Thiệp Đáng tên thật Nguyễn Hùng, sinh ngày 1-6-65 tại Huế. Làm thơ từ năm 78. Bài thơ đầu tiên của Đáng in trên SH số 2, trong Trang Thiếu Nhi. Anh còn quá nhiều thời gian trong cuộc hành trình thơ ca của mình.
Dưới đây là những dòng giới thiệu của nhà thơ Phạm Tấn Hầu, người từng phụ trách Câu lạc bộ văn học thanh niên Huế, nơi Thiệp Đáng sinh hoạt:
"Nhà thơ chính là người tìm ra được một thứ ngôn ngữ riêng để diễn tả thế giới cảm tính của mình. Trong chừng mực nào đó, Thiệp Đáng cũng đã có được một ngôn ngữ như vậy. Có lẽ, đây mới chỉ là những dấu hiệu đầu tiên. Nhưng chắc rằng sau khi đọc những bài thơ được chọn đăng sau đây các bạn sẽ bị thuyết phục bởi những cảm xúc thơ ca tinh khiết và có tính cách khải thị của Thiệp Đáng, như vừa trải qua một đêm nguyên tiêu"
PHẠM TẤN HẦU
THIỆP ĐÁNG
Lo lắng
Thoáng chốc em ngồi lại
làm cô bé thiên thần
em thốt lời êm ái
canh giấc lá ngoài sân
Và tinh tú điểm xuyết
giữa màn đêm thánh ca
mắt em - hồ bán nguyệt
khép hờ trong cỏ hoa
Thế là tôi được sống
ngang tầm gió lướt qua
có cái gì mơ lộng
đến dắt dìu hai ta
Có cái gì như sóng
say ru mái hiên gầy
có cái gì trang trọng
lẫn hương trầm đâu đây
Thoáng chốc em ngồi lại
làm cô bé thiên thần
bỗng chính em đứng dậy
giã từ thêm một lần
Trước lúc em đứng dậy
nụ hôn đã cháy rồi
cô bé thiên thần ấy
chết vì yêu mất thôi!
Không đề
Em đứng nhìn ra cửa sổ
trong khi nhún đôi vai trốn rét
ở ngoài kia xám xịt và u buồn
ở ngoài kia trời khóc tỉ tê
Em vén những sợi tóc bằng những búp ngón tươi mảnh
em xích lại gần hơn những thanh chắn buốt lạnh
ở ngoài kia đêm mù tối sắp về
qua chiếc cổng thất tình như gã trai si mê
- Em còn một tim nóng hổi
trái tim chưa trao gửi một ai
nên vẻ nhìn của em còn ban sơ quá đỗi
nhú mầm trên đất đai
Em thở ra những đắng thơm của tĩnh vật hoa quả
do chiếc mũi xinh xinh hít ngửi nhiều chất rằm?
và em đứng nhìn ra cửa sổ
nghe cuộc đời lay bóng xa xăm
mà trinh nguyên đến kỳ ảo thế này
ta chết mất bởi khóe môi gờn gợn
xin nhượng lời cho mưa Huế chiều nay
nhủ thầm em mới lớn
Lá
Lá mọc trên đầu tôi hồi nửa đêm nguyên tiêu
từ đó tôi hóa nên một thực thể xanh biếc
Những ngã phố gió thổi và tôi hằng rung lên những
tần số miên man đón em
những ngã phố hạnh phúc
những ngã phố đau buồn
tôi rung lên cốt phân ngầm dịu ngọt
Nhịp điệu trên đầu tôi gồm lá mở lá xoay lá trần trụi lá
tung hứng nét hồn nhiên thanh thoát cho tôi
nhưng quái quỷ tôi chẳng biết cảm ơn những chiếc
cuống bé xíu kia là gì
đem kết cái vòm trời thứ hai lôi cuốn vạt không khí
cổ điển
trên đầu tôi lúc tôi mang nó đi lúc nó mang tôi đi
Vòm trời ấy em chớp thu vào mắt để em có những giọt
đời xanh biếc của riêng em
Và như tôi - một thực thể xanh biếc?
(TCSH41/02&03-1990)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI