Vũ Trọng Thái - Lê Viết Xuân - Đặng Phương Lan
Ảnh: internet
VŨ TRỌNG THÁI
Trong nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên
Cả nghĩa trang trắng dưới trời xanh
Sáu trăm bốn mươi bốn con người nằm đây yên nghỉ
Chỉ có bốn dòng tên liệt sĩ(*)
Giữa hàng hàng bia trắng vô danh
Mẹ sinh ra, mỗi người một cái tên
Như tên lúa, tên khoai, tên làng, tên phố
Sống có tên, sao chết rồi tên chẳng có
Chỉ còn lại tên chung cho mỗi cuộc đời?
Những người lính trong đội hình xung trận
Súng chắc tay, chung một chiến hào
Nay yên nghỉ trong lòng Đất Mẹ
Lại bên nhau như một thuở binh đao
Đã sáu lần tôi đến nơi đây
Trước các Anh, tự thấy mình bé nhỏ
Dâng nén hương lên từng ngôi mộ
Khói vấn vít trong lòng, khói treo mỗi mắt cây
Trời Mường Thanh xanh đồng lúa xanh
Trắng hoa ban sườn đồi A1
Dòng Nậm Rốm đêm ngày thổn thức
Ru các Anh giấc ngủ yên bình
Sáu mươi năm vẫn bước quân hành
“Vì nhân dân…” còn âm vang khúc hát(**)
Trong hàng quân hôm nay tiếp bước
Có các Anh - những Anh hùng Điện Biên
.......................................................
(*) Trong nghĩa trang Liệt sĩ Điện Biên, chỉ có 4 ngôi mộ có tên là mộ của các Anh hùng: Trần Can, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn và Tô Vĩnh Diện; còn lại là những tấm bia trắng không tên.
(**) Bài hát “Vì nhân dân quên mình” là một trong những bài hát chính thức của bộ đội ta.
LÊ VIẾT XUÂN
Lặng im Xa Mát
Gió qua đây lặng lặng
Mây qua đây ngừng trôi
San sát kín ngọn đồi
Những nấm mồ liệt sĩ
Nơi các anh yên nghỉ
Đất miền Tây yêu thương
Mỗi người một quê hương
Cùng về đây đoàn tụ
Tôi lần theo dòng chữ
Trên bia mộ các anh
Có tên và vô danh
Âm thầm ru nhau ngủ
Vẫn điệp trùng đội ngũ
Như ngày nào hành quân
Phơi phới tuổi thanh xuân
Nói cười trong thinh lặng…
Trời cao xanh thăm thẳm
In bóng mẹ hao gầy
Có gì mắt cay cay
Lặng im cùng Xa Mát
Nghĩa trang Xa Mát - Tây Ninh, 2018
ĐẶNG PHƯƠNG LAN
Ký ức đồng đội
Người lính già đôi mắt đã mờ phai
Lần từng tấm bia
rờ từng nét chữ
Từng đứa bạn nằm lại trong lòng đất
Chỉ ngôi sao… tên người lính anh hùng
Trong sương khói nhạt nhòa đồng đội
chẳng kịp ngăn đôi dòng lệ
Ký ức đâu đây hiện về bên chiến lũy
Trận pháo kinh hoàng, trận địa chao nghiêng
Tổ quốc thiêng liêng trên từng tấc đất
Thấm mồ hôi và máu các anh
Lớp trước gục rồi
sau vội bước lên nhanh
Chẳng tiếc tuổi xanh, chẳng hẹn ngày trở lại
Anh trở về dù chẳng lành cơ thể
nhưng vẫn may hơn đồng đội không về
Cả cái tên,
cũng chẳng giữ được vẹn nguyên.
Chiến tranh đi qua, người lính đi qua
Cỏ đã lên xanh nhưng chẳng thể xanh ký ức.
(TCSH365/07-2019)
HOÀNG CÁT…Ta chẳng tham giành chi nữa hếtChỉ mong sao thân kiếp con ngườiỞ đâu đâu, và ai ai cũng đượcSống như ta đã được sống trên đời.
Đi chơi
Tên thật: Trần Vương ThuấnSinh năm 1983 tại thị xã Phan Rang, Ninh ThuậnGiải Ba cuộc thi thơ 2001 - 2003 của Tạp chí Sông Hương
Tên thật: Trần Văn MườiSinh ngày 9.9.1982 tại Đông Yên, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ AnTốt nghiệp Đại học sư phạm Huế (Khoa ngữ văn)Đã có thơ, truyện đăng trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương với các bút danh: Đinh Hạ, Minh Châu Trần, Trần Đông Yên Phương.Giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát của Báo Tuổi trẻ 2003.
Ditimloigiaicuocdoi là nickname của Bụi Trần đang “bế tắc chưa tìm lối thoát cho bệnh tật và đã sống như một phế phẩm suốt 5 năm tròn”. Thơ, hẳn là niềm ân sủng duy nhất có thể cứu rỗi tâm hồn của người bạn nhỏ đáng thương này dẫu Bụi Trần đang muốn khám phá nhiều thể loại khác nữa. Chúng tôi đọc được ở thơ Bụi Trần lời tri âm trong bản nhạc vút lên từ địa ngục của một nhạc sĩ quá cố. Nhưng ước vọng thoát khỏi niềm đau mang bản chất định nghiệp tại mỗi người là không lẫn lộn... TCSH
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm