VĨNH QUYỀN
Không ai biết chàng từ đâu đến, tên họ thế nào. Bản thân chàng cũng không có gì đặc biệt để cư dân kinh kỳ vốn quen chạm mặt khách tứ phương phải quan tâm.
Ảnh chỉ mang tính minh họa - "Cây gạo đầu làng" của họa sĩ Vi Kiến Thành - TTVH
Thế mà vào thành được mấy hôm, chàng đã trở thành trung tâm của dư luận. Từ bàn tiệc các bậc vương tôn công tử đến quán rượu khách giang hồ, đâu đâu cũng dậy tiếng bàn tán về chàng. Người ta tạm quên chuyện nhà vua giết hại em trai, chuyện nàng kỹ nữ đệ nhất kinh kỳ toan tự vẫn vì mất giọng ca thiên phú... để nói về tranh của chàng, hay đúng hơn, về con người kỳ dị của chàng.
Mỗi lần chàng vẽ xong một bức tranh, đám người hiếu kỳ đang vây quanh cùng kêu lên một tiếng đầy kinh ngạc lẫn thán phục. Cái tầm thường trong đời sống hàng ngày cũng trở nên vô cùng thi vị, độc đáo trong tranh của chàng. Người ta tranh nhau mua tranh chàng, biến thành cuộc đấu giá sôi nổi.
Nhưng chàng không mảy may để tâm đến những gì diễn ra chung quanh, buồn bã xé bỏ bức tranh vừa hoàn thành. Khách yêu tranh cũng như bọn buôn tranh phải một phen ngẩn ngơ nuối tiếc. Chuyện ấy không chỉ xảy ra một lần mà luôn luôn lập lại, mỗi khi chàng vẽ tranh.
Người ta hỏi chàng:
- Vì sao anh làm chuyện điên rồ như thế? Anh không biết rằng bán số tranh ấy anh sẽ giàu có chẳng kém một quan cận thần nào ở kinh đô này?
Chàng đáp:
- Những gì ta vẽ ra đó chưa đáng gọi là tranh. Ta học vẽ không phải để trở thành người giàu sang. Theo nghề thợ kim hoàn của cha, ta kiếm tiền còn dễ hơn quan cận thần!
Với những vị mạnh thường quân trong giới đại gia, vọng tộc có ý mời chàng làm môn khách, chàng đáp:
- Tạ ơn các ngài đã chiếu cố tài mọn của tôi. Nhưng tôi vốn thích được làm con chim bay trên trời, con cá lội dưới nước. Và như vậy, may ra tôi có thể vẽ được bức tranh hằng mong ước chăng?
Cũng đột ngột và lặng lẽ như khi đến, chàng rời khỏi kinh thành. Chỉ trong ít lâu, người ta thôi xôn xao về chàng để trở lại chuyện nhà vua giết hại em trai, chuyện nàng kỹ nữ đệ nhất kinh kỳ toan tự vẫn vì mất giọng ca thiên phú cùng biết bao chuyện thị phi khác...
***
Trong lúc ấy, trên đường đi, chàng gặp sự bất thường. Quán ăn, nhà trọ nào cũng trả lời khi chàng tính tiền:
- Không dám, thưa tiên sinh. Tất cả đã được thanh toán xong!
Chàng không hỏi một lời, thản nhiên lên đường, tiếp tục vẽ và tiếp tục xé bỏ.
Một hôm, chàng phải vượt qua miền đất quạnh hiu, không quán chợ, không dân cư. Đang lúc chàng lúng túng chưa biết tìm cái ăn ở đâu, một chiếc xe độc mã xuất hiện, tiểu đồng xuống xe, lễ phép:
- Mời ngài dùng tạm chén rượu nhạt của chủ nhân tôi.
Chàng ăn uống kỳ hết mâm rượu thịt, không hỏi một lời, thản nhiên lên đường, tiếp tục vẽ và tiếp tục xé bỏ.
Hôm khác, chàng gặp con sông lớn hoang vắng, không một bóng thuyền. Đang lúc chàng hoang mang chưa biết phải làm sao, chiếc xe độc mã xuất hiện. Tiểu đồng đặt chiếc thuyền thúng trước mặt chàng:
- Xin ngài dùng phương tiện nhỏ bé này của chủ nhân tôi.
Chàng xuống thuyền, không hỏi một lời, thản nhiên lên đường, tiếp tục vẽ và tiếp tục xé bỏ.
Thế rồi chàng ngã bệnh, nằm một mình trong quán trọ ven đường. Đang lúc chàng tưởng phải bỏ cuộc tìm kiếm nghệ thuật, chiếc xe độc mã xuất hiện. Tiểu đồng lễ phép:
- Mong ngài cho tôi được hầu hạ thuốc thang và xin chuyển đến ngài lời chúc chóng bình phục của chủ nhân tôi.
Hôm đầu tiên rời giường bệnh cũng là hôm chàng hỏi tiểu đồng câu hỏi đầu tiên:
- Chủ nhân ngươi là ai?
Tiểu đồng đáp:
- Một vị thân vương cao quý.
- Ngài cần gì ở ta?
- Giúp ngài vẽ được bức tranh hằng mong đợi.
- Và gì nữa?
Tiểu đồng tủm tỉm cười:
- Ngài khắc hiểu!
Chàng lẳng lặng lên xe độc mã.
Tiểu đồng hân hoan ra lệnh cho xà ích:
- Quay về vương phủ!
***
Thân vương dẫn mấy chục môn khách đón chàng tận cổng. Bữa tiệc tẩy trần đã bày sẵn ở hoa viên. Chàng thản nhiên dự tiệc, thưởng thức tài nghệ ngâm thơ múa kiếm của đám môn khách vương phủ. Tiệc gần tàn, chàng mới thưa với vị thân vương:
- Xin ngài cất cho tôi căn gác nhỏ cuối hoa viên, cách xa dinh thự. Hàng ngày, chỉ một mình tiểu đồng mang cơm nước đến cho tôi. Tuyệt nhiên không ai được phép lui tới quấy rầy!
Cả vương phủ xôn xao tức giận trước thái độ khinh bạc của chàng, nhất là đám môn khách, trong đó có cả những nhà danh họa đương thời. Nhưng thân vương vẫn hòa nhã:
- Tất cả sẽ như ý tiên sinh.
Thời gian lặng lẽ trôi, một năm tròn có dư. Thân vương âm thầm chờ đợi. Nhưng ngày lại ngày, tiểu đồng chỉ có một tin báo duy nhất:
- Bẩm quan gia, ông ấy vẫn không động đến những họa phẩm quý giá của vương phủ.
Bấy giờ, không chỉ đám môn khách mà cả kinh kỳ bàn tán về cái điên của vị thân vương. Nhưng rồi chuyện nhà vua ám hại vị khai quốc công thần sau khi giết em trai, chuyện nàng kỹ nữ đệ nhất kinh kỳ tuy mất giọng ca nhưng vẫn được tuyển vào cung dạy vũ cho các phi tần... dần dần làm cho mọi người hầu như quên đi căn gác nhỏ kỳ dị cuối hoa viên vương phủ.
Cho đến một hôm, tiểu đồng xúc động báo với thân vương:
- Bẩm quan gia, ông ấy bảo con ngừng mang cơm rượu kể từ hôm nay. Bao giờ cần, ông sẽ gặp quan gia.
Thân vương hiểu tấm lòng thành của mình sắp được đền đáp.
Ba ngày rồi năm ngày lặng lẽ trôi qua. Cả vương phủ như đang sống trong cơn sốt. Từ xa, mọi người bỏ hết việc, ngong ngóng nhìn về phía căn gác yên ả cuối hoa viên.
Đêm chờ đợi nặng nề hôm thứ bảy đúng vào rằm trung thu. Trong tiệc rượu thưởng trăng cùng môn khách và quan viên, thân vương không quên dành một ghế trống cạnh mình. Ông vẫn hy vọng được đón tiếp nhà danh họa.
Nhưng chẳng có gì xảy ra.
