Phạm Quyên Chi là một tác giả trẻ đang sống tại thành phố Quy Nhơn, mới đến lần đầu với Tạp chí Sông Hương. Trong những sáng tác đầu tay, Phạm Quyên Chi từng bộc bạch: “Tôi là một đứa con gái thích tưởng tượng. Dường như những tứ thơ của tôi đã hình thành nên trong những “khoảnh khắc của tưởng tượng” như thế. Tôi cũng không hiểu được chính mình, chỉ có thơ là hiểu tôi…”.
Đọc thơ Chi cứ như đang nghe thấy những tiếng va đập của ngôn ngữ và ý tưởng, nhưng nó không phải là những âm thanh “loạn xạ”, đó là sự cộng hưởng từ một trái tim nhạy cảm và một trí tưởng săm soi nhiều góc cạnh. “Con đường thơ” của cô gái trẻ này vẫn còn dài, và giờ đây chúng ta có đủ cơ sở để hy vọng và chờ đợi.
Nguyễn Thanh Xuân (gt)
PHẠM QUYÊN CHI
Tôi và thành phố
Tôi chưa bao giờ thấy ai phơi tóc vào buổi chiều
Ông già không đi giày và không mặc áo đi xuyên ngang phía sau lưng tường
Ngày đầu tiên giáp mặt thành phố
Con nhện vàng nhả giọt độc cuối cùng trên nóc cây
Tôi chưa bao giờ đi tìm cái so sánh trên đôi chân nhám mốc
Mặn đen mùi nước biển
Ngã ba đường cũng chẳng nhớ có khi nào sững lại
Sự thay đổi lớn nọ làm đổi lệch ba phần mặt trời
Đi nhanh quá nổi giông trên các ngọn tóc
Đó là vào một ngày tồi tệ
Còn bảy phút nữa mới đủ tròn cơn mộng
Tôi bắt đầu hốt hoảng
Kẻ thù nghịch toàn màu trắng sữa bột, các nhánh cây gầy guộc
Như người chị chưa xỏ đủ hai ống quần
Rượt nhốt đủ ngôn ngữ
Và thế đó
Không ai biết mộ mình sẽ đặt đâu khi chưa chết với một nắm tiền thầy cúng
Buổi sáng nhả hạt ngọc xanh thẳm
Nó đứng dậy bò đi rồi ngã xuống
Lời cáo buộc oan ức cho cô gái vì mang giấc mơ treo vào gót gió
Tôi đã nghĩ tới việc rời thành phố
Ngay lúc này
Bởi từ đó…
Tôi đã biết yêu hơn hàng cây xanh
Trong đó có bàn tay và những đốt đã chai lì
Hạnh phúc thật chỉ là lúc đứng sau gương rồi ráng ngước nhìn mình…
Thuở nhỏ nhảy dây thấy bầu trời là tất cả
Đàn én lượn là ước mơ vời vợi
Lớn lên rồi xót những điều đi ngang…
Đói,
Là khi buồn, nhớ dáng bà gầy đi trong chốc lát
Như là bí mật thật không thể nào tìm ra
Tại sao người ta ghép thân thể mình với giấy vụn
Rồi mang treo đốt phát pháo rần trời…
Tội lỗi,
Như nỗi buồn ngồi im lặng cả buổi chiều rót cho đầy nụ cười…
Bởi từ đó
Mới học cách đứng lên
Xâu lại sợi dây, gút chặt vụn sắt mục
Tìm những điều thật bình thường
Lớn lên
Rồi vào đời…
Rồi từ đó, khản tiếng vì số phận
Bởi từ đó
Thật sự đã lớn lên!
Những liên tưởng trong đêm
Trên cánh đồng
sợi dây diều tách làm hai
một phía bay đi hơi dài
phía còn lại bỗng rơi
Trên cánh đồng
đàn trâu không cày
chai nước vẫn còn
chiếc áo phồng thoảng quật lật trên bãi cỏ...
Trên cánh đồng
trời nắng và ba con cò lép không ngẩng đầu, lo sợ về điều gì?
có một trổ nước cũng còn chảy chậm
Trên cánh đồng
hỏi nhau về những điều đã mất
bụi tre mãi rụng lá
đôi dép còn gần nhau
Trên cánh đồng
sau những mùa đau chồng chất
tôi đi tìm mẹ trong bốn mùa ký ức
ngày mà lạc nhau giữa làn tóc rối bù đẫm mồ hôi
là vì mệt quá
là vì dù có bứt trăm ngàn cọng tóc
là vì có hóa thành rồng tiên
là vì cũng không trở lại được ngày giếng nước còn xanh
Trên cánh đồng ấy
đâu đó có chiếc áo phồng bay lên trên ngọn lúa vẫn còn chưa thức giấc
một giấc mơ ra đi, để chứng minh, nó đúng là sự thật
Trên cánh đồng có gió
tôi đã thử bay đi tìm mẹ
phía trên là bầu trời
bên dưới là mặt đất!
(SH314/04-15)
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang
Hải Trung - Văn Cầm Hải - Ngô Tự Lập - Nguyễn Tấn On - Phan Trung Thành - Trần Thị Thu Huề
Lê Ngọc Thuận - Từ Dạ Thảo - Đặng Hùng Thường - Tuệ Lam - Hoàng Thị Thiều Anh - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thị Tân Hoa - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thụy Kha
Hữu Thỉnh - Lưu Ly - Đặng Nguyệt Anh - Sơn Thu - Trịnh Thanh Sơn - Nguyễn Xuân Sang - Văn Công Toàn - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Mẫn Cán - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Xuân Tùng - Lê Thị Mây - Lê Viết Xuân - Ngô Minh - Quang Huy - Thái Doãn Long - Hà Minh Đức - Sơn Đức - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Lê Khánh Mai - Bùi Minh Quốc - Ngô Đức Tiến - Trương Quân - Trương Nam Hương - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Sĩ Cứ - Thuý Nga - Lê Huy Quang - Hồ Thế Hà - Phạm Đình Ân - Trần Tâm - Hoàng Xuân Thảo
Thục Linh - Ngân Vịnh - Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Bình Trọng - Tôn Phong
Sâu tưởngtrong sâu tưởng...ta có phải là mìnhhay tái bản cuộc đời nào đómà bằng lặng một đêm chưa thểphiên bản bốn mùa trong gió cơ man...
Thong thả cho quả chín câyCho mây ngũ sắc về đây hội mùa…