Trao 194 giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

14:49 21/02/2020

Sáng 21-2, tại Hà Nội, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng.

Loạt bài "40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc" của Báo SGGP được trao Giải Khuyến khích

Định kỳ 5 năm, việc tổ chức xét và trao Giải thưởng tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí đề tài Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng trở thành hoạt động có ý nghĩa, nhằm đánh giá, ghi nhận, tôn vinh tài năng, sáng tạo của các văn nghệ sĩ, nhà báo trong lao động nghệ thuật.

Trao 194 giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng ảnh 1
5 năm phát động ban tổ chức nhận được hơn 2.000 tác phẩm dự thi
 
Phát biểu tại lễ trao giải, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nói rõ: Những năm qua, việc tổ chức, triển khai thực hiện hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí quân đội được cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; đúng định hướng của Đảng, của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng, kế hoạch, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị; quy tụ được sự đồng thuận của các ngành, các cấp; thu hút các văn nghệ sĩ, cán bộ, chiến sĩ và lực lượng lớn trong xã hội tham gia.
 
Nổi bật như hoạt động sáng tác, quảng bá văn học nghệ thuật, báo chí; nhất là các cuộc vận động, cuộc thi, trại viết, trại sáng tác, biểu diễn, giao lưu nghệ thuật...được triển khai tích cực, tạo cao trào mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của bộ đội và nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, quân đội; là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá của Đảng, tích cực đấu tranh chống những luận điệu sai trái, âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch…
Trao 194 giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng ảnh 2
Loạt bài "40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc" của Báo SGGP được trao Giải Khuyến khích
 
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa những thành tựu đạt được, đồng thời tập trung tổ chức chặt chẽ các trại sáng tác, trại viết, cuộc thi, liên hoan, hội diễn, biểu diễn, giao lưu nghệ thuật; phát huy sáng tạo của các văn nghệ sĩ trong và ngoài quân đội; đầu tư, nghiên cứu và khai thác có hiệu quả giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, văn hóa và nhân văn quân sự; hình ảnh và phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân trong các cuộc kháng chiến và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Phấn đấu có nhiều công trình, tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao, tiêu biểu tương xứng với tầm vóc, lịch sử của đất nước, dân tộc, quân đội trong các cuộc kháng chiến và thời kỳ đổi mới…
 
Ban tổ chức giải đã tiếp nhận 2.298 tác phẩm tham dự, trong đó có 2.107 tác phẩm của 7 chuyên ngành (văn học, âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh) và 191 tác phẩm báo chí. Các hội đồng đã làm việc nghiêm túc, khách quan từ vòng sơ khảo đến vòng chung khảo, bảo đảm chính xác, tính thống nhất cao. Kết quả, 194 tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí đã đoạt giải thưởng.
 
Cũng tại buổi lễ, Bộ Quốc phòng và Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tặng 39 bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức, hoạt động sáng tác, quảng bá văn học nghệ thuật, báo chí 5 năm 2014- 2019.
Loạt bài "40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc" của Báo SGGP được trao Giải Khuyến khích.

Theo Mai An - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành. 

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.

  • Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.

  • Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.

  • Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.

  • Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.

  • Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8. 

  • Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).

  • Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.

  • Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...

  • Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.

  • Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.

  • Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.

  • Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.

  • Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trờiTrên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.

  • Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.

  • Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.

  • 1. Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay ta gì gì ông Trời cũng chẳng ưu ái thêm ngày nào, vậy mà bên trời ấy thế hệ này đến thế hệ khác nảy nòi bao nhiêu tiểu thuyết gia lớn. Còn ta thì không. Tại sao?