LTS: Lê Thị Mây là tác giả của 4 tập thơ (Mùa trăng mong chờ, Dịu dàng, Tuổi mười ba, Một mình). Và một tập truyện ngắn.
Lần này, kèm với chùm thơ ba bài, tác giả tự giới thiệu mình như sau: Dù có tập truyện "Trăng trên cát" nhưng với tôi thơ là tình yêu. Một mình với thơ hệt có đôi. Tôi sống trong căn phòng nhỏ trên lầu cao, thi thoảng có lọ hồng, đồng tiền hoặc cúc vàng khi thu sang với một nỗi tĩnh tâm ấm áp. Dầu vậy, đôi buổi chiều tôi chợt xao xuyến mong chờ một tiếng gõ cửa rụt rè, nhưng cũng vừa không...
LÊ THỊ MÂY
Cây liễu
Cây liễu có nỗi buồn màu xám
Gió vô tình đến rung nhẹ rồi đi
Em ngã vào vòng tay màu xám
Mỏ môi hôn giọt lệ chan hòa
Vị đắng của rùng mình ngọn gió
Chảy lạnh tang trên ngực làn da
Cây liễu non ngã hình thiếu nữ
Đợi gió vô tình đến rung nhẹ rồi đi.
1981
Đám mây trên sông Hương
Chiếc áo, tấm khăn quàng, nhưng có thể
Là mái tóc của cô gái trẫm mình
Sông Hương nhợt giữa hai bờ rưng lệ
Họ đã yêu, đã hy vọng, đã tin
Cái chết ấy như vũ khúc hẫng hụt
Và sông Hương phút ấy cũng thất tình
Tôi lội xuống dù có ngần ngại chút
Để vớt lên đám cháy có linh hồn
Nước từng vốc gạn cả trời trong đục
1986
Đêm tối
Bên này chân cầu bóng em dưới nước sâu
Anh vội vã mất hút vào sân ga chật chội
Và tiếng còi tàu trôi dạt về đâu ?
Bên này chân cầu đêm tối không sao
Chút linh cảm ánh tâm linh ướt sũng
Em vớt lên nỗi ly biệt xanh xao
Bên này chân cầu chú cá ngủ lơ mơ
Hệt chiếc đinh mềm mại quyến rũ
Đóng đinh thời gian cùng với nỗi đợi chờ...
1982
(TCSH45/03-1991)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI