Trao 194 giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

14:49 21/02/2020

Sáng 21-2, tại Hà Nội, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng.

Loạt bài "40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc" của Báo SGGP được trao Giải Khuyến khích

Định kỳ 5 năm, việc tổ chức xét và trao Giải thưởng tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí đề tài Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng trở thành hoạt động có ý nghĩa, nhằm đánh giá, ghi nhận, tôn vinh tài năng, sáng tạo của các văn nghệ sĩ, nhà báo trong lao động nghệ thuật.

Trao 194 giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng ảnh 1
5 năm phát động ban tổ chức nhận được hơn 2.000 tác phẩm dự thi
 
Phát biểu tại lễ trao giải, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nói rõ: Những năm qua, việc tổ chức, triển khai thực hiện hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí quân đội được cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; đúng định hướng của Đảng, của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng, kế hoạch, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị; quy tụ được sự đồng thuận của các ngành, các cấp; thu hút các văn nghệ sĩ, cán bộ, chiến sĩ và lực lượng lớn trong xã hội tham gia.
 
Nổi bật như hoạt động sáng tác, quảng bá văn học nghệ thuật, báo chí; nhất là các cuộc vận động, cuộc thi, trại viết, trại sáng tác, biểu diễn, giao lưu nghệ thuật...được triển khai tích cực, tạo cao trào mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của bộ đội và nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, quân đội; là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá của Đảng, tích cực đấu tranh chống những luận điệu sai trái, âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch…
Trao 194 giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng ảnh 2
Loạt bài "40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc" của Báo SGGP được trao Giải Khuyến khích
 
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa những thành tựu đạt được, đồng thời tập trung tổ chức chặt chẽ các trại sáng tác, trại viết, cuộc thi, liên hoan, hội diễn, biểu diễn, giao lưu nghệ thuật; phát huy sáng tạo của các văn nghệ sĩ trong và ngoài quân đội; đầu tư, nghiên cứu và khai thác có hiệu quả giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, văn hóa và nhân văn quân sự; hình ảnh và phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân trong các cuộc kháng chiến và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Phấn đấu có nhiều công trình, tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao, tiêu biểu tương xứng với tầm vóc, lịch sử của đất nước, dân tộc, quân đội trong các cuộc kháng chiến và thời kỳ đổi mới…
 
Ban tổ chức giải đã tiếp nhận 2.298 tác phẩm tham dự, trong đó có 2.107 tác phẩm của 7 chuyên ngành (văn học, âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh) và 191 tác phẩm báo chí. Các hội đồng đã làm việc nghiêm túc, khách quan từ vòng sơ khảo đến vòng chung khảo, bảo đảm chính xác, tính thống nhất cao. Kết quả, 194 tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí đã đoạt giải thưởng.
 
Cũng tại buổi lễ, Bộ Quốc phòng và Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tặng 39 bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức, hoạt động sáng tác, quảng bá văn học nghệ thuật, báo chí 5 năm 2014- 2019.
Loạt bài "40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc" của Báo SGGP được trao Giải Khuyến khích.

Theo Mai An - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.

  • Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.

  • Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

  • Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.

  • Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.

  • Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.

  • Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạcDưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.

  • NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam

  • Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.

  • “Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.

  • Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.

  • Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.

  • Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.

  • Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.

  • “ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.

  • Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.

  • Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.

  • Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.

  • Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.