LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
Đây đích thực là một cuộc hội ngộ giữa thơ và người. Và niềm xúc động thơ chị mang đến cho người đọc cảm tưởng tính quy ước của thời gian gần như bị phá vỡ, vượt qua. Có lẽ với nghệ thuật thi ca, Nguyễn Tuyết Lộc đã thật sự trở về Huế với tâm hồn đầy ắp cảm xúc của nàng công chúa Tây Hạ ngày đó…
Ban biên tập Tạp chí Sông Hương
NGUYỄN TUYẾT LỘC
Lời của đêm
Những bước chân trên cát
Lặng lẽ sóng xóa tan
Như nỗi buồn muôn đời của biển
Em ca hát
Lang thang...
Nhớ đến anh mỗi sáng
Hơi ấm phà vào cổ đánh thức em
Những nụ hôn của đêm
Ngất ngây từng mi li mét...
Em thích cách anh nhìn em - Lung linh ánh lửa
Em thích cách anh hôn em - Khát đói cảm xúc
Em thích cách anh ôm em - Không có ngày mai
Và khi anh thì thầm bên tai
“Anh yêu em”
Em tan biến trong ái tình đầy ma lực
Bình minh lên
Chiếu từng tia nắng ấm
Đêm vội vã qua
Bóng tối
Miền đất dành cho nỗi nhớ thăng hoa
Giờ chỉ là kỷ niệm
Trong giấc mơ ngọt ngào đầu tiên của đêm
Em thấy mình là chim sơn ca đang khiếu nại
Khi cà trái tim bé nhỏ vào gai nhọn hoa hồng
Đến giọt máu cuối cùng
Không tìm ra hạnh phúc.
Hẹn hò
Những vòng hoa chất đầy gò đất
Những dòng chữ tiếc thương
Anh
Trong đám đông xô bồ, nhốn nháo
Vẫn điềm nhiên
Anh
Người duy nhất biết rõ
Em ngủ một giấc dài
Như mỗi ngày em ngủ
Trong tay anh bình yên
Biết người yêu của mình
Sẽ chu du khắp các hành tinh
Như đã lập trình
Qua vô số vì sao
Đêm đêm cùng em trò chuyện
Khi đối diện
Quả cầu rực hồng
Tiếng cười em ròn rã
Vang vọng giữa thinh không
Tới ngày được phục sinh cùng Chúa
Buổi hẹn hò
Lại váy xống fashion
Miệng hát thánh ca
Mắt môi rạng rỡ
Amen!
Anh lại ru em ngủ
Y như đêm nào
Và âu yếm đánh thức em
Như thể hôm nao
Tình yêu ta bền hơn sự sống
Vượt qua cái chết
Không đếm nổi trùng trùng kiếp kiếp
Chuyện thường tình:
Sinh tử - Tử sinh!
(SH307/09-14)
...kẹt cửa run nắm tay dịu dàngem đã về chưakhông có tiếng đáp lời, không còn ai...
Thành phố tôi như một ráng mâyTrôi ngoài cửa gióNhững lóng rêu lần qua tay áo rũ Cuối sông lơ đãng rượu như mình
Em đừng thả nửa giấc mơĐể không qua kịp nửa bờ lá dâu
những tình cờ mà con người ngỡ là sự sắp đặt của thượng đếtôi đã gặp ôngmột lầnhai lần
Morningtonban mai chạy tới chân mây rắc bạcgặm bình minh nở gặm cỏ non tơlốm đốm trắng những chú bò đực kiêu hãnh
lưng chừng sángngực em căng đầy giấc mơ anhlong lanh xanhmùa Đông phương trinh tiết
Vú nóngngười đàn bà dán thân thể nâu bóng vàonỗi đợi
Một tháng 30 ngàyMột năm 12 thángThời gian có thể đưa ra đong đếmTình yêu không thấy hình hài
Ta lặn vào nhau chênh chao nỗi nhớNhững niềm yêu lấm cát cuộn tràoÁnh lửa khuya phải chăng là ảoVẫy vùng trong mắt em sâu?
Người đàn bà se bóng tối trong tôikhông đêm tân hôntạo hóa nhọc nhằn đẩy bánh xe tạo hóavòng quay rớt một con ốc như con ốc sên nhòe nhoẹt nước trên đường đi qua
Người bước vào bức tranh tôikhông sắc màunét cọ vẽ bằng sóng - sóng vang không gian 18 chiềuchật chội cơn mơ
Hành hương về núi Thần ĐinhLên chùa Kim Phong trên nghìn bậc đá
Mở những khát vọng raCánh cửa đập tan bờ sóngTrái tim không thể hú hớ nổi ngọn gió thơ trên đồi hoang vuMênh mông vỡ vụn và tự mất dần bóng tối lung linh
Tôi về vốc nước dòng sôngChút rong rêu cũ phiêu bồng đã lâuCòn đây sóng vỗ chân cầuTiếng đàn xưa lạnh, ngọn cau nắng tàn
LTS: Đây là một trong những bài thơ của anh Thanh Hải trong những ngày cuối đời. Bài này chúng tôi chép trong sổ tay của chị Thanh Tâm, vợ anh. Bài thơ không có đầu đề.
Trong ánh chớp rừng mũi tên tua tủa Mỵ Châu lao trên mình ngựa kinh hoàng Vết lông ngỗng rơi cùng nước mắt Trái tim đớn đau đập với nỗi mong chờ...
Những người vợ tiễn chồng về phía ấycó bao giờ quên đâucon sông đã một thời cuồng xô như máu chảynhư khăn sô khoanh sóng bạc ngang đầu
hay Một đêm của nhà thơ Cao Bá Quát (trích)những con cá vàng ngủ mê trong điện Thái Hoàcặp mắt dấu sau bóng tốitiếng thở dàibàn tay nơi không thấy bàn tayphút chốc đốm lửa loé sángngười lính canh bên con nghê