NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Minh họa: Nhím
Vị mặn cuối ngày
còn chút ngày rơi xuống bàn tay
hoa cỏ may ghim đầy áo mỏng
mùa đông kéo những chiếc lá lìa cành về đất
bay bay ngọn cỏ lau bên triền sông muốt trắng
ngày sót lại gì cho đêm chuốc những cơn say vào góc tối
những chú muỗi vờn trong đêm
loáng nhoáng ánh đèn đường
người đi sương vẫn thản nhiên đứng đợi
12 giờ cho một cuộc hành trình đích đến mù khơi
những cánh buồm
nâu màu mắt đợi
người đàn bà vợ thủy thủ
cột buồm treo hai chữ đợi chờ
ngày hiến tặng cho đêm nỗi nồng nàn
bỏ quên lời thú tội
ở góc quán nghèo bên kia sông
đêm của hai người đàn bà không chồng không con chờ ngày mai tận thế
một ánh sao rơi cắt chéo vết trăng rằm…
Mẹ biển
Người bay lên giữa bầu trời
Và lặng yên trở về lòng mẹ biển
Sóng đã không chạm mạn thuyền
Sóng lấp những vành khăn.
Những cánh chim bay miệt mài trời xanh
Soi ước vọng hòa bình khát cháy
Thương đôi mắt con thơ
Chập chờn giấc mơ gọi bố.
Việt Nam
Những ngày không bình yên
Biển đã bao lần bão tố
Biển đã bao lần cách trở
Cánh sóng dữ dằn ngoặm mặt đất nâu.
Cho em hóa cánh hải âu
Khi tro cốt các anh rải đều xuống Hoàng Sa - Trường Sa
Dòng máu chảy dài huyết mạch
Nơi những cánh chim bay không mỏi
Trên vùng trời đất mẹ yêu thương.
Biển chiều nay trả các anh về đất nâu
Có bạc đầu ngàn năm sóng khóc?
Trên những hành trình hôm nay
Đồng đội các anh vẫn ngày đêm tiếp bước
Giữ bình yên bầu trời.
Hòa bình hóa nỗi đau không chỉ của người vợ, người mẹ và những đứa con
Hòa bình đổi lấy hòa bình bằng những tâm hồn thanh khiết trẻ
Những người lính đã bình yên nằm lại
Mẹ biển
Có thấu lòng mẹ đất những tháng năm?
Trôi trong kiếp luân hồi
Sống - chết một lần vĩnh cửu
Xin nụ cười vãn miên bầu trời diệu vợi
Những cánh hải âu bay miệt bầu trời.
(TCSH337/03-2017)
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)