Trào lộng cười cái rởm

08:51 31/10/2008
VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)


Cầm quyển thơ Nhật thực của Nhất Lâm tặng tôi nó mỏng như một chiếc lá. Bởi các bài thơ đều rất ngắn. Chỉ có bài Nhớ là dài. Ông than phiền: Nxb bỏ đi mấy bài tâm huyết quá! - Như bài nào? - Tống biệt tù, ông đáp.
Tôi biết. Tống biệt tù là ông nhại từ Tống biệt hành của Thâm Tâm đã đăng báo Tuổi trẻ cười.
Đưa tiền ta từng đưa không xong
Sao lắm khổ não cả trong lòng…

Tôi nói như để an ủi: Thôi thì đã có bài Nhớ (xin tác giả Nhớ rừng đại lượng thứ) có đến 47 câu cho ông tha hồ châm, tha hồ giễu nhại!
Gặm một mối căm hờn trong nhà đá
Ta nằm dài bóc lịch tháng ngày qua…

Bạn đọc ở Huế, miền Trung hẳn biết một ông Nhất Lâm qua báo, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ. Ở lĩnh vực nào ông cũng làm tới nơi. Ông viết báo chống tiêu cực. Chống đến nỗi có lần “đương sự” trong một vụ buôn lậu sợ toá hỏa chuyện bèn phải thuê kẻ đến tận nhà đánh “cảnh cáo” ông (1994). Thì ông vẫn sống. Vẫn mái tóc bạch kim quá vai bồng bềnh trên xe đạp đi khắp các nẻo đường trên rừng dưới biển, đến những công trường xí nghiệp để lấy tư liệu viết.
Nhất Lâm đã in ba tập truyện ngắn. Truyện Mật đắng in trang đầu tuần báo Văn nghệ (2004). Truyện Chó ngoại in vào “Những truyện ngắn hay” (1998), Nxb Hội Nhà văn cùng các lão tướng trong làng văn như Nguyễn Tuân, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng… Tiểu thuyết Đồi không tên, tác giả dựng lại bối cảnh cuộc chiến vùng A Lưới của quân dân ta với quân đội Mĩ mà Đồi thịt băm là một trận sống mái thảm khốc, tiêu hao lực lượng cho cả hai phía.

Và thơ. Nhất Lâm đã trình làng 4 tập thơ: Thức với mùa trăng, Tiếng khóc lời ru, Vú đá, Tiếng mưa. Thơ Nhất Lâm tinh tế, hồn hậu.
Đêm sâu lữ thứ tình dày mỏng
Thấm lạnh bờ môi tái tê lòng
Giang hồ tôi uống bao chiều vắng
Nước mắt nhòe mưa về bến sông

(Duyên mưa)
Nhật thực là tập thơ thứ năm của Nhất Lâm. Bốn tập trước là thơ tình đằm thắm. Đến tập này, ông quyết dồn nén và chuyển giọng trào lộng Tú Xương châm biếm chua cay! Nào là trâu, chó, mèo, gà, cò, cuội, ngựa, vịt, ô, lưỡi, đất, lạc, nợ, đời… được tác giả nhân cách hoá, “vật cách hoá” bằng tu từ ẩn dụ mà “phang” vào thói hư, tật xấu của người đời, của đám quan tham.

Ả mèo trèo vào buya – rô
Hỏi thăm anh sếp đi đâu vắng nhà
Anh sếp công chuyện từ xa
Đem theo tam thể nhởn nha quên về

(Ả mèo)

Sinh năm Bính Tí, ông đã vượt ngưỡng thất thập. Nhưng ông đi không biết mệt, ông đọc không biết mệt rồi chiêm nghiệm từng giờ khắc để rút ra cái ưu, cái nhược của kiếp người. Muốn phát huy cái ưu thì phải đánh mạnh vào cái nhược, cái rởm, cái thối nát. Mượn lời con hổ trong cũi sắt để mai mỉa cái rởm của sếp nọ, của ông tổng giám đốc công ty kia đang trong vòng lao lí.

“…Nhớ nhà hàng rượu ngoại mà mỗi khi
Tiếng nhạc du dương giọng bồ thủ thỉ
Với điệu giật vũ trường quay loạn xị…

Đèn mờ ảo, ta thăm dò bộ ngực
Một ngàn đô là nàng phẻ im re…

Rồi những ngày lôi két sướng biết bao
Và lặng lẽ lập chứng từ gian dối…

Trên răn đe ta bỏ mặc ngoài tai
Đâu những chiều lai láng ngàn chai,
Trăm phần trăm không bao giờ ta đổ
Rồi vô phòng ôm em thổ lộ
Than ôi thời thác loạn nay còn đâu?!...

(Nhớ)

Ở mọi nơi thơ phủ nhận bất công”. Tôi nhớ đã có ai nói thế. Bởi không chịu nổi thói rởm đời, thói ham của mà Tú Xương, Tú Mỡ, Tú Sụn… đã làm thơ châm biếm.
Nỗi đau thế sự thì các nhà thơ đều thường trực. Nhưng châm một đôi bài đã khó. Đằng này Nhất Lâm dồn vào Nhật thực đến 37 bài cùng một chủ đề “mặt trái xã hội” mà vút trào lộng Tú Xương thì thật đáng khen, đáng trân trọng.
 Huế, 08/ 2008
  V.N

(nguồn: TCSH số 236 - 10 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI NGUYÊN

    Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    1.
    Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY      

    Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)

  • TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG

    Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.

  • MỘC MIÊN (*)

    Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.


  • (Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)

  • Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).

  • TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI

    Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.

  • NGUYỄN THẾ QUANG

    Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.

  • NGUYỄN HỮU SƠN

    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.

  • NGUYÊN QUÂN

    Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.

  • TUỆ AN

    Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.