Hoàng Thu Phố là bút danh của Nguyễn Minh Ngọc, sinh năm 1985 ở miền núi Yên Bái, hồi hộp gửi đến Tạp chí Sông Hương những dòng thơ ban đầu và đã có duyên.
Ảnh: internet
Giờ đây, Sông Hương với Hoàng Thu Phố là “một địa chỉ để gửi xúc cảm, đôi khi là sự bế tắc đóng khung thành con chữ vọng vang những vụn vỡ bất lực vây quanh từ đời sống, và thi thoảng đây đó những niềm vui bất chợt đến và tan đi”. Thơ Hoàng Thu Phố đa phần là ký ức và thi ảnh được chớp thu giữa những ngày sống trong lòng những đô thị giữa núi rừng Tây Bắc. Không ồn ào, nhưng có gì đó như cõi mộng du phố phường trong mông lung sương núi…
HOÀNG THU PHỐ
Mưa, chiều, bếp lửa
Thôi,
ngồi xuống đây đi em
hững hờ làm gì nữa
cơn mưa gọi mùa đậu hoài bậu cửa
buồn rụng cả bờ vai
đôi chim giũ cánh giấu mỏ đền đài
nhìn anh như sâu gầy trong kén
mờ phai.
thôi,
ngồi xuống đây đi em
nhóm giùm anh bếp lửa ngày dài
thổi cho anh bùng lên ngọn lửa
dập cả buổi chiều phai.
ngồi xuống đây đi em
đừng bới lại tro than chi nữa
kẻo gió
thổi lụi dốc đời
đâu ai qua lại than củi ngày mai.
ngồi xuống đây đi em
đừng ngóng đợi
con mắt anh lam lũ hình hài
lấy gì cho ban mai.
...
ngồi xuống đây đi em.
Buổi sáng
Buổi sáng
phố ngồi chơi
ly trà đá màu vàng
mệt nhọc thở
mặt trời khói lung lay
người tình váy gầy ngái ngủ
những bình minh nôn nao giống nhau
những cái nhìn hao hao giống nhau
những bàn tay quờ quạng giống nhau
anh ngồi giống anh như bao thuở khác
nghe một bản nhạc không sao nhớ nổi
bủa vây
tù túng
bay
khát vọng
cọng cỏ mướt u buồn
anh muốn nằm và đợi
bão gió
núi đồi
nguồn cội
mối tình trôi
rữa mục
bàn tay
giữa cuộc đời hồng tươi năm ngón
cái chết mê say.
Tháng 9 cho em
Tôi tham lam và em cũng tham lam
người ta đi ngoài phố
phố mộng du
giữa một mùa chẳng nhận ra mùa
mưa cả tháng như mặt người trên núi
bài thơ ướt nhẹp của tôi
trôi lõng bõng
có còn ai muốn bước đi
mà không ngoái đầu đau khổ
những cơn cớ giông giật trên đầu
cái nhìn u tối
ở đây không có ông họa sĩ
đầu trọc và cầm cọ, xé những nỗi buồn dán lại và tô màu
thế nên chẳng ai ngó lâu lâu vào mình
và bảo: ta cứ đi thế này rồi về đâu
ai cũng đi làm vào buổi sáng
gương mặt để lại trong góc khuất ngôi nhà
ngôi nhà nghe mưa đêm đi qua
giờ ta nói chuyện với nhau bằng những cái lưng
đầy áo quần dây dợ
không còn ai biết mơ màng đẹp lúc nhả bồng bềnh đời xanh điếu
thuốc
và bảo: ta cứ đi thế này rồi về đâu.
(TCSH346/12-2017)
Ta đã sống, và ta còn sốngCháy hết mình vì phẩm giá kiếp ngườiTa đã trải vô vàn cay đắngNên bây giờ đời càng đẹp gấp đôi
...Sao nhiều việc vẫn còn im lặng đáSức ỳ nào?Sao nhiều việc không bén nhanh như cứu hoả...
Tặng Hoàng HưngCó thật ông đấy không?Vừa đi vừa đếm bướcNhững bước trầm trên trảng cátMột bước lên, lại một bước lùi về
...Âm dương day trở cuộc sinh thànhMùa tinh tú phong phanh...
Nước cuộn xoáy chỗ sông tìm gặp biểnHãy còn nghe hương cỏ THẠCH XƯƠNG BỒ Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoảiSông hiền hòa nên được gọi sông THƠ...
Những đàn bà không chồngNhư những chiếc mâm cổLặng lẽ đầy rêu phong
Kêu sớm, kêu chiều, kêu cả hoàng hônKêu bồ đề xanh (*), kêu tượng đài trắngKêu buốt lá kim trên cây mọc thẳngTiếng kêu nhức nhức Trường Sơn.
...dòng sông quê mang chuyện tình trôi mãisông ơi...
Lê Vĩnh Tài sinh tại thành phố Buôn Mê Thuột, hội viên Hội văn nghệ Đắc Lắc. Năm 1996 anh có mặt trong tập thơ “6 ô cửa sổ” cùng với 5 tác giá trẻ Đắc Lắc; Và là đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết trẻ toàn quốc lần thứ V (1998).Thơ Lê Vĩnh Tài đẹp và buồn, bảng lảng như một tiếng gõ cửa mơ hồ, để lại những ngấn sóng xao xuyến trong lòng bạn đọc.
Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh
Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.
Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi
Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn
Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà
Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.
(Nhân lời kể của một người chơi chim)
Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...
...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...
Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn