qua.
Sáng hôm sau tôi đi tốp đầu. Đây cũng là trạm duy nhất trên đường không cần dừng nghỉ, mà ai mệt ở đâu thì nghỉ ở đó. Không sợ lạc, bởi chỉ có một con đường độc đạo. Chúng tôi hăm hở lên dốc. Chân bước từng bước một cho chắc. May mà chiều qua đã chặt sẵn mỗi người một cái gậy để chống, nên có tác dụng rất tốt.
Càng đi lên dốc, cảm thấy bước đi nặng dần, người cũng khom xuống như lấy đà. Thỉnh thoảng mấy con chim hót véo von trên đầu, rồi mấy chú khỉ đùa nhảy ngay trên cành cũng chả thèm để ý nữa. Giờ thì mồm mũi tranh nhau thở. Gần trưa ì ạch cũng leo lên đỉnh dốc. Đoàn chúng tôi bảo nhau mắc võng trên đỉnh Trường Sơn đúng ngày 29/11/1968. Lấy nắm cơm ra ăn, cảm nhận sao mà ngon tuyệt. Đó cũng là kỷ niệm đẹp nhất được nằm trên đỉnh Trường Sơn của thời quân ngũ... Đung đưa cánh võng rồi chìm trong giấc ngủ lúc nào không hay.
Ngủ một giấc, mấy anh em hô nhau dậy đi tiếp. Chắc xuống dốc sẽ dễ dàng hơn, ai ngờ cũng khó ra phết. Nếu không có gậy thì rắc rối to chứ chả chơi. Tất cả sức nặng đều dồn lên đầu gậy đỡ cho người khỏi lao xuống dốc. Không khác gì mình phải liên tục phanh lại, hãm cho đi từ từ. Nếu trượt chân là lăn xuống vực.
Xế chiều chúng tôi cũng vượt qua hết dốc. Đúng là hú hồn. Chả thế mà đặt tên dốc, lấy tên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để xốc tinh thần lính quả là quá chuẩn. Còn nghe đâu ở Tây Nguyên có dốc Bò Lăn. Chắc là dốc đứng nên mới khủng khiếp thế.
Mấy hôm sau đến một con sông khá rộng, đêm mới có trận mưa to. Nước chảy cuồn cuộn. Đằng nào cũng phải vượt. Chúng tôi bàn nhau cách vượt sông. Ước lượng sức nước chảy để bơi cắt chéo dòng sông. Mọi người nhất trí đi ngược lên 100 mét. Rồi bơi chéo xuống áp sát bờ bên kia, nhanh chóng bám vào cành cây nằm sà xuống sông để lên đường mòn đi tiếp.
Đúng như tính toán, tất cả đều bơi qua sông an toàn.
Cứ thế chúng tôi đi theo giao liên với quãng đường khá dài, từ Savanakhet, qua Khăm Muộn. Chỉ ngày mai là đến trạm 5 Quảng Bình. Ôi Tổ quốc muôn vàn mến yêu, những đứa con đã hoàn thành nhiệm vụ trở về đất mẹ rồi đây!
Sáng 5/12/1968 tạm biệt trạm 6 Lào về Việt Nam. Lòng bồi hồi khó tả. Không thể nghĩ mình có ngày hôm nay.
Đến trạm 5 Quảng Bình khoảng hơn 4 giờ chiều, gặp các anh chào hỏi hồ hởi như đã từng quen nhau từ lâu. Chỉ cho chúng tôi chỗ nghỉ, chỗ mắc võng, nơi đi tắm giặt xong rồi về ăn cơm.
Xuống nhà bếp thấy cơm trắng tinh. Thịt hộp nấu rau rừng trông sao mà ngon thế. Đoàn chúng tôi có 11 người, các anh cho hai mâm, còn cơm xới đầy thúng khiêng ra ăn thoải mái. Ăn hết nhẵn cả thúng cơm mà vẫn thấy thòm thèm. Anh nuôi hỏi các đồng chí no chưa. Mọi người cười bảo chưa ạ. Anh nuôi lại cho hẳn hai mâm 6 nữa. Bọn tôi đua nhau ăn. Một lúc cũng hết luôn. Cả trạm trố mắt nhìn thán phục, anh nuôi hỏi có ai làm sao không. Tất cả trả lời không sao ạ. Thế mới no... Cám ơn các anh nhiều!
Khi nằm võng hỏi nhau mày ăn mấy bát. Thì người ít nhất cũng sáu, bảy bát B52. Còn người nhiều tới chục bát... Quả là kỷ niệm có một không hai trên đời. Kỷ niệm một thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Biết bao gian khổ hy sinh. Đói cơm rách áo, rồi sốt rừng vàng mắt vàng da. Chân đi không nổi chỉ còn nắm da bọc xương, khắp người ghẻ lở hắc lào… trông mà phát khiếp. Nhưng Trường Sơn mãi khắc ghi vào tâm trí những người lính Trường Sơn.
Sau này những kỷ niệm Trường Sơn luôn ùa về trong những giấc mơ, trong tâm trí của tôi. Bao nhiêu gian khổ, hy sinh, của đời lính, trước cảnh hoang tàn, những thời khắc chiến tranh ác liệt đến rùng rợn... Hình ảnh Trường Sơn và tình đồng đội mãi mãi in đậm trong ký ức đời lính, vừa đẹp, vừa hào hùng... Cũng là niềm tự hào một thời mình được mang danh hiệu anh bộ đội Cụ Hồ!
P.H.L
(TCSH414/08-2023)
CÁT LÂM
Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.
NGUYỄN QUANG HÀ
Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.
PHẠM HỮU THU
Ghi chép
Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.
NGUYỄN QUANG HÀ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.
BẠCH DIỆP
Bút ký
Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.
NGUYỄN QUANG HÀ
Hồi ký
Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Ghi chép
Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.
HỒ THANH THOAN
Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son.
CHÂU PHÙ
Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.
LỆ HẰNG
Bút ký dự thi
"Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
BẠCH DIỆP
Bút ký dự thi
Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.
VIỆT HÙNG
Ký
Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Ghi chép
Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.
LỆ HẰNG
Bút ký dự thi
“Thấu Huế rồi.”
THANH THẢO
Thì cũng là chuyện lang thang cơ nhỡ thôi, nhưng đây là lang thang vào một tạp chí văn học, và cơ nhỡ “gửi” một ít bài thơ của mình.