Tiệc tan, khách vãn. Cả vương phủ chìm đắm vào giấc ngủ say nửa đêm về sáng, sau cuộc vui kéo dài. Nhưng không hiểu sao, thân vương vẫn còn thao thức, chậm rãi bách bộ trong hoa viên, dưới ánh trăng vằng vặc.
Tiểu đồng xuất hiện, giọng bùi ngùi thương cảm:
- Bẩm quan gia, lòng dạ con rối bời, con linh cảm có điều bất lành xảy ra cho nhà danh họa.
Thân vương hoảng sợ. Chính ông cũng đang mơ hồ nghĩ về điều đó.
Hai thầy trò quyết định làm trái ý chàng, đi thẳng đến căn gác cuối hoa viên.
Cánh cửa mở rộng, ánh trăng đầy tràn căn gác nhỏ. Và trong ánh sáng huyền ảo đó, một cảnh tượng kỳ dị hiện ra trước mắt vị thân vương. Thi thể giá lạnh của chàng phủ phục trước bức tranh cây gạo trổ bông. Trên mép chàng còn đọng vết son pha máu. Bức tranh không vẽ bằng bút. Chàng đã ngậm chu sa, đem chính nguồn sinh khí mình, thổ nên bức tranh tuyệt tác hằng mong đợi!
Cả một đời lịch lãm như thân vương, từng xem qua danh phẩm cổ kim, từng tiếp xúc không biết bao nhiêu nhà danh họa đương thời, ông chưa từng được trông thấy một bức tranh đơn giản mà kỳ dị thế này. Cây gạo mãn khai, hoa lá tốt tươi dưới ánh trăng rằm, nghe như có tiếng rì rào xao động của gió, thoang thoảng như có mùi hương thầm kín đâu đây trong thanh vắng...
Bất giác, thân vương quỳ sụp trước bức tranh cây gạo trổ bông của chàng, nức nở khóc như trẻ thơ.
Thân vương cho mai táng nhà danh họa trong nghĩa trang gia đình và đặt bức tranh cây gạo trổ bông vào chỗ tôn quý nhất ở gian tiền sảnh.
Việc đó đã biến ông thành thằng hề cho cả kinh kỳ lắm điều này.
Ở gian tiền sảnh, bên cạnh các danh phẩm khác, bức tranh cây gạo thật đáng ghê tởm! Đó chỉ là những mảng màu thô vụng, u tối, không chút gợi cảm. Chẳng ai, ngay cả những gã môn khách muốn lấy lòng thân vương, có thể dành lấy nửa lời ca ngợi bức tranh.
Chuyện đến tai nhà vua. Thế là mọi phẩm trật triều đình của thân vương bị tước sạch. Không thể giao việc quốc gia hệ trọng cho một người dở khùng dở điên như vậy.
Thân vương âm thầm chịu đựng mọi tai họa phát sinh từ bức tranh, nhất định không hủy nó theo lời khuyên của nhiều người. Nhưng thân vương không khỏi hoang mang. Bức tranh quả thô xấu như người ta vẫn chê bai, dè bỉu. Nhưng ông chả từng sụp quỳ trước nó hay sao? Chẳng lẽ cây gạo trổ bông dưới ánh trăng rằm, nghe như có tiếng cành lá xao động trước gió, thoang thoảng như có mùi hương thầm kín đâu đây tỏa ra từ bức tranh đêm ấy chỉ là ảo giác? Không, thân vương biết mình được diễm phúc một lần trông thấy bức tranh như vậy. Ấn tượng tuyệt vời ấy còn theo ông mãi đến bây giờ. Nhưng tại sao có sự trái nghịch như vậy? Thân vương đành chịu, không giải thích được.
***
Ba mươi năm sau.
Người đời đã thôi cười cợt bức tranh ma quỷ của chàng. Hình bóng chàng cũng đã nhạt phai trong ký ức mù sương của thân vương.
Từ lâu, thân vương giao việc cai quản vương phủ cho con trai. Việc đầu tiên của ông chủ trẻ là triệt hạ tranh chàng trai khỏi gian tiểu sảnh. Nếu không có lời xin tha thiết của viên quản gia, vốn là tiểu đồng trước đây, hẳn tranh chàng đã bị người ta đốt bỏ như đốt một vật tầm thường, thậm chí ghê tởm.
Chừng mười năm sau, viên quản gia lâm bạo bệnh, qua đời đột ngột. Từ đấy trong vương phủ không còn ai biết tranh chàng ở đâu. Và cũng đã lâu không ai nhắc nhở đến nó.
Đêm nay thân vương không ngủ được phần tuổi tác cao, phần khắp nơi vang dậy tiếng nói cười, tiếng trống thúc, pháp giục. Mọi người hân hoan đón trăng thu. Thân vương bỗng thấy cô đơn lạ thường, không muốn hòa nhập vào cuộc chơi của con cháu và đám môn khách của con trai, ông cụ chống gậy trúc, bách bộ một mình dưới ánh trăng vằng vặc.
Ngang qua nhà kho, ý muốn xem xét con trai lâu nay trông coi công việc làm ăn trong vương phủ thế nào chợt nảy trong lòng thân vương. Ông gọi viên thủ kho thắp đèn lồng đưa mình đi thăm vựa thóc. Vừa bước vào nhà kho, thân vương bỗng giật mình:
- Ai cho phép người trổ cửa sổ thế kia?
Thủ kho hoảng sợ:
- Bẩm quan gia, chúng tôi đâu dám làm chuyện ngu xuẩn đến vậy?
- Thế cái gì đàng kia?
Thân vương đưa gậy trúc trỏ vào một lỗ hổng vuông vuông trên vách trong bóng tối nhà kho, có thể trông thấy một khoảng đất trời ngoài kia và dưới ánh sáng huyền ảo của trăng thu, cây gạo hoa lá tốt tươi, nghe như có tiếng rì rào xao động của gió, thoang thoảng như có mùi hương thầm kín đâu đây trong thanh vắng...
Thủ kho vội thưa:
- Bẩm quan gia, đấy là ánh trăng theo lỗ mọt trên mái dọi vào bức tranh cũ đấy ạ!
Phút chốc, tất cả như sống dậy trong ký ức mù sương của ông cụ ngoài tám mươi.
Đó là tranh của chàng!
Ba mươi năm trước, chàng đã trút tinh huyết vẽ nên cây gạo trổ bông dưới ánh trăng như thế này. Và chỉ dưới ánh trăng huyền ảo, bức tranh ấy nơi đích thực là của chàng!
Than ôi, tìm kiếm nghệ thuật đã khó, hiểu được nghệ thuật còn khó hơn?
Bất giác, thân vương quỳ sụp trước bức tranh cây gạo trổ bông của chàng, nức nở khóc như trẻ thơ...
10-1986
V.Q.
(SH29/02-88)
NHẬT PHI
Dazai Osamu - đó luôn là câu trả lời của anh mỗi khi tôi hỏi về những nhà văn mà anh ngưỡng mộ nhất. Mặc dù tôi biết đối với những người khác, anh có thể nói đó là Hemingway, O’Henry, Mạc Ngôn, Lỗ Tấn, hay - với một vài cô gái đang khúc khích cười - Haruki Murakami - và thường thì họ sẽ tiếp tục che miệng khúc khích cười sau đó.
NGUYỄN VĂN TOAN
Tôi bắt đầu viết nhật ký khi vừa qua một đêm. Cuốn sổ của tôi, chép lại những giấc mơ sau mỗi giấc ngủ ám ảnh. Tôi bắt đầu làm việc này sau khi giải mã được giấc mơ cứ lặp đi lặp. Giấc mơ mà ông lão tôi đã vẽ ông luôn hiện về.
HỒ TRẦN
Bàn thờ nhà anh được che tấm vải đỏ xẻ chính giữa. Tấm vải cũ mèm bụi bám, chuyển qua màu sậm.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Hắn câu cá bên bờ sông, trên một dải đất vươn ra lởm chởm đá, mọc vài cây bạch dương thưa thớt, có thể đứng vài người, nhưng lúc ấy chỉ có mình hắn.
ĐÀM QUỲNH NGỌC
Y trở về làng sau hơn mười năm lang thang khắp nơi để tìm kế sinh nhai vào một buổi chiều mùa đông rét lắm. Nhiệt độ không khéo xuống 5oC cũng nên. Vậy mà y đi như không hề cảm thấy cái rét như kim châm đang đuổi hết dân làng vào ngồi bên bếp lửa.
TRẦN TRUNG CHÍNH
Tại sao tôi lại không thể tự do làm việc theo ý mình, phiền đến ai đâu, có thể ích lợi là đằng khác!
PHẠM NGỌC TÚY
1.
Không biết từ lúc nào chị mất đi khuôn mặt thật của chính mình. Nó chỉ còn là chiếc bóng.
ĐỖ QUANG VINH
Tôi đang ở trên một con thuyền nhỏ giữa đại dương với một cột buồm duy nhất. Cánh buồm rũ xuống một cách thảm hại vì không bắt được một cơn gió nào.
Lưu Hồng Cúc sinh năm 1955 tại Sài Gòn - Tham gia phong trào SVHS năm 1970. Học Trường kịch nghệ Sài Gòn năm 1971. Vào bưng và ra học tiếp Trường NTSK Hà Nội năm 1974. Đã công tác tại Báo Phụ nữ Thành phố HCM.
TẠ DUY ANH
Một hôm viên chánh án của tòa án nọ nhận được lá đơn kiện kỳ lạ chưa từng có. Để độc giả đỡ sốt ruột, người kể xin miễn miêu tả nét mặt viên chánh án khi đọc xong đơn.
VŨ THANH LỊCH
Tin thông báo, chuyến bay vê- nờ-hai-năm-tám của hãng hàng không... dự kiến khởi hành vào mười sáu giờ ba mươi phút sẽ khởi hành vào mười tám giờ năm lăm phút do thay đổi kế hoạch bay...”.
NGUYỆT CHU
Chị gục xuống bên cạnh bàn tay nhỏ xíu của đứa con gái bé bỏng. Những ngón tay mảnh mai dường như vẫn đang run lên trong những cơn đau vô hình.
HOÀNG THỦY XUÂN
Đó là một mảnh giấy nhỏ ông nhặt được. Một mảnh giấy cỡ bằng một bàn tay nhỏ, một mảnh giấy trắng nhưng đã bị nước mưa và bụi bẩn biến thành màu vàng nhạt. Một mảnh giấy chỉ bằng một bàn tay nhỏ và hoàn toàn trống trơn, không có bất cứ một chữ viết hay một hình vẽ nào trên đó.
NGUYÊN QUÂN
Quán cà phê nằm bạ dưới gầm cầu, một con đường nhỏ hẹp chạy ngang qua quán.
TRẦN BĂNG KHUÊ
1. Nàng quyết định không rời khỏi căn phòng hẹp của mình. Nàng chán cái cảm giác phải kéo tấm rèm mỗi ngày cạnh cửa sổ đầu giường, lúc mười hai giờ, khi nàng tỉnh giấc.
TRU SA
Tặng Người Ăn Gió
Sự ngon giấc, nguy hại hơn trái nổ trong túi ngực. Náu mình vào giấc ngủ, con người mất cảnh giác và đoạn tuyệt với mọi cảnh quan ngoài thế giới.
PHẠM THANH HÀ
Mùa hè ập đến đột ngột và tỏ ra khắc nghiệt ngay từ những ngày đầu tiên. Mặt đường nhựa như bị đun cho đến nóng chảy dưới chân, nóng đến nỗi sự xuất hiện của những nụ hoa loa kèn trắng xanh và e ấp cũng chẳng đem lại được một ấn tượng gì đáng kể.
LÊ THỊ HOÀI NAM
Tưởng nhớ Phan Quang Định
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
(Tặng mùa Vu Lan hiếu hạnh)
TRẦN BẢO ĐỊNH
1.
- Đại vương! Muốn làm chuyện lớn phải biết bỏ qua chuyện nhỏ!
Giáo Phép dùng cách dạy học trò, cố thuyết phục đại vương làm theo ý tưởng của mình.