Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.
Cảnh xếp hàng ở Nhật Bản
Bạn trẻ này cho biết đã sống ở Việt Nam 4 năm và muốn dành tặng cho người Việt một “ly cà phê ngon, tuy đắng” để “giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục”.
Nửa đầu bức thư là phần ca ngợi đất nước Nhật Bản mạnh mẽ, kiên cường, kỷ luật. Tác giả bức thư cho rằng Nhật Bản không may mắn như Việt Nam, không có rừng vàng biển bạc và vươn lên là cách duy nhất để người Nhật tồn tại. Nhân dân Nhật Bản biết đứng dậy sau chiến tranh, sau những thiên tai, thảm họa và được cả thế giới nể phục. Người Nhật bằng ý chí và bản lĩnh của mình đã gây dựng một thương hiệu mang tên “made in Japan”.
Trong khi đó, Việt Nam được tác giả đánh giá là “con nhà giàu”: giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Thế nhưng, người Viêt Nam lại sống vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân: ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm, thói ghen tị, mánh khóe, lừa lọc…
Bạn trẻ này còn lấy vụ việc Flappy Bird để minh chứng cho thói ghen ăn tức ở, văn hóa làng xã của người Việt. “Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi…” – bức thư viết.
|
Cảnh chen lấn đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mũ bảo hiểm mới. Ảnh: V.Thi |
Sau khi bức thư xuất hiện trên mạng, những tranh cãi trái chiều đã nổ ra. Phần lớn các bạn trẻ đều khen ngợi bức thư nói trúng những thói hư tật xấu của người Việt, phản ánh đúng xã hội Việt Nam hiện tại. Một bạn đọc ở Tuy Hòa nói: “Mọi người bị chi phối bởi lợi ích quá nhiều, làm cho cách giáo dục và ý thức cũng trở nên lệch lạc. Mọi người đừng hành động theo thói quen nữa, hãy hành động theo nguyên tắc đi”.
Bạn Thu Hằng nhận xét: “Mình thấy bài viết phản ánh đúng. Các bạn cũng bỏ việc hay bao biện đi. Không phải tất cả mọi người đều vậy, nhưng thực sự nó là đa số mà tôi, bạn hay thế giới có thể nhìn thấy về người Việt Nam”.
Tuy nhiên, cũng có những cá nhân cho rằng giọng lưỡi bức thư có vẻ giống một người Việt Nam hơn người Nhật. Một nhà báo đã có bài viết phản biện bức thư này. Anh nghi ngờ rằng tác giả là “một người Việt tự sướng mạo danh”.
Những góp ý của tác giả bức thư được cho là không mang tính xây dựng, là những phản hồi tiêu cực và sau 4 năm sống ở Việt Nam, tác giả chưa tiếp thu được gì trong nét tinh hoa của người Việt, chưa nhìn thấy ý chí, văn hóa của người Việt để xây dựng được một Việt Nam như hôm nay.
Nhiều độc giả cũng cho rằng những nhận xét của du học sinh Nhật thiếu khách quan, quy chụp. “Tôi 30 tuổi, tôi không nghĩ ai dám cãi ngược lại bài này. Tuy nhiên không phải không có những người bơi ngược dòng trong đó, vẫn có những người thà bỏ rác vào túi quần chứ không quăng ra đường, bình tĩnh xếp hàng dù rằng xung quanh rất nhiều người chỉ chực chen lấn, mỉm cười lịch sự cảm ơn xin lỗi khi mua hay nhận từ người khác, dừng đèn đỏ ở 1 ngã tư vắng vẻ buộc những người xung quanh dù muốn vẫn không thể vượt vì sợ mất mặt... Trong cái đám lộn xộn đó vẫn có những người vững vàng lặng lẽ tiến bước cùng văn minh nhân loại” – một độc giả chia sẻ quan điểm của mình.
Trong khi đó, chị Thanh Tuyết nhận xét, người Việt còn có một thói xấu kinh điển là sẵn sang “xù lông, xù cánh” nếu bị chê bai. “Chẳng có gì khập khiễng khi so sánh Nhật với Việt Nam cả. Nếu các bạn biết hoàn cảnh nước Nhật vào những năm 50 thì nó còn thê thảm hơn cả Việt Nam nhưng họ chỉ mất 20 năm để làm điều mà Việt Nam cần cả trăm năm để phát triển kinh tế mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Người Việt cần biết xấu hổ và biết tự hào về đất nước mình nhiều hơn” – chị Tuyết nói.
Thật khó để đánh giá suy nghĩ của tác giả là đúng hay sai hoàn toàn, nhưng đây cũng là cơ hội tốt để người Việt nhìn lại chính mình, nhận ra những điểm chưa hay, chưa đẹp trong lối sống, văn hóa ứng xử để xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam đẹp hơn trong mắt thế giới.
Nội dung bức thư: Tôi hiện đang là một du học sinh Nhật có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt “Sự thật mất lòng”. Nhưng không vì thế mà sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một. Tôi có một nước Nhật để tự hào Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Nhưng, “Trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “Có một nước Nhật như thế”. Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời. Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết. Bạn cũng có một nước Việt để tự hào Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy. Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Nhưng thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” - đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi? Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Nhưng, thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày. Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; Người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; Người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; Người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; Người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi? Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi? Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt - Khó lắm! Thật vậy sao? |
Theo Nguyễn Thảo – Thu Phương - vietnamnet
Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.
Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.
Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?
Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu.
Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi.
Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.
Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).
Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)
VŨ NHIÊN
Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…
Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…
Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”.
Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...
Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.
Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.
Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.
Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập.
Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.
Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.
Giữa những dòng tin với gam màu xám trên các kênh thông tin hàng ngày, tôi dừng lại ở những dòng chữ ấm áp tình người: một cụ ông ở Kon Tum, năm nay đã 90 tuổi, bán lạc làm từ thiện. Ông là Lưu Bình, ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum.