NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Ảnh: internet
Cây vô ưu
Cây độ cho Người bao năm
Bây giờ tôi còn được ngắm
Nơi tĩnh lặng nghìn lá xanh
Che chở một chùm hoa thắm
1/7/2020
----------------
Cây vô ưu còn gọi là sa la có nguồn gốc Ấn Độ thường nở hoa vào tháng tư âm lịch, đúng mùa Phật đản. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế, hằng ngày truyền bá đạo Phật, thường chọn một gốc cây để qua đêm. Tương truyền cây vô ưu là cây cuối cùng che cho Ngài trước giờ viên tịch.
Đá
Đá không nói điều gì cả
Cái ta nghe
Là im lặng
Cái ta biết
Là điều lòng ta vang lên
Ta bỏ mặc
Một kích thước lớn.
Khi ta rời xa
Đá không chia tay
Lòng người đã mang theo đá nặng.
11/8/2020
Nhớ Vũ
Bạn trồng cho bụi chuối tây và nhành tứ quới
Không quên nói về hiện sinh và Heidegger.
Bạn đi mãi khuất chân trời triết học,
Hoa còn đây vàng trắng đứng ngơ ngơ...
Vĩ Dạ, tháng 5/2018
Ngày đó
Ngày đó tôi nhìn thấy
Một nhà thơ nghèo
Than thở:
Tôi không viết được gì cả
Và nước mắt anh
Chợt trào ra
Trong cái nhìn xa vắng.
Áo quần tôi tử tế hơn
Bụng tôi không đói
Chẳng lẽ tôi lại nói:
Tôi cũng chẳng làm được thơ!
(TCSH379/09-2020)
HẢI BẰNG
L.T.S: Đầu năm 1992 kiến trúc sư Tống Trần Phượng ở Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trong khi khảo sát công trình dưới chân Đèo Ngang, đã đào được tấm bia khắc bài thơ của vua Thiệu Trị. Tác giả Trần Hữu Dinh đã chép lại toàn bài, phiên âm và dịch thơ. Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Thiệp Đáng - Hữu Kim - Triều Tâm Ảnh - Đặng Nguyệt Anh - Đỗ Hoàng
NGUYỄN XUÂN SANG
HẢI KỲ
Phan Văn Chương - Nguyên Hào - Hà Nhật - Trần Nhuận Minh - Ngô Công Tấn - Từ Dạ Linh
TRẦN KHOA VĂN
VĂN CÔNG HÙNG
NGUYỄN HOÀI NHƠN
NGUYỄN LƯƠNG NGỌC
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
NGUYỄN ĐỖ
Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Văn Vinh - Lê Viết Xuân
Hồ Hồng Trâm - Tuyết Nga - Nguyễn Thị Thái - Dạ Thảo Phương - Bùi Kim Anh - Hàn Thi - Trần Mai Anh
ĐỖ THÀNH ĐỒNG
TRẦN HẠ VI
NGUYỄN HỮU TRUNG
LỮ HỒNG
KIM LOAN
ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG