Nguyễn Nguyên Phượng - Trần Tịnh Yên - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Lãm Thắng - Đinh Hạ - Ngàn Thương - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Đỗ Thành Đồng - Đặng Như Phồn
NGUYỄN NGUYÊN PHƯỢNG
Đêm trừ tịch
Đêm trừ tịch
khắc thời tiếng thở
giọt tàn năm
rụng cuối
tâm tư chìm cõi
mang mang…
Đêm diệu linh
khắc thời nhịp nối
vũ trụ không không
điểm điểm tối mờ
trôi trôi về phía sáng sinh thành
những non tơ hát chào nguyên đán
những lộc tình mơn ngực em xuân.
Đêm chói lặng
khắc thời vô minh
thủy tiên giấu mình mông lung thơm trinh
ngọt phúc cầu sung quả mộng
muộn phiền vãi vương
lo toan chưa thôi níu gọi
tia hồng hào ngày mới.
Giao sinh thơ mộng
tươi xanh
cõi thế
Người - đũa tiên ước mê huyền thoại
kết thúc - khởi đầu
như nhiên
trừ tịch.
TRẦN TỊNH YÊN
Xuân về
Tháng chạp đi ngang nhà thờ
Đào phai đã kín ngõ bồ công anh
Em còn ngủ dỗ trong tranh
Cuốn năm thức dậy trên cành mai hoa
(Áo khăn mượn của trăng tà)
Nửa đêm trải lụa ra nằm dưới xuân…
LÊ TẤN QUỲNH
Gió mới
Gió đã đẩy tôi về một không gian mùa
Nở lạnh
Phím tay cong xứ sở
Lạc cuộc sương đêm rục trong cái nhớ
Cứ ru lên mặt đất khói mây
Anh đi như không ngày
Như đang nõn trên những hàng cây long não nơi phố lạ
Đừng nhìn vào những gánh đời hối hả
Bởi màu xanh kia đang rột roạt lên mầm
Gió đã mới hơn bằng những vết xăm trắng mùa mây đã cũ
Anh đi qua giấc sông lạc từ cuộc sương đêm rục trong cái nhớ
Rượm vàng những ánh mai
Cho một lần bình minh mở...
NGUYỄN THÁNH NGÃ
Giáp Tết ở núi
Giáp Tết ở đây là giáp lòng thảo mộc
cọng rau xanh & vỏ cà phê nâu...
Giáp Tết trong từng hơi thở
khi mở miệng hỏi thăm nhau thế nào,
tiếng nói của hương vị thấm đẫm và đọng lại
tưởng tượng sương mù sẽ lau mặt những buổi sáng phố huyện
Giọt nắng liếm chân
ấm từng kẽ nứt buốt
và ngọn cỏ lại ngẩng đầu thuần phục ngọn gió
thổi an trú trên những cánh bướm đủ màu, phe phẩy
Giáp Tết có thể chỉ ngắn thôi,
nhưng giáp một vòng dài quanh những ngọn núi, thung lũng
tiếng bê con gọi mẹ cũng ngắn thôi,
nhưng loang dài qua những triền cỏ mượt và dai
nhẫn nại đợi những bước chân lững thững gặm sàn sạt phận mình
thì một vòng chờ đợi,
chỉ còn là một vòng đai nhỏ bé mà loài thảo mộc và con người
đã đeo quanh trí nhớ...
Để một ngày ăn ở với sương mù
ta cảm thấy cần phải bàng bạc
cả với cô đơn cũng vậy,
hãy để những khe núi thì thầm
và dòng nước ấm róc rách...
để giáp Tết ở núi lại bắt đầu nhìn thấy những loài hoa lạ
mọc trên sỏi đá hiên ngang...
NGUYỄN NGỌC HẠNH
Giai điệu ngày xuân
Boléro níu áo tuổi thơ tôi dịu dàng
cùng đắm đuối rong chơi suốt thời trai trẻ
giai điệu buồn những ngày thơ bé
thuở vụng về hôn vội gió bay
Boléro ngày ấy đắm say
nguyên sơ như con đường làng
dính cọng rơm quê thơm mùi cỏ lạ
mộc mạc lời yêu, tình em ngây dại
Boléro có gì đâu ngần ngại
chỉ là ngọn gió ven sông quê nhà
chỉ là điệu đàng ngây ngô thôn nữ
là bước chân trật dép tuổi thơ tôi
Đêm nằm nghe ai hát xa xôi
câu ca xưa thầm thì tình cũ
cái vụng dại của thời thơ ấu
lại tỏ tình mê đắm chơi vơi
Boléro em hát một thời
tôi thì đã khuất xa từ dạo ấy
bao giai điệu xập xình đời tôi nhún nhảy
khi nghiêng ngã thăng trầm
lúc gập ghềnh dâu bể
lòng bồn chồn nhớ lại bóng hình xưa
NGUYỄN LÃM THẮNG
Mùa xuân đã về
Mùa xuân đã về qua ngõ
Xôn xao chim hót trong vườn
Núi đồi ngàn hoa đua nở
Sáng nay ngan ngát tỏa hương
Lửng lơ kìa đàn mây trắng
Đón xuân quên mất lối về
Mênh mông cánh đồng lúa biếc
Én vờn cánh mỏng triền đê
Gót hồng in trên lối cỏ
Ngỡ là dấu hài cô tiên
Hồn xuân căng đầy tóc gió
Xuân nay rất đỗi dịu hiền...
ĐINH HẠ
Anh đi chợ Giát cuối năm
Anh ra chợ Giát tìm lão Khúng(*)
Chẳng thấy người xưa, rặt quán hàng
Hết cảnh buôn mẹt cùng bán thúng
Cô em lạch Vạn rất thời trang
Anh ra chợ Giát ngày cuối chạp
Sau lưng vồi vội tết đang về
Mặc năm thất bát mùa đại hạn
Chợ vẫn nháo nhào những người xe
Anh ra chợ Giát thăm người cũ
Nụ cười tao ngộ hở hang buồn
Giọng đã chanh chua mùa thiếu phụ
Mật ngọt sao đời hóa đao gươm?
Anh ra chợ Giát xem mua bán
Thượng vàng hạ cám những phận người
Chân thật bon chen cùng thủ đoạn
Đầu năm mua muối cuối mua vôi
Anh ra chợ Giát tìm ký ức
Còn đâu phiên chợ - mảnh hồn làng
Một tiếng rao chiều nghe thắt ngực
Bên cầu đào quất giục xuân sang
..............................
* Nhân vật trong truyện Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu.
NGÀN THƯƠNG
Tuổi người
Đến - đi không biết bao mùa
Xuân lai - khứ giữa đôi bờ nhân gian
Tim anh rung nhịp mơ màng
Làm sao em biết đời sang bến nào
Tuổi người neo dưới trăng sao
Lặng nghe con nước thay màu thời gian
Giọt xuân chín mọng cũ càng
Trên môi khẽ nhắp dâng tràn hồn tôi
Giấc mơ lơ lửng phai rồi
Bóng đêm chạm với mặt người rưng rưng...
NGUYỄN LOAN
Viết cho ngày cuối năm
Thời gian lũ lượt kéo nhau đi như những tảng băng trôi
năm cũ dần khuất vào dĩ vãng
mới đó mùa xuân lại bắt đầu ló dạng
ngọn núi cũ mốc - cũ mốc cả dáng ngồi
dòng sông già nua mệt mỏi thở ra đầy sương khói
ta sắp cầm trên tay thêm một tuổi
nỗi niềm trĩu nặng bờ vai
Ngày cuối năm
bầu trời như tờ giấy than nhàu đang chờ bàn tay mùa xuân
vuốt phẳng
chờ ngọn gió thơm tẩy... nhuộm lại màu xanh
Ngày cuối năm
các loài hoa mai, đào, cúc... đã xun xoe áo mới tưng bừng
lễ hội khai giêng
chim chóc đua nhau khoe giọng hót vàng
Ngày cuối năm
ta cầm tay em - nghe đóa hồng thì thầm trong lồng ngực
đóa hồng bao nhiêu năm còn thổn thức đến bây giờ
ta lại ngẫu hứng làm thơ
đời cổ thụ - thơ còn mãi tơ non như cỏ biếc
TRIỆU NGUYÊN PHONG
Giấc xuân
Thời gian nắng gió đổi màu
Nhớ... quên! Từng bước tình đầu lông bông
Mây chiều làm rỗ khúc sông
Mùa giăng mắc nhớ mưa chằm vá thu
Thả buồn đi giữa mộng du
Bước tình rong ruổi nhặt vu vơ mình
Phố đêm đường vắng lặng thinh
Nghe mùa trở giấc xuân xanh nắng về
Nụ chồi lộc biếc trời quê
Áo dài em mặc thả thề bước suông
Còn ai đâu nửa mà thương
Giờ em khép bốn bức tường tận sao
Đêm về rách nát chiêm bao
Đèn hiu hắt nhớ... xuân nào bên em!
ĐỖ THÀNH ĐỒNG
Thiếu
Ghé xuân vín một lần coi
mới hay ta kẻ học đòi giấc mơ
xuân nào mà chẳng non tơ
chỉ mình ta đã vội thơ thẩn già
này em ốm một nhành hoa
qua xuân tỏa chút nết na cho đời
bấy giờ góc bể chân trời
mùi hương cũ ấy cũng vời vợi nhau
này em ngả một cánh đau
đừng như chong chóng dưới nhàu nát mưa
thì thôi nhắc nhở ngày xưa
để buồn vương cọng gió đưa cuối mày
ta giờ ẩn dụ trắng tay
mặc cho chữ nghĩa vẫn ngay ngắn chờ
tay xuân một ngón hững hờ
hay vì ta thiếu câu thơ tỏ tình.
ĐẶNG NHƯ PHỒN
Tháng mười ba
Ngày tháng vần xoay như con vụ
Bốn mùa xuân hạ nối thu đông
Ta cứ ngô nghê như trẻ nhỏ
Nghe Tết nhứt thôi, đã rộn lòng
Đất trời như cũng giao hoan thật
Cỏ cây hoa lá mới sinh sôi
Trai gái xuân thì đương phơi phới
Nõn nường thậm thịch gõ khắp nơi
Ba mươi có nghĩa là sắp Tết
Giao thừa nao nức tuổi hoa niên
Em có cùng ta giao mắt biếc
Ý lòng như đã, mặt còn e
Tháng này, ai nấy đều tất bật
Chừng như ngày tháng cũng trôi mau
Ta biết làm sao mà nắm kịp
Bàn tay lỡ vuột mấy lần xuân…
Tháng ngày ai cũng nôn nao Tết
Thực tình, đâu có tháng mười ba?
(TCSH384/02-2021)
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...