HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ảnh: internet
Huế tên của nỗi nhớ
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Tôi biết làm sao quên được
Giòng sông ấy như ngọc tan thành nước
Vẫn tháng năm lưu luyến đôi bờ
Đêm thì thầm chờ hoài thôn Vỹ
Những mảnh hồn sao rơi ngẩn ngơ
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Tôi biết làm sao nói được
Đỉnh núi ấy từ muôn thuở trước
Vẫn cô đơn chờ mảnh trăng gầy
Mùa sim chín trên đồi bát ngát
Vẫn thèm ăn một chút trái hoang sơ
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Còn chờ ai trong cơn bơ vơ
Chiều Nam Giao nhớ người Bến Ngự
Thương ai một đời lỡ hẹn trong mơ
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Chiếc nón ấy có còn duyên dáng
Tà áo ấy đi qua cầu trắng
Gió xuân thì còn nhớ tóc mây
Sầu khơi đọng nhớ làn mắt ướt
Mưa kinh kỳ nhớ ai đêm nay
Nhiều khi gót mỏi đường đất lạ
Tôi muốn về thăm Huế một ngày
Muốn bỏ lại đằng sau tất cả
Về ngủ trên đồi với cỏ may
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Tôi biết thưa làm sao đây
Từng phen gió thổi vào cung lạnh
Vách quế thềm hoa cỏ mọc đầy.
Cảm đề Huyền Trân
Ôi Huyền Trân Huyền Trân
Thương hoài ngàn năm công chúa họ Trần
Có phải trong cuộc tình Ô Lý
Nàng sống với bao nỗi chết trong lòng.
Có phải ngày xưa nàng Huyền Trân
Cành quế thơm chưa luyến bụi trần
Từ lỡ duyên đầu phai tuổi mộng
Trái tim thường khóc những đêm xuân
Có phải ngày xưa Trần Khắc Chung
Một ngựa một gươm đời vẫy vùng
Ai biết tim chàng khô hết máu
Vì thương hương quế, tiếc giai nhân
Ta đốt đèn đêm nhớ sử xanh
Trắng đêm đàn lẻ nghẹn âm thanh
Muốn tìm một khúc Nam Bình mới
Phổ vào cay đắng gửi tri âm.
Ôi Huyền Trân Huyền Trân,
Thương hoài ngàn năm cô gái họ Trần
Hỡi cô gái bên đàn xõa tóc
Em có biết mối tình trúc ngọc
Ta cho nhau trong buổi muộn màng
Vẫn đẹp hoài như nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Trong cuộc tình cờ hối tiếc bâng khuâng.
Tạm biệt
Khi chia tay lần đầu
Em biết yêu là khổ
Hằng ngày đứng bên lầu
Hoa ngày thường vẫn nở
Hoa lựu như giận hờn
Đánh rơi từng ánh lửa
Chùm hoa tím bâng khuâng
Đánh rơi từng nỗi nhớ
Đóa hoa vàng lẻ loi
Nhớ cánh bướm xa xôi
Em cũng nhớ anh ơi
Gọi tên anh thầm lặng
Buổi sáng nhìn mây trắng
Hờ hững bay ngang đầu
Mây ngàn năm lẩn thẩn
Biết trôi đi về đâu
Âm thầm bên song cửa
Con nhện giăng tơ sầu
Buổi chiều nhìn nắng xế
Hoàng hôn xuống bên lầu
Ngày biến thành chiều tím
Mắt em thì thẳm sâu
Nắng xế về bên ấy
Em chỉ còn bóng đêm
Một vừng trăng thao thức
Và lá rụng bên thềm
(SH38/07&08-89)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI