LGT: Thảo Nguyên là bút danh của cô giáo Hồ Thị Thảo khi dành cho thơ. Sinh năm 1974, cử nhân ngữ văn (ĐHSP Huế), Thảo Nguyên hiện là Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thị trấn Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Với Thảo Nguyên, thơ là cõi không gian riêng biệt, ở đó tâm hồn được thăng hoa với những cung bậc cảm xúc chân thành. Nhưng không chỉ như thế, thơ Thảo Nguyên còn đầy ắp những suy tư, những khát khao tỏ bày hoài niệm, dồn nén những trải nghiệm. Cái hư ảo trong bối cảnh sống hiện đại, đang như sương khói lẩn khuất cùng những câu thơ trải lòng theo cách dung dị, tha thiết, là dấu hiệu riêng của thơ Thảo Nguyên. Xin giới thiệu chùm thơ của chị.
SH
THẢO NGUYÊN
Mùa khẽ
Mùa khẽ trở mình
Sao lòng chẳng bình yên
Em bỏ bùa mê
vào chiều ngược nắng.
Sợi tơ tình giăng mắc
theo những ngón tay thon
chạm màu thủy tinh trong suốt
Ly trà hương sóng sánh
Đã uống rồi
có đắng, ngọt cùng nhau.
Ồn ã ngoài kia
Người người, phố phố
trôi nhanh
Bỏ lại từng khoảng lặng bên đời
anh chênh chao nỗi nhớ.
Mùa thu không còn ai đến
lạnh lùng
hồn anh ngủ đông
Nụ cười phương nào
cho phố xá mênh mang.
Xao xác lá vàng dệt kín bước chân
nhớ lắm vòng tay vụng dại
vai em gầy hao mùa hò hẹn
vượt không gian
thời gian hạn hữu
một mầm xanh nở vùi trong băng lạnh
dẫu hao gầy
vẫn dần lớn trong anh.
Bao giờ những con chim bay từ mùa ngâu tiền kiếp
về nhả hạt mầm yêu ngắt xanh
Xuống mùa em tóc ngắn câu thề
Dấu yêu ơi!
bao giờ em đến
để anh hồi sinh
bằng ảo giác bùa mê.
Có gì phía ấy
Tặng tình yêu ảo cho nhau
Nửa vời hạnh phúc
nhói đau ơi người.
Chiều thu chẳng giọt mưa phơi
Sao lành lạnh sao rối bời hư không?
Sao lao xao cái bận lòng
Có gì phía ấy mà mong
mỏi chờ?
Thương mình
vò rối vần thơ
Vẫy vùng không thoát bến bờ u mê.
Trách mình nuốt chén rượu khê
Gửi cơn si dại đến tê tái buồn.
Người đang có thật
hay sương
hay như hư ảnh
cuối đường mơ xa.
Vị ngọt ảo... giấc mơ qua
Hóa thành đắng chát
thật thà
chiều nay.
Nhịp cầu mùa thu
Hạ chưa kịp nồng nàn
Thu đã vội sang
Anh buông tay em
Một chiều đầy gió
Cơn mưa đổ dài lối nhỏ
Nỗi nhớ
ướt đẫm đường về.
Chiếc cầu mùa thu
Sao không là tay anh, tay em
Để mây trôi dịu dàng
nắng vàng lan tỏa
Mờ ảo khăn voan sương mỏng vắt ngang đồi
Cả khoảng trời hoa cỏ chỉ ta thôi.
Thu rất gần
Mà anh mãi xa xôi.
Những vần thơ ngái ngủ trong em
biết còn ai đánh thức
Hy vọng thở từng ngày trong ngực
Lặn lội trong mơ em tìm gặp
nhịp cầu diệu kì
nối lại dấu yêu xưa.
(SH302/04-14)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH