LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
Tác giả, Hoàng Thi Thảo, sinh 1982, hiện dạy nhạc, viết tự do ở Tp Hồ Chí Minh: “Tôi đang bước những bước rất rón rén vào khu vườn văn chương, có những dòng thật tâm trạng về thân phận người đàn bà. Dù là tiếng nói phản kháng quyết liệt, hay tiếng thở dài bi ai, tôi vẫn muốn qua đó, đòi lại sự công bằng cho người phụ nữ trong tình yêu, trong xã hội, trong đời sống hôn nhân, gia đình...”.
SH
HOÀNG THI THẢO
Người đàn bà thổi Harmonica
Người đàn bà xõa tóc
Mặc váy lụa màu kem
Mùi Chanel sành điệu
Buông lơi dáng nhung mềm
Lại ngồi bên cửa sổ
Thổi Harmonica
Mơn man một quãng phố
Những thanh âm ngọc ngà
Những trụ đèn cao áp
Đã dần tắt. Và khuya
Người đàn bà ngồi thẫn
Chồng vẫn đi chưa về
Người đàn bà trở gót
Và cửa sổ cài then
“Giờ này ai về nữa!”
Điều gì đó chưa quen...
Người đàn bà đi nhặt vết chân
Người đàn bà cô đơn
Đi nhặt vết chân mình trên cát
Thầm thì hát
Sóng cứ thế, gầm gào
Từ muôn trùng thiên cổ
Người đàn bà cố dỗ
Giấc mộng nơi khơi xa
Bầu trời đêm bao la
Người đàn bà ngước mặt
Lên cao, dãy ngân hà
Người đàn bà niệm Phật
Bà có nhặt được không
Tay khum từng vụn cát
Từng hạt rơi, từng hạt
Con dã tràng buồn trông
Sóng vỗ về thinh không
Biển ngàn đời vẫn vậy
Ồn ào và câm nín
Bởi nhân gian xoay vòng
Người đàn bà tuyệt vọng
Nhòa vết chân mất rồi...
Ngày mai! Và mai nữa!
Ai còn? Ai?
Xa xôi...
Người đàn bà trinh nữ
Người con gái yêu mấy mùa, cằn cỗi
Sớm già nua, đuôi mắt hằn sâu
Những chân chim gánh hờn ghen, đoạn nỗi
Mắt thanh xuân nhạt tan những tia màu
Người con gái kẻ chì đen đậm nét
Đi qua đời, ám ảnh những lằn roi
Tuổi thơ đâu, ai, kẻ nào đánh cắp
Ứa mắt nhìn vẻ như cứa, như soi
Người con gái mặc chiếc áo xanh đen
Người đời đó có thể vẫn chưa quen
Áo màu hồng, cô để quên, bỏ xó
Bụi ngoài đường, thôi rất dễ lấm lem
Người con gái mang đôi bốt cao cao
Sợ nhuốm bùn, chân nhỏ rất thanh tao
Người con gái đi qua vài cơn bão
Là đàn bà trinh nữ, mắt không màu.
(SH322/12-15)
MAI VĂN PHẤNĐối thoại của thời gian
THI HOÀNG (Trích trường ca "Oẳn tù tì, ra...")
TUYẾT NGAXem tranh tự họa của họa sĩ T.C.
Nguyễn Văn Phương - Lê Tấn Quỳnh - Đỗ Văn Khoái - Trần Anh Dũng - Lê Lâm Ứng - Dạ Thảo Phương - Thái Doãn Long - Nguyễn Quân - Nguyên Quân - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Ngọc Hóa
HUỲNH QUANG NAMMẹ và ca dao
HỒ TRƯỜNG ANCòn em Hạt muối
LIÊN NAMVầng trăng ở Huế
Quang Huy - Tuệ Lam - Tôn Phong - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thánh Ngã - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Bắc Sơn - Nguyễn Thị Anh Đào
Nguyễn Hoa - Hoàng Vân Khánh - Trần Hoàng Vũ Nguyên - Nguyễn Man Kim - Võ Công Liêm
Nguyễn Thanh Kim - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Thiền Nghi - Hà Minh Đức - Lãng Hiển Xuân - Trần Quốc Thực - Lê Thái Sơn - Trúc Chi - Nguyễn Lập Em - Trinh Đường - Thúy Nga - Đoàn Thị Ký - Hải Trung - Đỗ Vinh.
PHẠM NGỌC CẢNHĐộng người xưa ở Cúc Phương
TRẦN KIÊM ĐOÀNLão lai khai bút phú
Nguyễn Khôi - Huỳnh Minh Tâm - Trần Vũ Long - Trịnh Thị Hà Bắc
HỒ TRƯỜNG ANNgõ giêng hoài
MAI VĂN PHẤNMười bài tập mùa xuân
Lê Viết Xuân - Hoàng Sĩ Lưu - Võ Văn Luyến - Nguyên Quân - Vũ Thị Khương - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Văn Đắc - Nguyễn Thanh Xuân - Minh Quang - Thai Sắc - Võ Quê - Nguyễn Sĩ Cứ - Thanh Tú
Email của nhà thơ Đặng Tiến gửi tới Sông Hương: “Thơ Quang Dũng dưới đây nằm trong tờ báo “Xuân 1957”, Nxb Văn Nghệ, Hà Nội 1957. Chính Quang Dũng cũng quên rồi, và không ai sưu tập để đưa vào tuyển tập”. Xin cảm ơn nhà thơ Đặng Tiến đã gửi tới Sông Hương bài thơ “Nhớ những mùa xuân” của Quang Dũng và trân trọng giới thiệu tới bạn đọc nhân dịp đất nước kỷ niệm ngày giải phóng.S.H
Có thể nói việc thi sĩ Hữu Loan từ trần lúc 19 giờ ngày 18 - 3 là một bất ngờ đáng tiếc nhất trong làng văn kể từ năm mới này dẫu ông đã ở tuổi 95. Bài thơ Màu tím hoa sim là nỗi đau hơn nửa thế kỷ trước khi người vợ trẻ của ông bị cuốn theo dòng xoáy định mệnh, và hẳn nó còn âm ỉ cho tới giây phút cuối cùng ông chạm tay trần thế.
BÙI ĐỨC VINHGiai điệu tháng ba
PHẠM HÀ DUYÊNBà ngoại