Vũ Trọng Thái - Lê Viết Xuân - Đặng Phương Lan
Ảnh: internet
VŨ TRỌNG THÁI
Trong nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên
Cả nghĩa trang trắng dưới trời xanh
Sáu trăm bốn mươi bốn con người nằm đây yên nghỉ
Chỉ có bốn dòng tên liệt sĩ(*)
Giữa hàng hàng bia trắng vô danh
Mẹ sinh ra, mỗi người một cái tên
Như tên lúa, tên khoai, tên làng, tên phố
Sống có tên, sao chết rồi tên chẳng có
Chỉ còn lại tên chung cho mỗi cuộc đời?
Những người lính trong đội hình xung trận
Súng chắc tay, chung một chiến hào
Nay yên nghỉ trong lòng Đất Mẹ
Lại bên nhau như một thuở binh đao
Đã sáu lần tôi đến nơi đây
Trước các Anh, tự thấy mình bé nhỏ
Dâng nén hương lên từng ngôi mộ
Khói vấn vít trong lòng, khói treo mỗi mắt cây
Trời Mường Thanh xanh đồng lúa xanh
Trắng hoa ban sườn đồi A1
Dòng Nậm Rốm đêm ngày thổn thức
Ru các Anh giấc ngủ yên bình
Sáu mươi năm vẫn bước quân hành
“Vì nhân dân…” còn âm vang khúc hát(**)
Trong hàng quân hôm nay tiếp bước
Có các Anh - những Anh hùng Điện Biên
.......................................................
(*) Trong nghĩa trang Liệt sĩ Điện Biên, chỉ có 4 ngôi mộ có tên là mộ của các Anh hùng: Trần Can, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn và Tô Vĩnh Diện; còn lại là những tấm bia trắng không tên.
(**) Bài hát “Vì nhân dân quên mình” là một trong những bài hát chính thức của bộ đội ta.
LÊ VIẾT XUÂN
Lặng im Xa Mát
Gió qua đây lặng lặng
Mây qua đây ngừng trôi
San sát kín ngọn đồi
Những nấm mồ liệt sĩ
Nơi các anh yên nghỉ
Đất miền Tây yêu thương
Mỗi người một quê hương
Cùng về đây đoàn tụ
Tôi lần theo dòng chữ
Trên bia mộ các anh
Có tên và vô danh
Âm thầm ru nhau ngủ
Vẫn điệp trùng đội ngũ
Như ngày nào hành quân
Phơi phới tuổi thanh xuân
Nói cười trong thinh lặng…
Trời cao xanh thăm thẳm
In bóng mẹ hao gầy
Có gì mắt cay cay
Lặng im cùng Xa Mát
Nghĩa trang Xa Mát - Tây Ninh, 2018
ĐẶNG PHƯƠNG LAN
Ký ức đồng đội
Người lính già đôi mắt đã mờ phai
Lần từng tấm bia
rờ từng nét chữ
Từng đứa bạn nằm lại trong lòng đất
Chỉ ngôi sao… tên người lính anh hùng
Trong sương khói nhạt nhòa đồng đội
chẳng kịp ngăn đôi dòng lệ
Ký ức đâu đây hiện về bên chiến lũy
Trận pháo kinh hoàng, trận địa chao nghiêng
Tổ quốc thiêng liêng trên từng tấc đất
Thấm mồ hôi và máu các anh
Lớp trước gục rồi
sau vội bước lên nhanh
Chẳng tiếc tuổi xanh, chẳng hẹn ngày trở lại
Anh trở về dù chẳng lành cơ thể
nhưng vẫn may hơn đồng đội không về
Cả cái tên,
cũng chẳng giữ được vẹn nguyên.
Chiến tranh đi qua, người lính đi qua
Cỏ đã lên xanh nhưng chẳng thể xanh ký ức.
(TCSH365/07-2019)
PHẠM ĐỨC MẠNH Sinh năm 1956, Xuân Trường, Định.Hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam.Hiện đang là phóng viên Báo Pháp Luật Việt - cơ quan đại diện phía , tại TP.HCM.
...Bầy tốt đen sinh ra để mà thí mạng,Cho con tướng vênh vang, yên ấm chỗ ngồi!...
...Ồ cây cỏ, con đường, cả viên cuội quanh đây rất lạ. Hình như chúng đã cách xa ta, hôm qua, từ nhiều thế kỷ trước. Hay bóng dáng, hồn vía chúng ta tự kiếp nào chẳng biết, đang chờ những nụ hôn về tái hiện thế gian...
Thu Nguyệt - Từ Nguyên Tĩnh - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Sĩ Cứ - Nguyễn Xuân Hoa - Vạn Lộc - Đinh Thu - Hoàng Lâm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nguyễn Bình An - Ngô Đức Tiến - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Mai Văn Hoan - Trần Ngọc Trác - Quang Huy - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thánh Ngã - Tôn Phong - Nguyễn Thị Anh Đào - Lại Đăng Thiện - Sơn Thu - Lê Hưng Tiến - Công Nam - Đinh Hạ - Phan Văn Chương - Phan Thành Minh - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Bùi Minh Quốc
Thanh Tuyền - Mai Trâm - Trần Anh - Trần Hữu Lục - Hồng Thị Vinh - Hoàng Xuân Thảo - Trương Đăng Dung - Nguyễn Đông Nhật - Phan Trung Thành - Đào Duy Anh - Lê Khánh Mai - Đức Sơn - Nguyễn Thụy Kha - Trần Văn Khởi - Văn Lợi - Bùi Văn Dung - Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Phương Thảo - Thanh Tú - Mai Phương - Nguyễn Thanh Xuân - Võ Công Lâm - Trần Ninh Hồ - Nguyễn Hoa - Văn Cầm Hải - Nguyễn Thiền Nghi
Đinh Thị Như Thúy - Trần Thị Linh Chi - Tuệ Lam - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Đông Hà - Hồng Hạnh - Châu Thu Hà - Lưu Ly - Thái Hồng - Thanh Tuyền - Chu Vân Thảo - Huỳnh Thuý Kiều
NGUYỆT PHẠMTên thật Phạm Thị Ngọc Nguyệt. Sinh 1982 tại Xuân Lộc. Đã có nhiều thơ, bài viết trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Phụ Nữ, Thể Thao Văn Hóa, Người Hà Nội...và nhiều tuyển tập khác. Giải thưởng Thơ Bút Mới (báo Tuổi Trẻ 2005).
...người mẹ ngồi chờ con sau tán lá bàng cuối thurơi vào miền tĩnh lặngnhững vết da mồi đo tuổi mẹnhững dòng nước mưa đo nước mắtchảy vào chiều tiễn biệt lặng im...
...Bồng bồngBống bốngBông bông...
...Chỉ trong lá con chim sâu làm tổChỉ trong tim tình yêu kết nụ...
...Hãy mở các cửa sổ hồn mìnhCho khúc ca biến tấu dâng dângĐừng nguỵ trang mình là người hạnh phúcĐừng đóng đinh trên thập giá tình yêu...
...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi mà nhìn bàn chân!...
Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.
Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến
...Mặc cho đất bận nâu, trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu một khát vọng yên bình...
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.