Nguyễn Thiền Nghi - Trần Văn Liêm - Lê Tấn Quỳnh - Đặng Văn Sử - Ngàn Thương - Đông Hà - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Văn Quang - Triệu Nguyên Phong - Trường Thắng - Phạm Xuân Phụng
NGUYỄN THIỀN NGHI
Ngày nắng nóng
Nắng râm ran
tiếng người lạc bóng
thiên trường ngóng gió
cây đứng lặng
lá sao vàng nắng khét
tôi sao vàng tôi cái nhớ vắng người
Gió về găm vết cắt
lên ngón tay
lên bàn chân muốn bước
vào dòng xanh con nước về xuôi
Những người trẻ họp chiều
đá mùa hè lăn tròn sân cỏ
lẫn vào bánh xe bạn bè về phố
trái bóng ai đá lên nhem cả mặt trời.
Bật đèn lên soi chiếu
những mặt người bị nhốt vào đêm
gió vẫn nhạt
người vẫn ở
hương chiều bay còn ướp lên vườn
TRẦN VĂN LIÊM
Vườn hoang
Nhiều khi tôi thấy trong đêm tàn
Một nhành hoa đó không tên
Bừng lên trên sỏi đá trăm năm cỗi cằn
Đón mưa lưu vong trở về
Và tôi chợt thấy trong em
Đầu thai loài ca dao tưởng như đã chết từ lâu
Hòn máu quê hương cháy lên rạng ngời
Màu đêm tươi mới tóc em huyền thoại
Nghe mơ hồ muôn tiếng sao xanh đồng vọng
Thiết tha
Rừng xanh chợt tỉnh cơn mê ngàn đời
Cành khô khẽ nhú môi gợi mời
Chim về mổ hạt kinh thơm
Chín đơm đầy
Vườn hồng hoang
Rồi mai tôi thấy tôi đi về
Hoàng hôn lửa cháy bên kia đồi
Dòng sông im vắng không bóng thuyền
Giọng hò ai trên bến xưa
Rụng đầy
Lá khô
Bỏng rát bàn chân ai.
LÊ TẤN QUỲNH
Chiều La Khê Trẹm
Cỏ đã dịu niềm đau của nước
khúc buồn 20 năm như chẳng thấy nhau
tôi đi qua cơn nồng nàn của lá
có niềm tin xanh như thuở ban đầu
Chiều Khê Trẹm có bồng bềnh mây núi
có cuộc đón đưa dâu bể trong đời
bóng người xưa dưới từng hạt sương rơi
và cả gió những mùa thương đầy nhớ
Ngôi trường cũ nắng mềm mùa cũ
những em tôi đã khắp bốn phương trời
Những mắt người có khi nào ngoái lại
thấy lòng mình như một bóng thuyền khơi
Cỏ vẫn xanh trên lằng lặng lưng đồi
Chưa một lần mơ là bờ là bến
Có những tháng năm lòng mình sóng biển
Câu gọi người ơi xin để lại trăng rằm.
ĐẶNG VĂN SỬ
Mấy đoạn rời
1.
Củi
những đốt xương bó lại
gom nhặt cho đời
gửi lửa vào tương lai...
2.
Sỏi
lăn lóc thân phận
sấp ngửa núi sông
méo
tròn
gương mặt...
3.
Lá
ngắt
phơi hoàn diệp lục
chia
xanh xao bàn tay...
4.
Em
thụ phấn vào đêm
hoa rừng ghen tị
Thạch Xương Bồ...
sông thơm...
5.
Ta
mốc meo phiên bản
viên gạch nhàu
dựng thành
đựng cả vũng trăng.
NGÀN THƯƠNG
Bến hẹn
Bên hồ một chiều thinh lặng
Mùa thu như đã sắp về
Tình cờ gặp gốc cây mục
Mang hình sông núi miền quê
Dưới mắt của người nghệ sĩ
Bao giờ cũng thấy niềm thân
Mặc cho dòng đời dâu bể
Thổi hồn qua cõi không gian
Biết đâu trở thành ngọc quý
Dẫu mang trên những cung đường
Bàn tay con người khối óc
Tỏ bày theo tiếng chuông ngân
Cát nằm hoang sơ gối chiếc
Thuyền chài trên bãi chờ ai
Luống trông từng cơn gió thoảng
Lối mòn đan kín chơi vơi
Ngày trôi đã nhàu kiên khổ
Tình người neo với giấc mơ
Vàng phai chùng trong tiếng thở
Bóng tôi soi bóng bên hồ
ĐÔNG HÀ
Mây trắng thanh y
Xé phù vân đắp thành xây lũy
Tiếng nhạn buông sầu gửi lại đất xưa
Người đi xây dựng cơ đồ
Ngờ đâu một mảnh hải hồ lưu dung
Xé sử xanh mảnh trăng tàn buông lại
Rơi xuống sông sâu chén nước nghi ngờ
Một vành nón nhỏ thành thơ
Ngờ đâu tấc đất lại bơ vơ tình
Ai xây thành lũy cho mình
Trăng tà rơi xuống áo xanh sử truyền
Nước non chi một lời nguyền
Tấm lòng nhi nữ thuyền quyên mất rồi
Một dải núi ngang vắt thành thiên tử
Mây trắng ngang mày buộc mảnh trời xanh.
LÊ VĨNH THÁI
Đêm trên đồi phấn
tôi về
đêm nay
trên ngọn đồi cả gió
trăng vẫn tròn đầy thuở tuổi em xưa
dưới tán phượng già râm ran câu chuyện
cây gầy trổ ngọn giữa đêm
hai mươi năm
tôi, con thuyền ngược
ngọn nguồn thác dốc tháng năm dài như ai vừa đi qua
giữa đồi phấn trắng rơi theo cơm áo dị thường
vẫn đầy tay những ngọn đồi níu kéo
bạc phơ dốc trơn mà truột trong đêm chờ bình minh
sấp mặt
đêm
tôi ngồi kể chuyện mình
hàng cây đầy dấu tay
khoảng không đầy giọng nói
hơi thở tròn căng
vòng tay ấm
giờ xa ngàn ngút mắt
đêm của hai mươi năm sau giấc ngon sâu như lúc đầu
râm ran điệu cười tự giễu
rượu một mình ngai ngái đêm
tôi nằm
lăn tròn sấp ngửa mặt vẫn trên trời dưới đất
vẫn sáng tối khúc khuya ca từ man dại
vẫn con đường đất cỏ nghêu ngao hát
yêu thương chi lắm mà khổ ri trời...
NGUYỄN VĂN QUANG
Trăng thiền
Trăng thiền trên đám mây
Sao đêm cũng ngộ nhận
Mây vẫn trôi giữa trời
Thời gian là vô hạn
Trăng thiền dưới sông sâu
Sóng phản chiếu mặt núi
Sắc nước tự đổi màu
Sông oằn lưng ngọn gió
Trăng thiền phố thiền chợ
Người rao bán giấc mơ
Mắt trần gian không ngủ
Nằm nghe tiếng đất thở...
Trăng thiền trong ngọn lửa
Vẫn hình hài là trăng
Trăng thiền trên ngọn gió
Cảnh vật hóa thần tiên
Trăng thiền đêm Hương Thọ
Lúc tỏ soi bóng mờ
Ta thả lỏng câu thơ
Cỏ cây chừ giác ngộ...
TRIỆU NGUYÊN PHONG
Cơn giông chiều
Một ánh chớp
Một phận đời
Giấc mơ cứa nhẹ
Thuở thời hồng hoa
Có vầng mây tím ngang qua
Cơn mưa trắng lối nhạt nhòa bước ai?
Đã qua mưa nắng dặm dài
Lật trong ký ức tìm ngày rất xa
Ta ngồi giữa chốn phồn hoa
Rót tràn sâu lắng ngõ nhà bóng xiêu
Nằm trên chỏm núi nghiêng chiều
Ta chiêm bao gió mây thêu gót hồng
Phận đời nặng trĩu cơn giông
Màu vàng son vọng rêu phong tuổi người
Quách thành gạch đổ như rươi
Chỉ nghe tiếng hú giữa đời giọng đau.
TRƯỜNG THẮNG
Chiều Hương Thọ
Chiều nay tôi về thăm Hương Thọ
Dang tay đón gió nước Hương Giang
Xao xuyến lâng lâng như mở hội
Thông reo chim hót dịu dàng.
Đã mấy năm rồi trở lại đây
Tưởng rằng khó viếng lại nơi này
Thương thương nhớ nhớ thời lạc bước
Những chiều mơ mộng đắm hồn say.
Lá thông vàng rụng ngập lối đi
Tựa thảm Hàng Châu khéo so bì
Dẫm lên nhè nhẹ sao mềm mại
Xự - xang - xê - cống… khúc Đường thi.
Tôi cùng em xa tuổi đôi mươi
Hương Thọ một thời tuổi đẹp tươi
Bâng khuâng luyến nhớ chiều lăng tẩm
Bồi hổi bồi hồi những buồn vui.
Ngày trước khắc tên vào thân cây
Tìm đâu chẳng thấy buồn lắt lay
Ôi ngàn thông gọi tìm chi nữa!
Nhựa sống tràn ra khỏa lấp đầy.
Chao ôi lưu luyến thời son trẻ
Nỗi niềm cháy bỏng ở nơi đây
Sợ nắng tàn phai thông thôi hát
Ghim vào ký ức một chiều say...
PHẠM XUÂN PHỤNG
Những người đàn bà cô đơn
Những người đàn bà sống một mình
Sống với rất nhiều mình nữa
Trong chính ngôi nhà đang ở
Không thể gọi họ là người cô đơn
Khi mỗi ngày họ luôn mong muốn
Trở về nơi mình đang sống
Sau một ngày vật vã mưu sinh
Những người đàn bà cô đơn
Giống nhau một khuôn mặt
Không cười
Có thể khác xa tuổi tác
Lại khắc cho nhau một nét cười
Héo hắt
Những người đàn bà không còn muốn hôn
Dù đôi môi chưa đến thời khô quắt
Những người đàn bà không muốn nhắc
Không muốn nghe
Một chuyện cười
Một chuyện tình yêu
Họ là Người Đàn bà Cô Đơn
Vì tình yêu mong đợi không còn…
Bơ vơ chiếc bóng không hồn
Đi về lặng lẽ hoàng hôn…
(SHSDB34/09-2019)
...sông vẫn xanh màu xanh thuở ấykhác là bây giờ bên sông nhà chọc trời soi bóngô tô đan kín đại lộ lấp loáng nắng trưahình như gió xưa đang háthoa bằng lăng tím lối qua cầu...
LƯU LYTên thật: Trần Thị Vân Dung, sinh ngày 28.8.1978 tại Thanh Chương, Nghệ An.Thơ Lưu Ly là sự giãi bày nỗi niềm của một tâm hồn đa cảm mà đơn phương... Sự chân thành mộc mạc của tác giả sẽ mang lại cho người đọc chút “hương đồng gió nội” thật hiếm hoi trong dòng thơ hiện đại.
...Có nơi nào như đất nước tôitiếng trống tràng thành cũng lung lay bóng nguyệtthiếu phụ tiễn chồng ra trậnđêm trở về nằm gối nửa vầng trăng...
Trà Mi vốn là bí danh có từ thời hoạt động nội thành của Nguyễn Xuân Hoa được anh “nối mạng” vào “thương hiệu” thơ khi cái đẹp bừng nở trong tuệ giác.Dù không lấy thơ làm cứu cánh nhưng nó vẫn là một hằng số tâm linh đối với bất cứ ai trong mỗi một chúng ta. Sự tung hứng giữa cảm xúc và trí tuệ, sự cộng hưởng giữa truyền thống và hiện đại, sự bức xạ giữa ý tưởng và ngôn ngữ được coi như một nguyên tắc đồng đẳng trong thi pháp thơ Nguyễn Xuân Hoa.Nguyễn Xuân Hoa sinh năm 1947 tại Quảng Điền, TTHuế. Hiện là tỉnh uỷ viên, giám đốc Sở Văn hoá Thông tin TTHuế.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ mới của anh.
...Em đã lấy những gìmà Chúa không cần nữaNgười đã ban tặng emMột tình yêu đau khổ...
Cách đây 700 năm, vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, bờ cõi Đại Việt được mở rộng. Hai châu Ô, Lý được vua Chế Mân cắt để làm sính lễ dâng vua Đại Việt. Sau đó, hai châu này được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Thuận Hóa được hình thành từ cơ sở đó.Những bài thơ chữ Hán viết về vùng đất này sớm nhất có thể kể đến như Hóa Châu tác (Làm ở Hóa Châu) vào khoảng năm 1354 của Trương Hán Siêu (?-1354); Hóa Thành thần chung (Chuông sớm ở Hóa Thành) của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428); Tư Dung hải môn lữ thứ (Nghỉ chân ở cửa biển Tư Dung) của Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông 1442 - 1497)... Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006) TCSH trân trọng giới thiệu cùng độc giả ba bài thơ này.HẢI TRUNG giới thiệu
Đá Hạ Long đa tình hóm hỉnhNên mái cong đuôi trống xoè lôngTrời và nước hồng hoang kết dínhSóng nôn nao như tiếng vợ gọi chồng...
...đêm bình yên linh hồn nương náusao ta một mình thao thứcsao ta một mình lay gọilối nào tới ban mai?...
...khoảng vườn xanh xưatrồng toàn cây cẩm túnở một bông thôi cũng đủ nhớ thương người...
...từng hàng cỏ mọc bon chencôn trùng nương náu cũng quen lâu rồi...
LTS: Nguyễn Xuân Hoàng viết nhiều, viết đủ các thể loại nhưng tác phẩm đã công bố phần lớn là truyện ngắn, bút ký, tản văn, tiểu luận v.v... còn thơ thì ít khi xuất hiện. Song, có lẽ thơ mới là “ngọc châu” trong văn nghiệp của anh. Những bài thơ gần đây được Hoàng viết ra như một sự dự phóng điềm gở của định mệnh.Khắc khoải yêu thương, khắc khoải đợi chờ là tâm trạng của Hoàng được “mã hoá” trong chùm thơ mà Sông Hương vừa tìm thấy trong di cảo của anh.
...Xin hãy để ta mơ về Hợp NhấtLòng bản thể thẳm sâu hòa điệu giữa lòng ta...
LÊ HUỲNH LÂMSinh năm 1967, tại Phú Vang - Thừa Thiên Huế; Kỹ sư tin học (ĐH Bách Khoa Hà Nội). Tác phẩm đã in: Sông hoa (tùy bút)....ấy là một khuôn mặt trầm tư? U uất? Khuôn mặt với đầy đủ đặc tính của một “triết gia bi đát”. Bây giờ, những ngôn từ mà anh dày công nhào nặn đã ý thức hơn về vị thế của mình trong đoản - khúc - người, và chúng không còn cưỡng bức xác thân anh đi ngược chiều nhân loại nữa. Những ngôn từ (bị dòng đời ám ảnh) đã tự sắp đặt thơ. Bây giờ, thơ trở thành tính từ của thân phận mỗi khi cõi lòng anh lên tiếng...Sông Hương xin chuyển tới bạn đọc ba “cột thơ” rút từ ngôi nhà của anh.
...Không còn ở trong vòm cửa hẹpCả khoảng không bừng sáng quanh ta...
...Tiếng aiTrong gióHú dài…
LGT: Như một chuyến hành hương về nguồn cội, với nghĩa cử cao đẹp, Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt đã cho ra đời tập sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN, gồm nhiều thể loại như bút ký, hồi ký, thơ, nhạc,... Đặc biệt hơn hết là danh sách đầy đủ, chính xác của 10.263 anh hùng liệt sĩ yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.
Sông Hương xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những dòng thơ được thắp lên từ HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN - như một nén nhang gọi hồn những người đã ngã xuống!
LGT: Trong cuộc đi tìm mình khắc khoải ở trời , Nguyên Quân mang theo những u uẩn của quá nửa phần đời để mỗi buồn ngồi gặm nhấm. Chắc hẳn cũng nhờ vậy, anh đã làm được một điều không dễ - ấy là gọi tên đúng nỗi buồn giữa mênh mang thi phú...Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của Nguyên Quân mà hai trong số đấy sẽ được tuyển vào 700 năm thơ Huế.
Hơn một năm trước, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giương cao Lá cờ trắng. Nhưng dường như đấy chỉ là hình thức “trá hàng” của một nàng thơ giữa độ hồi xuân.Không hiểu tự bao giờ, loài cúc dại đã cắm rễ vào cõi hồn đa mang của chị hút đến cả nỗi đau dung dưỡng xác thân trong kiếp luân hồi đầy khổ nạn. Tập thơ mới nhất của chị, là sự bung nở của vô vàn cúc dại, để trí nhớ đất này thêm những phút thăng hoa...
HẠ NGUYÊN* Sinh năm 1966 tại Hương Cần - Hương Trà - TT. Huế* Hội viên Hội Nhà báo Việt , Ủy viên BCH Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế khóa IV (2007 - 2012).* Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế* Có nhiều tác phẩm in chung trong các tuyển tập: “20 truyện ngắn và ký 1975 - 1995”, “25 truyện ngắn và ký 1975 - 2000”, “Thời gian và nỗi nhớ”, “Trịnh Công Sơn - cát bụi lộng lẫy”, “Thừa Thiên Huế trong cơn đại hồng thủy (2000)” v.v.
NGUYỄN THIỀN NGHITên thật là Nguyễn Bồn, sinh năm 1948 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế.Hội viên Hội Nhà văn TT.Huế.Hiện là giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hương Thuỷ.