Trào lộng cười cái rởm

08:51 31/10/2008
VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)


Cầm quyển thơ Nhật thực của Nhất Lâm tặng tôi nó mỏng như một chiếc lá. Bởi các bài thơ đều rất ngắn. Chỉ có bài Nhớ là dài. Ông than phiền: Nxb bỏ đi mấy bài tâm huyết quá! - Như bài nào? - Tống biệt tù, ông đáp.
Tôi biết. Tống biệt tù là ông nhại từ Tống biệt hành của Thâm Tâm đã đăng báo Tuổi trẻ cười.
Đưa tiền ta từng đưa không xong
Sao lắm khổ não cả trong lòng…

Tôi nói như để an ủi: Thôi thì đã có bài Nhớ (xin tác giả Nhớ rừng đại lượng thứ) có đến 47 câu cho ông tha hồ châm, tha hồ giễu nhại!
Gặm một mối căm hờn trong nhà đá
Ta nằm dài bóc lịch tháng ngày qua…

Bạn đọc ở Huế, miền Trung hẳn biết một ông Nhất Lâm qua báo, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ. Ở lĩnh vực nào ông cũng làm tới nơi. Ông viết báo chống tiêu cực. Chống đến nỗi có lần “đương sự” trong một vụ buôn lậu sợ toá hỏa chuyện bèn phải thuê kẻ đến tận nhà đánh “cảnh cáo” ông (1994). Thì ông vẫn sống. Vẫn mái tóc bạch kim quá vai bồng bềnh trên xe đạp đi khắp các nẻo đường trên rừng dưới biển, đến những công trường xí nghiệp để lấy tư liệu viết.
Nhất Lâm đã in ba tập truyện ngắn. Truyện Mật đắng in trang đầu tuần báo Văn nghệ (2004). Truyện Chó ngoại in vào “Những truyện ngắn hay” (1998), Nxb Hội Nhà văn cùng các lão tướng trong làng văn như Nguyễn Tuân, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng… Tiểu thuyết Đồi không tên, tác giả dựng lại bối cảnh cuộc chiến vùng A Lưới của quân dân ta với quân đội Mĩ mà Đồi thịt băm là một trận sống mái thảm khốc, tiêu hao lực lượng cho cả hai phía.

Và thơ. Nhất Lâm đã trình làng 4 tập thơ: Thức với mùa trăng, Tiếng khóc lời ru, Vú đá, Tiếng mưa. Thơ Nhất Lâm tinh tế, hồn hậu.
Đêm sâu lữ thứ tình dày mỏng
Thấm lạnh bờ môi tái tê lòng
Giang hồ tôi uống bao chiều vắng
Nước mắt nhòe mưa về bến sông

(Duyên mưa)
Nhật thực là tập thơ thứ năm của Nhất Lâm. Bốn tập trước là thơ tình đằm thắm. Đến tập này, ông quyết dồn nén và chuyển giọng trào lộng Tú Xương châm biếm chua cay! Nào là trâu, chó, mèo, gà, cò, cuội, ngựa, vịt, ô, lưỡi, đất, lạc, nợ, đời… được tác giả nhân cách hoá, “vật cách hoá” bằng tu từ ẩn dụ mà “phang” vào thói hư, tật xấu của người đời, của đám quan tham.

Ả mèo trèo vào buya – rô
Hỏi thăm anh sếp đi đâu vắng nhà
Anh sếp công chuyện từ xa
Đem theo tam thể nhởn nha quên về

(Ả mèo)

Sinh năm Bính Tí, ông đã vượt ngưỡng thất thập. Nhưng ông đi không biết mệt, ông đọc không biết mệt rồi chiêm nghiệm từng giờ khắc để rút ra cái ưu, cái nhược của kiếp người. Muốn phát huy cái ưu thì phải đánh mạnh vào cái nhược, cái rởm, cái thối nát. Mượn lời con hổ trong cũi sắt để mai mỉa cái rởm của sếp nọ, của ông tổng giám đốc công ty kia đang trong vòng lao lí.

“…Nhớ nhà hàng rượu ngoại mà mỗi khi
Tiếng nhạc du dương giọng bồ thủ thỉ
Với điệu giật vũ trường quay loạn xị…

Đèn mờ ảo, ta thăm dò bộ ngực
Một ngàn đô là nàng phẻ im re…

Rồi những ngày lôi két sướng biết bao
Và lặng lẽ lập chứng từ gian dối…

Trên răn đe ta bỏ mặc ngoài tai
Đâu những chiều lai láng ngàn chai,
Trăm phần trăm không bao giờ ta đổ
Rồi vô phòng ôm em thổ lộ
Than ôi thời thác loạn nay còn đâu?!...

(Nhớ)

Ở mọi nơi thơ phủ nhận bất công”. Tôi nhớ đã có ai nói thế. Bởi không chịu nổi thói rởm đời, thói ham của mà Tú Xương, Tú Mỡ, Tú Sụn… đã làm thơ châm biếm.
Nỗi đau thế sự thì các nhà thơ đều thường trực. Nhưng châm một đôi bài đã khó. Đằng này Nhất Lâm dồn vào Nhật thực đến 37 bài cùng một chủ đề “mặt trái xã hội” mà vút trào lộng Tú Xương thì thật đáng khen, đáng trân trọng.
 Huế, 08/ 2008
  V.N

(nguồn: TCSH số 236 - 10 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có nhiều khi trong đời, “trôi theo cõi lòng cùng lang thang” như Thiền sư Saigyo (Nhật Bản), bất chợt thèm một ánh lửa, một vầng trăng. Soi qua hương đêm, soi qua dòng văn, soi qua từng địa chỉ... những ánh lửa nhỏ nhoi sẽ tổng hợp và trình diện hết thảy những vô biên của thế cuộc, lòng người. “Trong mắt tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã là ánh lửa ấy, địa chỉ ấy.

  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.